Paxuho
Có một miền minh triết nhưng rất xa...!
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
HẰNG SỐ TÍNH CÁCH NGƯỜI XỨ NGHỆ TRONG BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC HỘI NHẬP
Bài đăng chuyên san KHXHNV Nghệ An số 8, tháng 11/2012.
Xem tại đây: http://www.mekongnet.ru; or at:
http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/hang-so-tinh-cach-nguoi-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap; http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1622_Hang_so_
tinh_cach_nguoi_xu_Nghe_trong_boi_canh_dat_nuoc_hoi_nhap.aspx
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/12/hang-so-tinh-cach-nguoi-xu-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap/
Xem tại đây: http://www.mekongnet.ru; or at:
http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/hang-so-tinh-cach-nguoi-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap; http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1622_Hang_so_
tinh_cach_nguoi_xu_Nghe_trong_boi_canh_dat_nuoc_hoi_nhap.aspx
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/12/hang-so-tinh-cach-nguoi-xu-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap/
Hằng số tính cách người xứ Nghệ trong bối cảnh đất nước hội nhập
|
Ngày đăng tin : 1/10/2013. |
Xứ Nghệ là tiểu vùng văn hóa bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Con người xứ Nghệ có những nét tính cách nổi trội khó pha lẫn với bất kỳ một vùng miền nào của đất nước, điều này đã được không ít nhà nghiên cứu, nhà chính trị nhận định. Trong bài viết này, tác giả nêu lên một khía cạnh có thể coi là hằng số tích cách của người Nghệ, lý giải cơ sở nẩy sinh của những tính cách này và nhìn nhận khả năng biến đổi của tính cách Nghệ trong giai đoạn đất nước hội nhập quốc tế; đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị về phát huy phẩm chất tốt đẹp của người Nghệ trong bối cảnh ấy. |
Xứ Nghệ bao gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh, từ huyện Quỳnh Lưu ở phía Bắc cho tới Kỳ Anh ở phía Nam với chiều dài khoảng 200 km, tuy hai vùng hành chính khác nhau nhưng “xét về mặt văn hóa thì gộp lại làm một lại hợp lí hơn”; “... Nghệ An và Hà Tĩnh lại tuy hai mà một”(Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận, 1995, tr.129), một tiểu vùng văn hóa thống nhất. Kỳ thực, người Nghệ An và Hà Tĩnh trong nếp nghĩ và lối sinh hoạt hằng ngày ít khi có sự phân chia rạch ròi đâu là Nghệ An, đâu là Hà Tĩnh. Cũng có thể nói, đó là một ranh giới mờ. Trong bài viết này, chúng tôi cũng không có ý định tách bạch xứ Nghệ vì làm điều này là rất khó mà cố gắng nhìn nhận điểm chung thống nhất trong tính cách Nghệ đã được hình thành từ bao đời nay.
I. Một số nét tính cách ưu trội của người xứ Nghệ và cơ sở tự nhiên - xã hội tạo dựng nên những nét tính cách ấy
Dưới góc nhìn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa thì xứ Nghệ có nhiều điểm mạnh trong tính cách, nói rộng ra là nhân cách khó pha lẫn với một vùng miền nào khác của đất nước. Có ý kiến cho rằng, “nói đến xứ Nghệ, điều trước tiên không thể không nói tới là con người, một biểu hiện độc đáo và gây ấn tượng nhất” (Ngô Đức Thịnh, 2009, tr.194).
Cố học giả Đặng Thai Mai khi nói về con người Nghệ, nhận xét, người Nghệ “can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, và tằn tiện đến... cá gỗ!”(Đặng Thai Mai, 1960, tr.37). GS. Vũ Ngọc Khánh, một người con của chính đất Nghệ đã nghiên cứu người Nghệ và đưa ra những nhận định, đó là trong mỗi con người Nghệ có(1) “4 đặc điểm: (1) Có lý tưởng trong tâm hồn; (2) Sự trung kiên trong bản chất; (3) Sự khắc khổ trong sinh hoạt; (4) Sự cứng cỏi trong giao lưu”.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhìn nhận: “Có lẽ những người thông minh nhất và sâu sắc nhất thì Nghệ Tĩnh này là một nơi trung tâm”(7; tr.185). Còn cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu: “Con người Nghệ Tĩnh là vốn quý nhất của địa phương và của cả nước”(7; tr.18).
Trên đây là những cái nhìn khá căn bản của các nhà nghiên cứu, nhà chính trị về tính cách của người Nghệ. Đi vào chi tiết, chúng tôi nhận thấy người Nghệ có mấy điểm ưu trội như là hằng số văn hóa của người xứ Nghệ:
|
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
Hạnh phúc
“...Hạnh phúc như ngọc ở trong đá.
Không đến với ai chỉ hời hợt đi qua
Hạnh phúc như mật trong hoa
Không có với ai không cần cù tìm lấy
Hạnh phúc nơi đây, hôm nay tôi thấy
Là ngọc trong đá, là mật trong hoa
Mà bạn tôi đã tìm ra
Bằng trái tim, bằng cuộc đời dâng tặng...”
(sưu tầm)
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
Những cuộc gặp gỡ tại Hội thảo Việt Nam học lần IV
Mấy ngày Hội thảo, hai anh em đi với nhau, mình và anh Thaongsone đã chụp khá nhiều ảnh. Có những tấm hình kỉ niệm cho riêng mình và chụp được những tấm hình của mọi người được chia sẽ cùng mọi người.
Dự Hội thảo Việt Nam học năm 2012, mình có nhiều niềm vui: được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, được gặp lại thầy cô giáo cũ mình quý trọng thời đại học như Pgs.Ts. Nguyễn Quang Hưng, Pgs.Ts. Vũ Thị Phụng, Pgs. Vũ Quang Hiển..., có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu hết sức mới mẻ, thú vị.
Tại cuộc Hội thảo này mình đã gặp và chụp hình cùng nhà phân tích chiến lược nổi tiếng thế giới, Gs.Carl Thayer (Úc), chú Nguyễn Huy Hoàng- Ts văn học, nhà thơ; nói chuyện với các nhà khoa học như: Pgs, nhà văn Thành Duy, Pgs, nhà Nghệ học Ninh Viết Giao, Pgs. Ngôn ngữ học-Thư viện học Vương Toàn và nhiều học giả trẻ tham dự tiểu ban 15- tư liệu học, học thêm nhiều điều từ Gs.Ts. Hồ Sĩ Quý (Trưởng Tiểu ban 15).
chụp cùng Gs. Carl Thayer |
Trong dịp này mình được nhận 5 cuốn sách tặng từ các học giả. Pgs. Thành Duy tặng cuốn: "Danh ngôn Hồ Chí Minh", Nxb Văn học, 2011; Ts. Nguyễn Huy Hoàng với tuyển thơ "Một thời từng có", Nxb Văn học, 2012; 2 cuốn sách của anh Nguyễn Thế Phúc, ncs Triết học, bạn đồng môn tại Viện KHXH viết về tư tưởng Hồ Chí Minh và một cuốn sách của nhà xuất bản khoa học xã hội do BTC Hội thảo tặng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)