n vào một nơi như thế. Bạn cũng phải kiểm tra an ninh như vào khu chuẩn bị bay. Bạn phải di nhẹ, nói khẽ và từ tốn.
Tòa nhà Quốc hội mới do người Đức thiết kế theo sự mô phỏng triết lý Á Đông "trời tròn đất vuông", thay cho tòa nhà cũ đã đi cùng lịch sử với 12 khóa Quốc hội (1-12), được đặt trên khu đất Ba Đình, nền Hoàng thành Thăng Long xưa, nơi 'đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/Nước còn cau mặt với tang thương" (Bà Huyện Thanh Quan).
Những người trẻ, các bạn có thể là ông nghị trong tương lai ! Cô thuyết minh nói như vậy!
Vâng tương lai một đất nước tùy thuộc phần lớn vào các bộ óc ngồi trong tòa nhà vĩ đại này. Dù rằng, rộng lớn hơn, lịch sử thuộc về nhân dân.
Nói chuyện vui, ở Việt Nam ai cũng có thể là ông nghị. Một bác xe ôm, một bà bán nước cũng nói chuyện "hiểu biết" như một ông nghị và thậm chí đưa ra các "phán đoán" về đất nước như khẩu khí của một chính trị gia cỡ nhớn.
Nhưng nghĩ cho kỹ, làm ông nghị chuyên nghiệp không đơn giản, khi tiếng nói của nghĩ sị phải là tiếng nói đại diện cho lợi ích của đa số dân chúng và như vậy, điều quan trọng là các nghị sĩ phải đưa ra được các quyết sách tầm vĩ mô, có khả năng giải quyết được các vấn đề đại cục quốc kế dân sinh hợp với lòng dân và bối cảnh thời đại.
Và một khía cạnh nữa, nói theo Hồ Chí Minh là phải "đưa chính trị vào giữa dân gian". Tức là làm chính trị không phải là làm cái gì đó xa vời, quá nhạy cảm mà chính trị phải là hơi thở của cuộc sống. Để người dân cảm thấy rằng chính sách và cuộc đời đi liền với nhau, ông nghị bà nghị hay quan chức chính phủ không phải là ai đó cao xa mà là những người đại diện xứng đáng gần gũi thân thiết của mình.
Tòa nhà Quốc hội mới do người Đức thiết kế theo sự mô phỏng triết lý Á Đông "trời tròn đất vuông", thay cho tòa nhà cũ đã đi cùng lịch sử với 12 khóa Quốc hội (1-12), được đặt trên khu đất Ba Đình, nền Hoàng thành Thăng Long xưa, nơi 'đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/Nước còn cau mặt với tang thương" (Bà Huyện Thanh Quan).
Những người trẻ, các bạn có thể là ông nghị trong tương lai ! Cô thuyết minh nói như vậy!
Vâng tương lai một đất nước tùy thuộc phần lớn vào các bộ óc ngồi trong tòa nhà vĩ đại này. Dù rằng, rộng lớn hơn, lịch sử thuộc về nhân dân.
Nói chuyện vui, ở Việt Nam ai cũng có thể là ông nghị. Một bác xe ôm, một bà bán nước cũng nói chuyện "hiểu biết" như một ông nghị và thậm chí đưa ra các "phán đoán" về đất nước như khẩu khí của một chính trị gia cỡ nhớn.
Nhưng nghĩ cho kỹ, làm ông nghị chuyên nghiệp không đơn giản, khi tiếng nói của nghĩ sị phải là tiếng nói đại diện cho lợi ích của đa số dân chúng và như vậy, điều quan trọng là các nghị sĩ phải đưa ra được các quyết sách tầm vĩ mô, có khả năng giải quyết được các vấn đề đại cục quốc kế dân sinh hợp với lòng dân và bối cảnh thời đại.
Và một khía cạnh nữa, nói theo Hồ Chí Minh là phải "đưa chính trị vào giữa dân gian". Tức là làm chính trị không phải là làm cái gì đó xa vời, quá nhạy cảm mà chính trị phải là hơi thở của cuộc sống. Để người dân cảm thấy rằng chính sách và cuộc đời đi liền với nhau, ông nghị bà nghị hay quan chức chính phủ không phải là ai đó cao xa mà là những người đại diện xứng đáng gần gũi thân thiết của mình.