Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Hội thảo...



          Thế là, kết thúc Hội thảo của Đoàn VASS do Dự án phát triển con người VASS- UNDP tài trợ. Mình đã tham dự khá sâu vào những phiên HT này, được BTC ghi nhận và có quà tặng. Hóa ra là một quyết định đúng khi gác lại những bận bịu Hà Nội để đến với Quảng Ninh. Trời Hạ Long mấy ngày báo bão nhưng hóa ra cũng bình yên. Đi và lắng nghe, suy nghĩ, tự thấy mình đong thêm một ít. Thực ra, mỗi lần hội thảo thực ra là một lần học. Con đường khoa học gian nan nhưng đôi khi ta cũng cảm nhận được nhiều thú vị. Ước gì mình có những điều kiện tốt hơn nưã để nhân lên niềm đam mê, để gặt hái những thành công. Đến với thành trì khoa học, nhiều khi cũng thấy nản. Nếu chỉ thuần túy đi dạy học thì nhẹ nhàng hơn nhiều, bởi nó giống như vai diễn, diễn đi diễn lại, còn khoa học nó không như thế, bản chất của nó là sự khám phá và sáng tạo, điều đó cũng đồng nghĩa với sự không lặp lại chính mình. Điều đó có nghĩa là ta phải thật sự kiên tâm và có nghị lực, đừng vội so đó tiền tài, vật chất. Nhà khoa học xưa nay luôn vượt lên nhiều xung lực của cuộc sống để được không gian sáng tạo. Ước gì ở nước mình điều kiện và không gian tự do sáng tạo được đầy đủ hơn, được rộng mở hơn cho lớp trẻ thì tốt biết bao nhiêu. 
Hà Nội, 26/9/2013
cảnh đẹp Hạ Long trong ngày trời biển động


Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Từ “công thức” CQ + PQ > IQ của Thomas Friedman trong “Thế giới phẳng”, nghĩ về hiếu học Việt Nam (GCVN, 8/2013)



Dân tộc Việt Nam được xem là một dân tộc hiếu học, người Việt Nam được xem là người hiếu học. Hiếu học được hiểu một cách chung nhất đó là tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết, say mê khám phá, tích lũy tri thức. Đó là một vốn quý cần được giữ gìn và phát huy, bởi chỉ có phát huy được sức mạnh hiếu học, dân tộc ta mới trở nên một dân tộc thông minh sáng suốt, có khả năng thực hiện khát vọng vươn lên giàu mạnh sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Vấn đề “nhạy cảm”trong nghiên cứu, lối đi nào cho các nhà khoa học?

Chuyên san KHXH & NV Nghệ An, 8/2013 
Đã một thời các nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu của mình theo kiểu minh hoạ chính trị và như vậy chính trị luôn phải đặt lên hàng đầu. Người ta thường gọi nó là tính đảng trong nghiên cứu. Trong văn chương, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã dùng một khái niệm khái niệm “văn chương phải đạo” để chỉ tình trạng này. Và rồi, tình hình cũng không khá hơn, thậm chí kéo dài.