Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Đôi dòng tưởng nhớ Phó Giáo sư Ninh Viết Giao

Tôi duy nhất một dịp gặp với đôi ba lần trò chuyện cùng PGS.Ninh Viết Giao ở tại Hội thảo Việt Nam học lần 4, ở Hà Nội. Năm ấy ông đã ở tuổi 80. Ông gần như tham dự từ đầu đến cuối ở Tiểu ban 15- Tư liệu học về Việt Nam do GS.TS. Hồ Sĩ Quý làm trưởng ban, ThS. Phùng Diệu Anh là thư kí. Ông đến dự lặng lẽ trầm tư, mái tóc đã bạc nhiều. Ông cũng có phát biểu một số ý kiến, tuy nhiên lắng nghe là chủ yếu. Lần ấy mình có đưa Phó giáo sư đọc bài mình viết về con người xứ Nghệ đăng trên Chuyên san KHXHNV Nghệ An, cũng được đăng trên Văn hóa Nghệ An online (tại đây) để ông cho ý kiến. Ông nhận xét, trích thế này cũng được những chưa đắt, còn có nhiều câu hay hơn.
Và rồi sau đó, Ông đưa số điện thoại và hẹn có dịp vào Vinh ghé thăm Ông. Nhưng hình như mình chưa kịp có một dịp như thế,  nay nghe tin (trên Dân Trí) Ông đã ra đi về Cõi Không Cùng
Cảm phục Ông một nhà nghiên cứu xứ Thanh trọn vẹn sống với xứ Nghệ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Để lại cho đời những công trình về văn hóa dân gian xứ Nghệ khá đồ sộ. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao huy chương và xác nhận kỷ lục người có nhiều công trình nghiên cứu nhất về văn hóa dân gian xứ Nghệ. Giới nghiên cứu gọi ông là nhà Nghệ học. Có lẽ những sự vinh danh ấy là hoàn toàn xác đáng.
Với tư cách là một người làm nghiên cứu hậu sinh, rất ngưỡng mộ và có lẽ sẽ còn nhiều lần phải học ông trên những trang viết.
Với tư cách là một người con xứ Nghệ, rất trân trọng và quý mến về những gì ông đã làm cho vùng đất và con người nơi đây.
Thành kính phân ưu cùng Gia đình giáo sư!
Kính chúc Ông nhẹ bước trần ai, về miền Cực lạc!
Hà Nội, sáng 8/3/2014
Phạm Xuân Hoàng