Lời tác giả: Có lẽ thời đại hiện nay không ai có thể làm nhà bách khoa, mặc dù tham vọng đó có và trong thực tế có nhiều học giả do tố chất và sự nỗ lực của mình khiến họ có tri thức quảng bác trong nhiều chuyên ngành khoa học. Tuy nhiên, câu chuyện đó không dành cho việc định hình chương trình giảng dạy.
Và nữa, người ta có thể đào tạo ra bác sĩ đa khoa nhưng không thể đào tạo người thầy đa môn, vì khoa học đã phân ngành hẹp và sâu. Trình độ hiện đại đòi hỏi mỗi người phải được chuyên môn hóa.
Hiện nay, vẫn có nhiều người dạy nhiều môn, điều này có nhiều lí do. Môn học "Những nguyên lí của chủ nghĩa Mác- Lênin" là một trong số đó. Môn học này là sự tích hợp nhiều môn, nhưng lợi bất cập hại, vì đã buộc người thầy dạy cái mình hiểu biết chứ không phải cái mình được đào tạo và vô hình chung đã giết chết "Niềm yêu mến Sự thông thái" (Philosophy). Sẽ phải thay đổi nếu khoa học- giáo dục đào tạo hướng tới bản chất đích thực truy tìm chân lí và nếu Việt Nam thực sự đặt mình trong sự hội nhập với thế giới toàn cầu hóa.
Câu hỏi chắc là không hề thừa!
_____________________________________
1. Vài nhận xét về giảng dạy triết học*
Và nữa, người ta có thể đào tạo ra bác sĩ đa khoa nhưng không thể đào tạo người thầy đa môn, vì khoa học đã phân ngành hẹp và sâu. Trình độ hiện đại đòi hỏi mỗi người phải được chuyên môn hóa.
Hiện nay, vẫn có nhiều người dạy nhiều môn, điều này có nhiều lí do. Môn học "Những nguyên lí của chủ nghĩa Mác- Lênin" là một trong số đó. Môn học này là sự tích hợp nhiều môn, nhưng lợi bất cập hại, vì đã buộc người thầy dạy cái mình hiểu biết chứ không phải cái mình được đào tạo và vô hình chung đã giết chết "Niềm yêu mến Sự thông thái" (Philosophy). Sẽ phải thay đổi nếu khoa học- giáo dục đào tạo hướng tới bản chất đích thực truy tìm chân lí và nếu Việt Nam thực sự đặt mình trong sự hội nhập với thế giới toàn cầu hóa.
Câu hỏi chắc là không hề thừa!
_____________________________________
1. Vài nhận xét về giảng dạy triết học*
và tình hình học tập của sinh viên Việt Nam đối với Triết học.
Xin bắt đầu từ giáo trình Nguyên Lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Theo chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo thì từ năm 2009 lại nay, triết học với tư cách là một môn học độc lập trước đây được gộp vào trong môn Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (NNLCB), nội dung phần triết học được giới thiệu trong phần thứ nhất, có tên gọi: "Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin" với dung lượng hơn 170 trang1. Do vậy, môn triết học hiện tồn tại nhiều trong ý niệm hơn là thực tế, mặc dù thực tế trong chương trình những nguyên lý cơ bản nói trên đã gói gọn phần kiến thức triết học trong các giáo trình trước đây. Hệ quả của việc nhập chung như vậy là, triết học không còn là triết học nữa. Vì do phải thu hẹp chương trình, phải đáp ứng những yêu cầu không còn dành riêng cho chuyên môn, học thuật, mà theo nhận xét của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn (Viện KHXHVN), là hiện nay đang có chủ trương các trường đại học dạy chính trị chứ không phải dạy triết học2; "chương trình học của chúng ta thì khô cứng và y hệt như nhau cho mọi đối tượng thuộc các chuyên ngành khác nhau" và đó là "điều đáng ngại"3
Từ thực tế học tập của sinh viên, giảng dạy của giảng viên từ trước khi có môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (trước 2009), chúng tôi nhận thấy, trong sinh viên vẫn tồn tại tâm lý ngại học, ngại đối mặt với môn triết học, coi đó là môn học trừu tượng, khô khan. Có không hiện tượng nói lên điều này, ví như sinh viên học triết học chỉ vì là môn bắt buộc, vì nhiều đơn vị học trình và áp lực con điểm, chứ không mấy hứng thú, thậm chí là chán học các môn Mác – Lênin nói chung; nhiều sinh viên lên lớp học môn này chỉ học vì phải điểm danh lấy điểm thành phần, để không phải thi lại, chứ mấy ai có quan niệm đầy đủ về vai trò tác dụng của triết học trong việc rèn luyện tư duy logic, lập luận, trong việc hình thành thế giới quan cũng như phương pháp luận khoa học. Hoặc có điều đó chỉ thoảng qua mơ hồ trong ý nghĩ chứ chưa phải là nhu cầu rõ ràng, đích thực. Phải chăng cũng là do một phần giáo trình như đã nói, phần nữa là do quan niệm xã hội về triết học và hạn chế của đội ngũ giảng dạy triết học hiện nay đã gây nên những nhàm chán và hình thức ấy.
Về quan niệm xã hội, xu thế đào tạo theo nhu cầu của xã hội hiện nay đang chạy theo cái mà người học cần, theo chuyên ngành hẹp, tiết kiệm tối đa công sức cho người học...Quan niệm ấy, bên cạnh cái lợi, thì bất cập hại là ở chỗ, chỉ chú trọng chuyên môn, chuyên ngành mà xem nhẹ các môn cơ bản như triết học. Trong khi đó, yêu cầu sứ mệnh của đào tạo đại học là cung cấp kiến thức một cách căn bản toàn diện, để đào tạo người học trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức, kỹ năng, phương pháp luận đúng đắn. Hiện nay, điều đáng nói là nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đạt tầm tư duy của bậc đại học, sinh viên tốt nghiệp có thể giỏi chuyên môn, ngoại ngữ nhưng thiếu thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận đúng đắn. Những biểu hiện thiếu hụt đấy chính là đang thiếu tư duy triết học.
Về đội ngũ giảng dạy, trong vòng chục năm trở lại đây, cùng với nhiều động thái đổi mới chương trình, phương pháp, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin... nhưng nhìn chung hiệu quả không cao hơn trước một cách rõ rệt. Về phương pháp giảng dạy, người dạy chủ yếu bám sát và sao cho đúng sách giáo trình, lối giảng dạy vẫn sáo mòn, gò bó, cản trở khả năng tìm tòi chủ động của người học. Người dạy cũng có không ít những bất cập trong lĩnh vực chuyên môn, kiến thức còn chưa hệ thống, chủ yếu được đào tạo trong sách vở ở trường đại học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế, tổ chức bài giảng, nhiều giáo viên lệ thuộc vào máy chiếu, computer, trình giảng nặng về trực quan đôi khi không cần thiết5. Hoặc sơ đồ hóa một cách khô cứng6. Trong khi giảng dạy triết học đòi hỏi tính tư biện, khả năng phản tư phản tỉnh, đối thoại với người học rất cao. Với tình hình đào tạo như hiện nay thì khó có thể đòi hỏi người học đạt được tư duy triết học tối thiểu, hay đáp ứng được những yêu cầu cần có ở người học sau tốt nghiệp (mà lẽ ra những người này cần có một hàm lượng triết học căn bản để có khả năng giải quyết những vấn đề của cuộc sống, thời cuộc).
Hiện nay, theo ý kiến của chuyên gia, chúng ta đang thiếu những tố chất triết học căn bản cho sự phát triển xã hội và con người. Gs triết học Hồ Sĩ Quý (Viện TTKHXH), trong một lần trả lời phỏng vấn một tờ báo, có đưa ra nhận xét: Triết học, trang bị cho người ta phương thức tư duy, nhưng một số người dạy triết hiện nay đang làm cho nó chán đi, cứ làm như triết học là một thứ mà lúc no thì phải vác cho nặng, còn lúc đói thì không ăn được. Tôi thấy bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái7.
Từ thực tế đổi mới nói trên, triết học không còn là triết học nữa, nhiều sinh viên quan niệm triết học là môn học bậc cao, là môn chung, không dành cho những đối tượng như mình, rằng triết học không mang lại những điều họ thấy thiết thực, cụ thể. Thậm chí họ nghi ngờ những kiến thức triết học, khi đối sánh với thực tế cuộc sống bên ngoài, có những cái khác xa với những lí thuyết, lý luận mà họ được học...
Vả lại, cũng phải thừa nhận rằng, nội dung triết học mà chúng ta giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng bấy lâu (trừ khoa chuyên nghành triết học) vẫn chủ yếu là triết học Mác – Lênin. Nó giống như một món ăn đã nhàm trong khi thực tiễn cuộc sống không ngừng đổi mới, "cây đời mãi xanh tươi", rất cần bổ sung, kết cấu lại, hoặc thêm những kiến giải, kiến thức thực tiễn mới.
a. Việc trở lại giảng dạy độc lập môn triết học trong chương trình đại học, cao đẳng là cần thiết.
Việc đề cập đến tính cần thiết phải giảng dạy triết học ở Việt Nam liệu có thừa, trong khi hàng chục năm qua đã diễn ra công việc này. Ở đây, do tình hình thực tế gắn với bối cảnh hội nhập, chúng tôi đặt lại vấn đề thiết yếu phải giảng dạy môn triết học với tư cách là môn khoa học độc lập trong trường đại học.
Đối với sinh viên các thế hệ ở Việt Nam, từ khi hình thành trường đại học hiện đại, thì họ đều có dịp làm quen, trải nghiệm với triết học. Triết học trở thành môn học độc lập quen thuộc trong hệ thống giảng dạy đại học, là đương nhiên và tất yếu đối với sinh viên khi vào trường đại học đã nửa thế kỷ qua. Thậm chí, trong chương trình giảng dạy tín chỉ trong mấy năm trước khi có giáo trình nguyên lý, triết học được đặt ra là môn tiên quyết đối với chương trình học tập của sinh viên. Vậy, lý do nào khiến chúng ta phải đổi mới chương trình như nêu trên. Phải chăng đó là hệ quả của công cuộc đổi mới hơn hai mươi năm qua đang tác động lên giảng dạy triết học, đang diễn ra trong triết học. Cách làm này liệu đã được ổn?
Triết học với tư cách là một môn khoa học từ lâu đã là môn/ngành học lâu đời trên thế giới, thậm chí nó trở thành niềm tự hào của nhiều quốc gia có nền giáo dục lâu đời và ưu việt (ví dụ như Đại học Đức, Mỹ), ở châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc…). Ở nhiều nước trên thế giới người ta đều coi trọng triết học và giảng dạy triết học như là một lẽ đương nhiên không điều gì phải bàn cãi về sự hiện diện của nó trong chương trình giảng dạy. Đối với sinh viên Việt Nam đi du học, có thể người ta không phải học các môn khoa học chính trị kiểu Việt Nam nhưng được tiếp cận triết học với tư cách là môn khoa học độc lập bình đẳng như bao môn học khác, và triết học giảng dạy hầu hết các trường đại học thế giới là lịch sử triết học.
Vậy cải tiến, đổi mới chương trình bằng cách nào đó là cần bàn nhưng nếu làm thay tên gọi hoặc làm mờ nhạt triết học sẽ là không ổn khi hội nhập. Chúng ta khó có thể đưa cái dị biệt vào hội nhập sâu rộng. Khoa học quốc tế chỉ có thể trao đổi, tranh luận về những cái mà nhiều người cùng quan tâm. Chúng ta vẫn phải có triết học vì đó là tên gọi chung, mối quan tâm khoa học chung của thế giới. Vấn đề anh chọn triết học nào để giảng dạy chuyên sâu, điều đó tùy thuộc vào nhãn quan và nhu cầu chính trị của anh.
Điều quan trọng nữa là, thay đổi như thế nào nhưng đòi hỏi chương trình giảng dạy phải cung cấp được thế giới quan rộng mở, nhân sinh quan lành mạnh tiến bộ và phương pháp luận biện chứng, khoa học. Bởi lẽ, từ những thiếu hụt và hạn chế trên của sinh viên cho ta thấy, một khi sinh viên không được trang bị thế giới quan rộng mở, phương pháp luận thấu đáo đúng đắn, nhân sinh quan thiếu hụt thì sẽ dẫn đến nhiều lệch lạc như: không biết nhìn nhận sự vật hiện tượng, thực tiễn dưới lăng kính khoa học, thiếu nhanh nhạy trong phân biệt đúng/sai, ít có khả năng tự định hướng tốt cho bản thân, khó có khả năng hành động một cách tích cực tiến bộ, với thái độ mỹ cảm lành mạnh. Và điều nguy hiểm là ở chỗ, nếu thiếu hụt cái lành mạnh, tiến bộ thì sẽ dễ là mảnh đất màu mỡ cho những tư tưởng lối sống lệch lạc, cách làm, nếp nghĩ lạc hậu thâm nhập, nhất là với tuổi trẻ thì điều đó rất dễ xẩy ra. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhân cách của lớp trẻ và nhìn về dài rộng, là ảnh hướng tới con người, nguồn nhân lực cho xã hội, bất lợi cho sự phát triển của quốc gia dân tộc.
Lý do "giảm tải" cho những thay đỗi gần đây là chính đáng và cần thiết, điều đó không có nghĩa là nhào nặn chương trình một cách siêu hình xơ cứng. Từ nhu cầu xã hội và ý kiến của chuyên gia, cho thấy, cần phải nghiên cứu, giảng dạy quảng bá tri thức triết học vào đời sống, nhất là đối với giới trí thức trang trên giảng đường đại học, cao đẳng, để những lớp người có học này xây dựng cuộc sống của mình và tương lai đất nước với một chất lượng tốt hơn.
Lịch sử triết học là tri thức nền tảng thiết yếu để tiếp cận từng môn triết học cụ thể. Về điểm này, nói như tinh thần của Lênin, là phải tiếp cận cái chung trước khi tiếp cận cái riêng, muốn có tư duy triết học thì phải đọc lại lịch sử triết học. Vì thế, triết học là một nguồn căn bản cung cấp tri thức lôgic học, để xây dựng tư duy biện chứng và khoa học. Do vậy, chúng tôi hình dung lịch sử triết học là vốn không thể thiếu được của người nghiên cứu, dạy và học triết học, rộng hơn nữa là nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Chính Mác và Ăngghen đã dày công đọc và nghiên cứu những tác phẩm tư tưởng lịch sử nhân loại trước mình, đặc biệt là của nền triết học Đức, để rồi đứng trên vai những "người khổng lồ" như Kant, Hegel.., các ông đã xây dựng nên chủ nghĩa Mác nổi tiếng.
Và nữa, ngay cả môn triết học Mác – Lênin được coi là quan trọng, căn bản, thực chất cũng là sự kế thừa biện chứng và nối dài của lịch sử triết học. Ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa, triết học Mác – Lênin đặc biệt được quan tâm. Nhưng không vì thế mà coi trọng nó đến mức dạy riêng nó là quên mất lịch sử triết học. Sẽ là không vững vàng nếu chỉ chăm chắm ngọn mà không nhìn gốc, sẽ là siêu hình nếu thấy cây mà không thấy rừng. Sẽ chẳng đầy đủ nếu thấy bộ phận mà không tìm hiểu toàn thể. Sẽ khó có thể tiếp cận Mác một cách đầy đủ nếu không tiếp cận với những người khổng lồ trước Mác.
Với những ý nghĩa nêu trên đó, chúng tôi cho là việc giảng dạy lịch sử triết học rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay trong các trường đại học trừ khối chuyên triết, môn lịch sử triết học chỉ là môn tự chọn của sinh viên, với thời lượng độ 2 đơn vị học trình. Nhiều thầy cô giáo khuyến khích các em đọc thêm lịch sử triết học nhưng việc tự nghiên cứu này đối với sinh viên cũng khó và lối mày mò sẽ chiếm không ít thời gian của các em. Ở các trường đào tạo chuyên ngành triết học, việc học lịch sử triết học đã diễn ra nhiều năm nhưng vì đây là môn học không được chú trọng nên đầu tư công sức chưa đủ lớn, kết quả mang lại không cao. Vì thế, sau khi ra trường, với một số người đi làm nghiên cứu hay giảng dạy triết học, nếu thử hỏi họ về tư tưởng của một vài tên tuổi lên như Hegel, hay Nietz nhiều người cũng tỏ ra lúng túng....Vậy nên, nói là dạy triết nhưng thực ra chỉ dạy và biết trong khuôn giới hạn triết Mác – Lênin là chủ yếu. Đó có lẽ cũng là mặt hạn chế của số đông những người giảng dạy triết học ở Việt Nam hiện nay.
Thực ra, để dạy tốt môn triết học đòi hỏi người dạy phải có một kiến thức uyên thâm, quảng bác, trí tổng hợp cao độ để có thể kiến giải "ra măng ra rươi" nhiều nội dung triết học đáng ra cần được làm tường minh và thú vị.
Hiện nay khi môn triết học được gộp chung trong NNLCB của CN Mác – Lênin, việc đó gây nên một thực tế là sinh viên thường gọi môn học NNLCB của CN Mác - Lênin là môn Mác, hoặc môn triết Mác nhưng những cách gọi này không đúng về mặt khoa học. Chính việc kết hợp nhiều môn học đó trong một giáo trình dễ gây nên sự hiểu nhầm lẫn lộn đồng nhất về mặt nội dung giữa các môn học Triết- Kinh tế Chính trị-CNXHKH. Vì thế đã vô hình làm giảm "tính thiêng" của triết học với tư cách là môn học xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận cho người học, cung cấp thế giới quan và phương pháp luận cho các môn khoa học khác.
Qua dạy, học triết học Mác – Lênin không phải để chúng ta "thiêng hóa" nó như một công cụ nhận thức vạn năng, xem nhẹ các triết thuyết khác mà nên coi triết học Mác – Lênin là hạt nhân lý luận để tiếp cận xã hội, tiếp nhận các trường phái triết học tư tưởng đương đại khác. Cũng có thể dựa trên ý kiến của Lênin về khuyến cáo những người cộng sản khi đứng trước kho tàng nhân loại để tiếp nhận triết học ngoài Mácxit, rằng: người cộng sản phải biết làm giàu trí tuệ của mình bằng tổng thể của trí tuệ nhân loại. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng học chủ nghĩa Mác – Lênin, điều quan trọng đó là học tinh thần biện chứng pháp “nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta.”8; “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”9.
Do vậy, theo chúng tôi nên giảng dạy Triết học Mác – Lênin với tư cách là một môn học độc lập, hoặc theo kiểu các chuyên đề giảng dạy độc lập. Kiểu giảng dạy theo các hình thức chuyên đề là một cách khả dĩ, và với các chuyên đề, chúng ta có thể thay đổi nhanh tiêu đề, hay kết cấu nội dung theo hướng gắn các nguyên lý triết học này với thực tiễn của đất nước và thế giới. Có như vậy mới có thể phân định nguyên lý, quy luật phạm trù triết học một cách rõ ràng, tránh "nhập nhằng" Triết học với các môn học lý luận khác, dễ làm rõ vai trò tác dụng của môn triết Mác khi so với các môn học khác. Qua đó, mới có tác dụng phát huy triết học Mác – Lênin với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận căn bản cho xã hội Việt Nam như chúng ta quan niệm.
Tóm lại, trong bài viết này, chúng tôi mong muốn đề xuất triết học phải là môn khoa học độc lập được giảng dạy chính thức trong các trường đại học, cao đẳng với nội dung chương trình và thời lượng hợp lý, trong đó chú trọng giảng dạy lịch sử triết học. Trong bối cảnh hội nhập, việc hội nhập không loại trừ triết học, triết học phải hội nhập sâu và mạnh mẽ, đụng chạm và giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu mà trước hết trong phạm vi quốc gia mình. Về chất lượng đào tạo, chương trình triết học sẽ phải trao truyền cho sinh viên những tri thức có hàm lượng triết học, chú trọng nhân sinh quan và phương pháp luận triết học, đề cập đến những vấn đề thực tiễn xã hội, để sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng hội nhập xoay xở thông minh trước thế giới toàn cầu này.
Tác giả: Phạm Xuân Hoàng
_______________________
vn/chuyende/4558/index.viet, 2008.
8. Hồ Chí Minh (2002). Toàn tập. T8. Tr.499. Nxb CTQG HN. (Bản điện tử)
Về quan niệm xã hội, xu thế đào tạo theo nhu cầu của xã hội hiện nay đang chạy theo cái mà người học cần, theo chuyên ngành hẹp, tiết kiệm tối đa công sức cho người học...Quan niệm ấy, bên cạnh cái lợi, thì bất cập hại là ở chỗ, chỉ chú trọng chuyên môn, chuyên ngành mà xem nhẹ các môn cơ bản như triết học. Trong khi đó, yêu cầu sứ mệnh của đào tạo đại học là cung cấp kiến thức một cách căn bản toàn diện, để đào tạo người học trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có tri thức, kỹ năng, phương pháp luận đúng đắn. Hiện nay, điều đáng nói là nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa đạt tầm tư duy của bậc đại học, sinh viên tốt nghiệp có thể giỏi chuyên môn, ngoại ngữ nhưng thiếu thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận đúng đắn. Những biểu hiện thiếu hụt đấy chính là đang thiếu tư duy triết học.
Về đội ngũ giảng dạy, trong vòng chục năm trở lại đây, cùng với nhiều động thái đổi mới chương trình, phương pháp, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin... nhưng nhìn chung hiệu quả không cao hơn trước một cách rõ rệt. Về phương pháp giảng dạy, người dạy chủ yếu bám sát và sao cho đúng sách giáo trình, lối giảng dạy vẫn sáo mòn, gò bó, cản trở khả năng tìm tòi chủ động của người học. Người dạy cũng có không ít những bất cập trong lĩnh vực chuyên môn, kiến thức còn chưa hệ thống, chủ yếu được đào tạo trong sách vở ở trường đại học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế, tổ chức bài giảng, nhiều giáo viên lệ thuộc vào máy chiếu, computer, trình giảng nặng về trực quan đôi khi không cần thiết5. Hoặc sơ đồ hóa một cách khô cứng6. Trong khi giảng dạy triết học đòi hỏi tính tư biện, khả năng phản tư phản tỉnh, đối thoại với người học rất cao. Với tình hình đào tạo như hiện nay thì khó có thể đòi hỏi người học đạt được tư duy triết học tối thiểu, hay đáp ứng được những yêu cầu cần có ở người học sau tốt nghiệp (mà lẽ ra những người này cần có một hàm lượng triết học căn bản để có khả năng giải quyết những vấn đề của cuộc sống, thời cuộc).
Hiện nay, theo ý kiến của chuyên gia, chúng ta đang thiếu những tố chất triết học căn bản cho sự phát triển xã hội và con người. Gs triết học Hồ Sĩ Quý (Viện TTKHXH), trong một lần trả lời phỏng vấn một tờ báo, có đưa ra nhận xét: Triết học, trang bị cho người ta phương thức tư duy, nhưng một số người dạy triết hiện nay đang làm cho nó chán đi, cứ làm như triết học là một thứ mà lúc no thì phải vác cho nặng, còn lúc đói thì không ăn được. Tôi thấy bây giờ có không ít người thiếu một nhãn quan tư duy triết học tối thiểu, trong khi đó trước kia thì bất kỳ cụ già nào cũng như một nhà thông thái7.
Từ thực tế đổi mới nói trên, triết học không còn là triết học nữa, nhiều sinh viên quan niệm triết học là môn học bậc cao, là môn chung, không dành cho những đối tượng như mình, rằng triết học không mang lại những điều họ thấy thiết thực, cụ thể. Thậm chí họ nghi ngờ những kiến thức triết học, khi đối sánh với thực tế cuộc sống bên ngoài, có những cái khác xa với những lí thuyết, lý luận mà họ được học...
Vả lại, cũng phải thừa nhận rằng, nội dung triết học mà chúng ta giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng bấy lâu (trừ khoa chuyên nghành triết học) vẫn chủ yếu là triết học Mác – Lênin. Nó giống như một món ăn đã nhàm trong khi thực tiễn cuộc sống không ngừng đổi mới, "cây đời mãi xanh tươi", rất cần bổ sung, kết cấu lại, hoặc thêm những kiến giải, kiến thức thực tiễn mới.
2. Cần thiết hay không việc quay trở lại giảng dạy môn triết học độc lập trong các trường đại học, cao đẳng?
Theo chúng tôi, việc giảng dạy tri thức và phương pháp luận triết học là hết sức cần thiết, vấn đề là phải giảng dạy triết học ở một cấp độ khác, cấp độ phông nền và đặt trong mối liên hệ trực tiếp với nhu cầu lý luận của thực tiễn đang vận động.a. Việc trở lại giảng dạy độc lập môn triết học trong chương trình đại học, cao đẳng là cần thiết.
Việc đề cập đến tính cần thiết phải giảng dạy triết học ở Việt Nam liệu có thừa, trong khi hàng chục năm qua đã diễn ra công việc này. Ở đây, do tình hình thực tế gắn với bối cảnh hội nhập, chúng tôi đặt lại vấn đề thiết yếu phải giảng dạy môn triết học với tư cách là môn khoa học độc lập trong trường đại học.
Đối với sinh viên các thế hệ ở Việt Nam, từ khi hình thành trường đại học hiện đại, thì họ đều có dịp làm quen, trải nghiệm với triết học. Triết học trở thành môn học độc lập quen thuộc trong hệ thống giảng dạy đại học, là đương nhiên và tất yếu đối với sinh viên khi vào trường đại học đã nửa thế kỷ qua. Thậm chí, trong chương trình giảng dạy tín chỉ trong mấy năm trước khi có giáo trình nguyên lý, triết học được đặt ra là môn tiên quyết đối với chương trình học tập của sinh viên. Vậy, lý do nào khiến chúng ta phải đổi mới chương trình như nêu trên. Phải chăng đó là hệ quả của công cuộc đổi mới hơn hai mươi năm qua đang tác động lên giảng dạy triết học, đang diễn ra trong triết học. Cách làm này liệu đã được ổn?
Triết học với tư cách là một môn khoa học từ lâu đã là môn/ngành học lâu đời trên thế giới, thậm chí nó trở thành niềm tự hào của nhiều quốc gia có nền giáo dục lâu đời và ưu việt (ví dụ như Đại học Đức, Mỹ), ở châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc…). Ở nhiều nước trên thế giới người ta đều coi trọng triết học và giảng dạy triết học như là một lẽ đương nhiên không điều gì phải bàn cãi về sự hiện diện của nó trong chương trình giảng dạy. Đối với sinh viên Việt Nam đi du học, có thể người ta không phải học các môn khoa học chính trị kiểu Việt Nam nhưng được tiếp cận triết học với tư cách là môn khoa học độc lập bình đẳng như bao môn học khác, và triết học giảng dạy hầu hết các trường đại học thế giới là lịch sử triết học.
Vậy cải tiến, đổi mới chương trình bằng cách nào đó là cần bàn nhưng nếu làm thay tên gọi hoặc làm mờ nhạt triết học sẽ là không ổn khi hội nhập. Chúng ta khó có thể đưa cái dị biệt vào hội nhập sâu rộng. Khoa học quốc tế chỉ có thể trao đổi, tranh luận về những cái mà nhiều người cùng quan tâm. Chúng ta vẫn phải có triết học vì đó là tên gọi chung, mối quan tâm khoa học chung của thế giới. Vấn đề anh chọn triết học nào để giảng dạy chuyên sâu, điều đó tùy thuộc vào nhãn quan và nhu cầu chính trị của anh.
Điều quan trọng nữa là, thay đổi như thế nào nhưng đòi hỏi chương trình giảng dạy phải cung cấp được thế giới quan rộng mở, nhân sinh quan lành mạnh tiến bộ và phương pháp luận biện chứng, khoa học. Bởi lẽ, từ những thiếu hụt và hạn chế trên của sinh viên cho ta thấy, một khi sinh viên không được trang bị thế giới quan rộng mở, phương pháp luận thấu đáo đúng đắn, nhân sinh quan thiếu hụt thì sẽ dẫn đến nhiều lệch lạc như: không biết nhìn nhận sự vật hiện tượng, thực tiễn dưới lăng kính khoa học, thiếu nhanh nhạy trong phân biệt đúng/sai, ít có khả năng tự định hướng tốt cho bản thân, khó có khả năng hành động một cách tích cực tiến bộ, với thái độ mỹ cảm lành mạnh. Và điều nguy hiểm là ở chỗ, nếu thiếu hụt cái lành mạnh, tiến bộ thì sẽ dễ là mảnh đất màu mỡ cho những tư tưởng lối sống lệch lạc, cách làm, nếp nghĩ lạc hậu thâm nhập, nhất là với tuổi trẻ thì điều đó rất dễ xẩy ra. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhân cách của lớp trẻ và nhìn về dài rộng, là ảnh hướng tới con người, nguồn nhân lực cho xã hội, bất lợi cho sự phát triển của quốc gia dân tộc.
Lý do "giảm tải" cho những thay đỗi gần đây là chính đáng và cần thiết, điều đó không có nghĩa là nhào nặn chương trình một cách siêu hình xơ cứng. Từ nhu cầu xã hội và ý kiến của chuyên gia, cho thấy, cần phải nghiên cứu, giảng dạy quảng bá tri thức triết học vào đời sống, nhất là đối với giới trí thức trang trên giảng đường đại học, cao đẳng, để những lớp người có học này xây dựng cuộc sống của mình và tương lai đất nước với một chất lượng tốt hơn.
b. Đưa chương trình lịch sử triết học vào giảng dạy với tư cách là một môn khoa học tạo nền căn bản.
Lịch sử triết học là môn học tổng hợp nhất về triết học. Lịch sử triết học cung cấp cái nhìn lôgic- hệ thống về lịch sử tư tưởng triết học nhân loại từ xưa đến nay cho người học. Việc này có ý nghĩa tạo nền triết học cho việc học triết học chuyên ngành và khoa học chuyên sâu, theo ý nghĩa sau đây: Lịch sử triết học là tri thức nền tảng thiết yếu để tiếp cận từng môn triết học cụ thể. Về điểm này, nói như tinh thần của Lênin, là phải tiếp cận cái chung trước khi tiếp cận cái riêng, muốn có tư duy triết học thì phải đọc lại lịch sử triết học. Vì thế, triết học là một nguồn căn bản cung cấp tri thức lôgic học, để xây dựng tư duy biện chứng và khoa học. Do vậy, chúng tôi hình dung lịch sử triết học là vốn không thể thiếu được của người nghiên cứu, dạy và học triết học, rộng hơn nữa là nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Chính Mác và Ăngghen đã dày công đọc và nghiên cứu những tác phẩm tư tưởng lịch sử nhân loại trước mình, đặc biệt là của nền triết học Đức, để rồi đứng trên vai những "người khổng lồ" như Kant, Hegel.., các ông đã xây dựng nên chủ nghĩa Mác nổi tiếng.
Và nữa, ngay cả môn triết học Mác – Lênin được coi là quan trọng, căn bản, thực chất cũng là sự kế thừa biện chứng và nối dài của lịch sử triết học. Ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa, triết học Mác – Lênin đặc biệt được quan tâm. Nhưng không vì thế mà coi trọng nó đến mức dạy riêng nó là quên mất lịch sử triết học. Sẽ là không vững vàng nếu chỉ chăm chắm ngọn mà không nhìn gốc, sẽ là siêu hình nếu thấy cây mà không thấy rừng. Sẽ chẳng đầy đủ nếu thấy bộ phận mà không tìm hiểu toàn thể. Sẽ khó có thể tiếp cận Mác một cách đầy đủ nếu không tiếp cận với những người khổng lồ trước Mác.
Với những ý nghĩa nêu trên đó, chúng tôi cho là việc giảng dạy lịch sử triết học rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay trong các trường đại học trừ khối chuyên triết, môn lịch sử triết học chỉ là môn tự chọn của sinh viên, với thời lượng độ 2 đơn vị học trình. Nhiều thầy cô giáo khuyến khích các em đọc thêm lịch sử triết học nhưng việc tự nghiên cứu này đối với sinh viên cũng khó và lối mày mò sẽ chiếm không ít thời gian của các em. Ở các trường đào tạo chuyên ngành triết học, việc học lịch sử triết học đã diễn ra nhiều năm nhưng vì đây là môn học không được chú trọng nên đầu tư công sức chưa đủ lớn, kết quả mang lại không cao. Vì thế, sau khi ra trường, với một số người đi làm nghiên cứu hay giảng dạy triết học, nếu thử hỏi họ về tư tưởng của một vài tên tuổi lên như Hegel, hay Nietz nhiều người cũng tỏ ra lúng túng....Vậy nên, nói là dạy triết nhưng thực ra chỉ dạy và biết trong khuôn giới hạn triết Mác – Lênin là chủ yếu. Đó có lẽ cũng là mặt hạn chế của số đông những người giảng dạy triết học ở Việt Nam hiện nay.
Thực ra, để dạy tốt môn triết học đòi hỏi người dạy phải có một kiến thức uyên thâm, quảng bác, trí tổng hợp cao độ để có thể kiến giải "ra măng ra rươi" nhiều nội dung triết học đáng ra cần được làm tường minh và thú vị.
c. Đổi mới giảng dạy Triết học Mác – Lênin theo hướng chú trọng thực tiễn.
Nếu như coi triết học Mác – Lênin là hạt nhân của thế giới quan, phương pháp luận cần trang bị cho sinh viên ở Đại học, Cao đẳng Việt Nam hiện nay là một vấn đề không phải bàn cãi thêm, thì điều quan trọng là phải đổi mới từ chính chương trình giảng dạy triết học Mác – Lênin.Hiện nay khi môn triết học được gộp chung trong NNLCB của CN Mác – Lênin, việc đó gây nên một thực tế là sinh viên thường gọi môn học NNLCB của CN Mác - Lênin là môn Mác, hoặc môn triết Mác nhưng những cách gọi này không đúng về mặt khoa học. Chính việc kết hợp nhiều môn học đó trong một giáo trình dễ gây nên sự hiểu nhầm lẫn lộn đồng nhất về mặt nội dung giữa các môn học Triết- Kinh tế Chính trị-CNXHKH. Vì thế đã vô hình làm giảm "tính thiêng" của triết học với tư cách là môn học xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận cho người học, cung cấp thế giới quan và phương pháp luận cho các môn khoa học khác.
Qua dạy, học triết học Mác – Lênin không phải để chúng ta "thiêng hóa" nó như một công cụ nhận thức vạn năng, xem nhẹ các triết thuyết khác mà nên coi triết học Mác – Lênin là hạt nhân lý luận để tiếp cận xã hội, tiếp nhận các trường phái triết học tư tưởng đương đại khác. Cũng có thể dựa trên ý kiến của Lênin về khuyến cáo những người cộng sản khi đứng trước kho tàng nhân loại để tiếp nhận triết học ngoài Mácxit, rằng: người cộng sản phải biết làm giàu trí tuệ của mình bằng tổng thể của trí tuệ nhân loại. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng học chủ nghĩa Mác – Lênin, điều quan trọng đó là học tinh thần biện chứng pháp “nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta.”8; “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”9.
Do vậy, theo chúng tôi nên giảng dạy Triết học Mác – Lênin với tư cách là một môn học độc lập, hoặc theo kiểu các chuyên đề giảng dạy độc lập. Kiểu giảng dạy theo các hình thức chuyên đề là một cách khả dĩ, và với các chuyên đề, chúng ta có thể thay đổi nhanh tiêu đề, hay kết cấu nội dung theo hướng gắn các nguyên lý triết học này với thực tiễn của đất nước và thế giới. Có như vậy mới có thể phân định nguyên lý, quy luật phạm trù triết học một cách rõ ràng, tránh "nhập nhằng" Triết học với các môn học lý luận khác, dễ làm rõ vai trò tác dụng của môn triết Mác khi so với các môn học khác. Qua đó, mới có tác dụng phát huy triết học Mác – Lênin với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận căn bản cho xã hội Việt Nam như chúng ta quan niệm.
Tóm lại, trong bài viết này, chúng tôi mong muốn đề xuất triết học phải là môn khoa học độc lập được giảng dạy chính thức trong các trường đại học, cao đẳng với nội dung chương trình và thời lượng hợp lý, trong đó chú trọng giảng dạy lịch sử triết học. Trong bối cảnh hội nhập, việc hội nhập không loại trừ triết học, triết học phải hội nhập sâu và mạnh mẽ, đụng chạm và giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu mà trước hết trong phạm vi quốc gia mình. Về chất lượng đào tạo, chương trình triết học sẽ phải trao truyền cho sinh viên những tri thức có hàm lượng triết học, chú trọng nhân sinh quan và phương pháp luận triết học, đề cập đến những vấn đề thực tiễn xã hội, để sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng hội nhập xoay xở thông minh trước thế giới toàn cầu này.
Tác giả: Phạm Xuân Hoàng
_______________________
Chú thích:
* Triết học đề cập ở đây là triết học Mác – Lênin.
1 Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nxb CTQG, H. Bản lưu chiểu tháng 2/2009.
2 Nguyễn Trọng Chuẩn. "Đổi mới việc dạy triết học trong nhà trường đại học ở nước ta hiện nay theo hướng tiến bộ đi lên chứ không phải thụt lùi". Trong Niên giám Thông tin Khoa học Xã hội, số 3. H. Năm 2007. Tr.27.
3 Nguyễn Trọng Chuẩn, tài liệu đã dẫn, Tr.27.
5 Ví dụ, có giảng viên giảng cho sv đại học mà đưa nhiều những hình ảnh rất cụ thể và cụ thể quá mức đối với một số kiến thức phổ thông, điều này trong chương trình ở bậc học phổ thông trung học, sinh viên đã được trang bị. Việc đó không cần thiết vì vừa mất thời gian vừa không có ích nhiều cho phát triển tư duy trừu tượng của sinh viên.
6 Trong nhiều đề tài về đổi mới Mác – Lênin trong mấy năm gần đây rất chú trọng sơ đồ hóa, hình ảnh hóa, vi deo hóa bài giảng. Cái này có hai mặt rất rõ. Đó là tạo ra sự thay đổi, sự sinh động nhưng mất nhiều thời gian và nguy cơ siêu hình hóa, làm đơn giản bài giảng.
7 Xem: Thiếu tư duy triết học tối thiểu: Báo động đỏ (Trả lời Phỏng vấn báo Vietimes của GS.TS.Hồ Sĩ Quý. Viện trưởng Viện TTKHXH), http://vietimes.vietnamnet.vn/6 Trong nhiều đề tài về đổi mới Mác – Lênin trong mấy năm gần đây rất chú trọng sơ đồ hóa, hình ảnh hóa, vi deo hóa bài giảng. Cái này có hai mặt rất rõ. Đó là tạo ra sự thay đổi, sự sinh động nhưng mất nhiều thời gian và nguy cơ siêu hình hóa, làm đơn giản bài giảng.
8. Hồ Chí Minh (2002). Toàn tập. T8. Tr.499. Nxb CTQG HN. (Bản điện tử)
9 Hồ Chí Minh (2002). Toàn tập. T9. Tr.299-300. Nxb CTQG HN (Bản điện tử)