Tết quê, hồn Việt thời nay
1. Tết đến lòng ta có xốn xang?.Người Việt thời nay lòng còn có chút bồi hồi khi tết đến. Những người xa quê, và những người đón tết tại thành phố, ai đầy tâm trạng, ai thấy nhẹ nhàng trong cái tết cổ truyền này?
Hình như, bây giờ, trong tâm thức người lớn tuổi, nhiều người vẫn thèm một cái tết từ ngày xưa thơ bé của những năm đất nước chưa đổi mới, lúc đó mọi thứ còn giản đơn, cuộc sống còn nghèo, có được một cái tết được tươm tất là cả một niềm mơ ước. Những ngày Tết đến, anh em con cháu quây quần, trẻ con mong được mua sắm quần áo mới, vui được lì xì, được đi chơi. Người lớn được hội ngộ, được nâng ly và nói với nhau những lời tốt đẹp nhất…thậm chí thỏa sức say mà chẳng ai ca thán nhiều lời.
Thời hiện đại, tết vẫn là sự tiếp nối cái tết muôn xưa nhưng muôn vạn người là vạn nẻo cảm xúc với tết. Điều thú vị, tết là dịp để mỗi người có thời gian nghĩ về người thân, gia đình, họ tộc, dành cho nhau sự quan tâm và có thể thực hiện những ước nguyện của riêng mình.
2. Có thực người Việt không còn mặn mà với Tết?
Những tưởng cảm xúc vui tết đã nằm lòng trong người Việt nhưng thực tế có một cảm giác chung rất dễ nhận thấy trong lời nói, việc làm của mỗi con người hôm nay là không mặn mà nhiều với tết. Không quá xốn xang với thời khắc tết, không phải cầu kì tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho việc mua sắm tết. Nhiều gia đình sinh hoạt tết giản dị như thường ngày. Trên nhiều diễn đàn truyền thông, trang mạng xã hội, đã có những cuộc tranh luận về ăn tết Tây thay cho tết Ta, đón tết đúng dịp năm mới Dương lịch cho khớp với sự vận hành của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam hội nhập quốc tế. Có những bàn luận suy xét về thời gian nghỉ tết vì nghĩ đến sự tiết kiệm cho sản xuất, chơi nhiều không hợp thời trong khi cuộc sống của nhân dân và đất nước chưa lấy gì làm khá giả.v.v…
Tại sao lại có những cảm xúc và thái độ có phần “nhạt” với tết? Nhìn trên bề mặt, chẳng khó để nhận ra những nguyên do này.
(i) Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường với dòng công việc liên tục. Nghỉ dài thì công việc sản xuất, kinh doanh, với những lợi lộc bị đình lại và với không ít người, những nỗi lo bươn chải mưu sinh trong kinh tế thị trường khiến nhiều người không có tâm trạng nhiều cho tết.
Trong khi đó, gọi là 3 ngày tết (30, Mồng 1, Mồng 2) nhưng từ khi rục rịch nghỉ tết đến lúc làm việc bình thường trở lại, người Việt mất độ một tháng dành cho Tết. Hết tết là lại du xuân “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, là mừng xuân mới. Với văn minh nông nghiệp mùa vụ, tết mang ý nghĩa nhiều hơn, vì đó là một sự giãn ra, một sự nghỉ ngơi, nhưng với thời buổi công nghiệp hóa, thời đại tin học thì quả là điều đáng nói. Lúc người Việt nghỉ vui tết, thì hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn vẫn hành công việc bình thường. Nhưng trong quan hệ với ta, họ bị gián đoạn do ta nghỉ tết. Lúc mà các nước đã vận hành được hơn một tháng của năm mới, thì chúng ta dường như mới bắt đầu.
(ii). Với sự phát triển hiện đại và thuận tiện của giao thông sự đi lại đã trở nên dễ dàng hơn, sự phát triển của các mạng điện thoại khiến cho sự thăm hỏi, giao lưu giữa con người và quê hương cũng thường xuyên hơn chứ không nhất thiết là đến tết mới hạnh ngộ cùng nhau.
(iii). Xu thế truyền thông đa phương tiện, các phương thức truyền tin cập nhật, các hình thức giải trí phong phú tràn ngập quanh ta, buồn cũng hội tụ vui cũng hội tụ liên hoan, hàng tuần, hàng tháng, đâu phải đến tết mới chén chú chén anh, mới làm bữa thịnh soạn.
(iv). Bối cảnh hội nhập, nhiều hoạt động văn hóa tinh thần trong những ngày lễ diễn ra gần như quanh năm, mỗi người trong những cộng đồng mình ít nhiều đã tham gia. Gần tết nguyên đán nhất là Noel và Dương Lịch, chưa kể lùi về trước là những mồng 2/9, 30/4-1/5, Quốc tổ Hùng Vương, 8/3, ngày nghỉ hè.v.v.
Tất cả những cái đó làm người Việt dường như đã chững lại với tết.
Tuy nhiên, đa số ý kiến vẫn ủng hộ cái tết cổ truyền được tạo dựng, giữ gìn từ muôn đời nay. Bởi nhiều người coi đó là tâm thức dân tộc, là hồn ông bà tổ tiên hiện diện, là cái hay đã được khẳng định và tôn vinh, là sự tích tụ, bồi đắp qua hàng nghìn năm của biết bao thế hệ người. Do vậy, Tết có dở nhưng lại đầy cái hay, nếu bỏ đi thì ắt sẽ tiếc nuối. Mà giữ lại thì đương nhiên sẽ có sự biến đổi và cải tiến. Do đó, xu hướng chung hiện nay là làm sao để đón cái tết vừa thiết thực tiết kiệm và an toàn. Đó là mong muốn của nhiều người.
3. Hồn Tết truyền thống trong đời sống hiện đại: sự đổi thay và những nỗi lo đôi khi đã “xưa như trái đất”.
Cái hồn tết là cái “siêu hình”… nhiều khi khó gọi tên và hình dung một cách chính xác, ngay cả đối với những nhà nghiên cứu văn hóa, bởi đây là một kiểu hình giá trị động chứ không hề đứng im, bất biến. Với ngày xưa, hồn tết hiện diện nơi “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, là sum nhau quanh cỗ bài tam cúc, là trực nồi bánh chưng xanh bên bếp lửa đỏ đêm khuya…Ngày nay, sự sinh hoạt tết đa dạng hơn nhiều và nên hồn tết có phần nhạt nhưng cũng còn lưu giữ nhiều nét xưa. Cái đọng lại của muôn xưa trong hồn tết hôm nay đó là cái thú sắm tết, chơi cây và chơi hoa cho ngày tết, là xin chữ cầu phúc tài lộc, là chỉnh trang bàn thờ cúng tổ tiên, là thời khắc quần tụ cùng nhau chào đón giao thừa, là trao nhau những lời chúc tốt đẹp năm mới, là mừng tuổi người già và trẻ nhỏ, là đi thăm viếng đền chùa, miếu, nơi thờ tự linh thiêng để bày tỏ lòng thành kính và ngưỡng mộ tiền nhân có công lao với quê hương, đất nước. Những nét văn hóa đó là hồn tết được trao truyền từ muôn xưa đến nay chưa hẳn đã phôi phai và không dễ gì bị đánh mất. Và có một điều rằng, hình như càng đi lên hiện đại, người ta lại có nhu cầu tìm về và phục dựng cái truyền thống, bởi chỉ có thế mới níu giữ được kí ức dân tộc, mới thấy thiêng liêng hơn trong đời sống trần tục hưởng thụ văn minh vật chất hôm nay.
Tuy nhiên, trong thời kì mới, sự sinh hoạt tết cũng theo trào lưu chung của sự vận động xã hội và những nhu cầu cá nhân mới. Đối với nhiều người hiện nay, tết không hẳn là dịp trở về quê, hay ăn tết tại gia mà là dịp để thực hiện những chuyến đi ngắn: đi du lịch, đi nghỉ, khám phá những vùng đất mới, đi cầu may, đi thăm giao lưu bè bạn nơi xa, đi trong nước và đi ra cả nước ngoài…. Hình như đó cũng đã trở thành một cách thức/xu hướng thưởng thức tết của người Việt thời hiện đại!
Và điều này, nhiều người không nói ra nhưng mọi người dễ chấp nhận với nhau đó là tết - dịp để đi hành lễ nhà thờ, chùa, đền miếu, cầu lộc, cầu may cho năm mới…đây là điều thuộc về đời sống tâm linh mà con người hiện đại trong cuộc sống đầy áp lực quanh năm cho công việc rất cần được thõa mãn, và tết Cả là dịp thiêng liêng nhất cho thực hành miền tâm tưởng này, nên nhiều người vẫn háo hức nhất với Tết. Từ ngày “lễ tạ” cuối năm của quý bà, quý cô, đến tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), rồi Giao thừa, mồng Một đầu năm mới, ngày du xuân cầu may tiếp sau đó…là một chuỗi các ngày hành lễ cầu may, cầu tài, cầu lộc nằm trong cái gọi là “trường Tết”. Với các chị, các mẹ, du xuân cầu may dường như là hoạt động không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về.
Cái lo nhất đối với nhà quản lí và các cơ quan chức năng, và cũng là cái ái ngại của mỗi gia đình, mỗi người vào dịp tết, mỗi người đó là sự an toàn, an ninh đối với cộng đồng dân cư và các cá nhân. Bởi đó là “cao điểm” của năm về nhiều phương diện, nhất là chu chuyển của con người và hàng hóa. Nước Việt ta hiện 90 triệu người, cứ cho khoảng 1/2 lượng người ấy di chuyển vào dịp tết thì sự di động cơ học là rất lớn và như thế an toàn tàu xe, sự hiểm nguy bất trắc không phải là ít. Cộng với đó là do thói quen bia rượu vào ba ngày tết cũng góp phần làm mất an toàn giao thông. Không ít người đã phải vĩnh viễn giã từ tết vì về tết, chúc tết, du xuân. Không ít người phải tiếc nuối cho những người thân vì không những sự cố do không làm chủ được rượu bia. Do vậy, nên sự an toàn giao thông luôn là sự quan tâm thường trực của con người trong dịp lễ tết.
Còn nữa, nỗi lo về an toàn thực phẩm do hàng hóa tràn lan (hàng giả, hàng nhái…) khó kiểm soát, lo về sức khỏe 3 ngày tết do đi lại, hoặc thay đổi khí trời cũng khiến nhiều người cẩn trọng hơn. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, dịp tết hàng giả hàng nhái, hàng kém phẩm bao giờ cũng nhiều hơn, vì lượng tiêu thụ tăng cao. Nhiều người mua không chỉ dùng mà mua để đi biếu, đi lễ. Nhiều người tranh thủ mua sắm vật dụng gia đình đã dự định bấy lâu sau một năm tích cóp được kha khá tiền.
Dịp tết tội phạm thường gia tăng, chỉ cần sơ sểnh là đã mất của hoặc ít hoặc nhiều. Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn nhắc nhau cẩn thận về của cải vào tháng Củ Mật. Từ nỗi lo nhà cửa phải bỏ lại để đi chơi, hay về quê; từ những cung đường tàu xe chen lấn có bọn tội phạm trà trộn; từ những phiên mua sắm đông đúc ngày tết có lừa lọc gian manh…với đủ loại chiêu thức công nghệ cao thời hiện đại. Tết ồn ào, đông đúc, mọi người thường mang nhiều tiền của theo mình để sắm sanh, tiêu dùng ngày tết, bọn tội phạm chỉ chờ sơ sểnh là “chôm của”.
Cái lo nữa là an toàn cháy nổ, nhất là tình trạng buôn bán và sản xuất pháo. Mặc dù, pháo đã là một thứ hàng quốc cấm đã hai chục năm nay (từ NĐ 1994 của Thủ tướng Chính phủ), tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn có sự âm thầm sản xuất và buôn báo pháo lậu. Theo thống kê của công an, năm 2013, có gần nghìn vụ bị bắt có liên quan đến pháo. Và không ít vụ nổ và gây chết người do sử dụng pháo.
Với những nỗi lo, sự phiền toái ấy làm tết giảm đi cái vui!
Mấy năm gần đây, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, túi tiền của nhiều người, nhiều nhà gần như trống rỗng. Thời buổi kinh tế khó khăn chồng chất nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, không khí tết nơi làng quê, ngõ phố có phần chững lại, những sự lo toan cho tết trở nên thiết thực hơn, phần nhiều không bày vẽ, và cũng chẳng vui làm gì trong khi đất nước khó khăn, lòng người đượm buồn.
4. Tết với người xa xứ, tha hương.Tuy nhiên, với những người quanh năm đi làm ăn xa, không phải ai cũng có dịp trở về thường xuyên, ngày tết đến, vẫn mong được về quê để quay quần hội tụ, được thắp nén nhang cho ông bà tổ tiên, được kết nối với anh em thân tộc sau một năm bươn chải tha hương, lo toan công việc với đời sống của riêng mình…đó là những mong muốn rất chính đáng và thấm đẫm chiều sâu nhân văn.
Bởi vậy, những người có một miền quê xa, nhất là còn trẻ tuổi, hoặc mới có gia đình và con cái còn nhỏ, 23 tháng Chạp lịch âm, sau khi cúng ông Công, ông Táo nơi mình cư trú là nhiều gia đình rục rịch chuẩn bị về quê. Thường thì nỗi lòng có vui mà nửa có phần ái ngại, bởi mỗi bận đi về thực là một dịp “hành xác”. Sự lích kích mang theo đồ dùng, quà cáp, đi lại phiền toái, nhất là đối với các gia đình ở xa trung tâm, lại có trẻ nhỏ hoặc vợ mang bầu. Nhiều bà vợ miền Bắc, lấy chồng Trung, hoặc vợ miền Nam lấy chồng xứ Bắc, đôi khi nghĩ đến cảnh phải về tết tàu xe chật chội, chen lấn, tất bật, sự an toàn giao thông phố xá đông đúc mà cũng thấy ái ngại, chẳng mấy háo hức. Rồi những “thủ tục” đôi lúc cũng không ít phiền hà bởi phong tục, tập quán, lễ nghĩa đôi khi có phần khuôn sáo, sự khác biệt văn hóa vùng miền…thành ra, với nhiều người nỗi niềm tết không mấy hào hứng trong khi mà hoàn cảnh còn khó khăn, nhiều cái lo cộng gộp, nhưng tết như “đến hẹn lại lên”, như một nghĩa vụ, nhận thức về cái bổn phận của mình cần làm mà trở về…
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, vẫn còn nhiều người vẫn tha thiết được trở về với nơi quê hương trong ngày tết. Nhiều anh em chúng tôi ở Hà Nội đã mười lăm năm nay nhưng năm nào cũng về quê ăn tết, mặc dù đôi khi muốn ở lại cảm nhận cái tết thủ đô cho biết, nhưng tiếng gọi quê hương sâu nặng nghĩa tình nên thường trở về với quê vui tết, đón xuân. Cũng bởi, với nhiều người, xa quê chiều 30 Tết mới cảm nhận được tình yêu quê hương đến cháy lòng, do vậy, dù có khó khăn, đường xá xa cách nhưng nhiều người cũng lặn lội về tết với quê hương để được sống trong cái không khí tình nghĩa gia đình, xóm giềng, thân tộc, để tránh nỗi buồn cô đơn nơi đất khách quê người.
Chẳng phải vì người quê xa xứ, tha phương thường về quê đón tết nên phố phường và nơi trung tâm trong những ngày nghỉ tết thường vắng và thoáng hơn những ngày thường. Chỉ nhìn vào các thành phố lớn như Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh thưa người trong dịp tết, mới thấy sự góp mặt của những người nhập cư, hoặc gốc gác các miền quê lớn nhường nào.
Không biết các thế hệ con cháu trong tương lai hàng thập kỉ tới sẽ đối xử như thế nào với cái tết Nguyên Đán dân tộc, điều đó với người hôm nay không quá quan trọng nhưng dẫu sao, với những người yêu nước, tôn sùng giá trị cổ xưa thì vẫn mong con cháu đừng quên cái tết của cha ông bởi trong sâu thẳm, ông cha đã kết tinh trong tết những giá trị văn hóa, những hồn cốt dân tộc. “Tết đến, xuân về” là thời khắc thiêng liêng để làm những điều thiêng liêng, ý nghĩa hơn vạn ngày thường.
Vậy nên, thay vì ca thán tết sự phiền toái, ta chúc nhau sự bình an đón tết. Chúc nhau năm mới tốt lành, tài lộc, ninh khang. Hi vọng tết mãi là một nguồn năng lượng tinh thần cho người Việt để có nhiều động lực hơn trong năm mới và cũng là dịp đễ mỗi người trân trọng những giá trị cha ông.
Thời hiện đại, tết vẫn là sự tiếp nối cái tết muôn xưa nhưng muôn vạn người là vạn nẻo cảm xúc với tết. Điều thú vị, tết là dịp để mỗi người có thời gian nghĩ về người thân, gia đình, họ tộc, dành cho nhau sự quan tâm và có thể thực hiện những ước nguyện của riêng mình.
2. Có thực người Việt không còn mặn mà với Tết?
Những tưởng cảm xúc vui tết đã nằm lòng trong người Việt nhưng thực tế có một cảm giác chung rất dễ nhận thấy trong lời nói, việc làm của mỗi con người hôm nay là không mặn mà nhiều với tết. Không quá xốn xang với thời khắc tết, không phải cầu kì tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho việc mua sắm tết. Nhiều gia đình sinh hoạt tết giản dị như thường ngày. Trên nhiều diễn đàn truyền thông, trang mạng xã hội, đã có những cuộc tranh luận về ăn tết Tây thay cho tết Ta, đón tết đúng dịp năm mới Dương lịch cho khớp với sự vận hành của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam hội nhập quốc tế. Có những bàn luận suy xét về thời gian nghỉ tết vì nghĩ đến sự tiết kiệm cho sản xuất, chơi nhiều không hợp thời trong khi cuộc sống của nhân dân và đất nước chưa lấy gì làm khá giả.v.v…
Tại sao lại có những cảm xúc và thái độ có phần “nhạt” với tết? Nhìn trên bề mặt, chẳng khó để nhận ra những nguyên do này.
(i) Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường với dòng công việc liên tục. Nghỉ dài thì công việc sản xuất, kinh doanh, với những lợi lộc bị đình lại và với không ít người, những nỗi lo bươn chải mưu sinh trong kinh tế thị trường khiến nhiều người không có tâm trạng nhiều cho tết.
Trong khi đó, gọi là 3 ngày tết (30, Mồng 1, Mồng 2) nhưng từ khi rục rịch nghỉ tết đến lúc làm việc bình thường trở lại, người Việt mất độ một tháng dành cho Tết. Hết tết là lại du xuân “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, là mừng xuân mới. Với văn minh nông nghiệp mùa vụ, tết mang ý nghĩa nhiều hơn, vì đó là một sự giãn ra, một sự nghỉ ngơi, nhưng với thời buổi công nghiệp hóa, thời đại tin học thì quả là điều đáng nói. Lúc người Việt nghỉ vui tết, thì hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn vẫn hành công việc bình thường. Nhưng trong quan hệ với ta, họ bị gián đoạn do ta nghỉ tết. Lúc mà các nước đã vận hành được hơn một tháng của năm mới, thì chúng ta dường như mới bắt đầu.
(ii). Với sự phát triển hiện đại và thuận tiện của giao thông sự đi lại đã trở nên dễ dàng hơn, sự phát triển của các mạng điện thoại khiến cho sự thăm hỏi, giao lưu giữa con người và quê hương cũng thường xuyên hơn chứ không nhất thiết là đến tết mới hạnh ngộ cùng nhau.
(iii). Xu thế truyền thông đa phương tiện, các phương thức truyền tin cập nhật, các hình thức giải trí phong phú tràn ngập quanh ta, buồn cũng hội tụ vui cũng hội tụ liên hoan, hàng tuần, hàng tháng, đâu phải đến tết mới chén chú chén anh, mới làm bữa thịnh soạn.
(iv). Bối cảnh hội nhập, nhiều hoạt động văn hóa tinh thần trong những ngày lễ diễn ra gần như quanh năm, mỗi người trong những cộng đồng mình ít nhiều đã tham gia. Gần tết nguyên đán nhất là Noel và Dương Lịch, chưa kể lùi về trước là những mồng 2/9, 30/4-1/5, Quốc tổ Hùng Vương, 8/3, ngày nghỉ hè.v.v.
Tất cả những cái đó làm người Việt dường như đã chững lại với tết.
Tuy nhiên, đa số ý kiến vẫn ủng hộ cái tết cổ truyền được tạo dựng, giữ gìn từ muôn đời nay. Bởi nhiều người coi đó là tâm thức dân tộc, là hồn ông bà tổ tiên hiện diện, là cái hay đã được khẳng định và tôn vinh, là sự tích tụ, bồi đắp qua hàng nghìn năm của biết bao thế hệ người. Do vậy, Tết có dở nhưng lại đầy cái hay, nếu bỏ đi thì ắt sẽ tiếc nuối. Mà giữ lại thì đương nhiên sẽ có sự biến đổi và cải tiến. Do đó, xu hướng chung hiện nay là làm sao để đón cái tết vừa thiết thực tiết kiệm và an toàn. Đó là mong muốn của nhiều người.
3. Hồn Tết truyền thống trong đời sống hiện đại: sự đổi thay và những nỗi lo đôi khi đã “xưa như trái đất”.
Cái hồn tết là cái “siêu hình”… nhiều khi khó gọi tên và hình dung một cách chính xác, ngay cả đối với những nhà nghiên cứu văn hóa, bởi đây là một kiểu hình giá trị động chứ không hề đứng im, bất biến. Với ngày xưa, hồn tết hiện diện nơi “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, là sum nhau quanh cỗ bài tam cúc, là trực nồi bánh chưng xanh bên bếp lửa đỏ đêm khuya…Ngày nay, sự sinh hoạt tết đa dạng hơn nhiều và nên hồn tết có phần nhạt nhưng cũng còn lưu giữ nhiều nét xưa. Cái đọng lại của muôn xưa trong hồn tết hôm nay đó là cái thú sắm tết, chơi cây và chơi hoa cho ngày tết, là xin chữ cầu phúc tài lộc, là chỉnh trang bàn thờ cúng tổ tiên, là thời khắc quần tụ cùng nhau chào đón giao thừa, là trao nhau những lời chúc tốt đẹp năm mới, là mừng tuổi người già và trẻ nhỏ, là đi thăm viếng đền chùa, miếu, nơi thờ tự linh thiêng để bày tỏ lòng thành kính và ngưỡng mộ tiền nhân có công lao với quê hương, đất nước. Những nét văn hóa đó là hồn tết được trao truyền từ muôn xưa đến nay chưa hẳn đã phôi phai và không dễ gì bị đánh mất. Và có một điều rằng, hình như càng đi lên hiện đại, người ta lại có nhu cầu tìm về và phục dựng cái truyền thống, bởi chỉ có thế mới níu giữ được kí ức dân tộc, mới thấy thiêng liêng hơn trong đời sống trần tục hưởng thụ văn minh vật chất hôm nay.
Tuy nhiên, trong thời kì mới, sự sinh hoạt tết cũng theo trào lưu chung của sự vận động xã hội và những nhu cầu cá nhân mới. Đối với nhiều người hiện nay, tết không hẳn là dịp trở về quê, hay ăn tết tại gia mà là dịp để thực hiện những chuyến đi ngắn: đi du lịch, đi nghỉ, khám phá những vùng đất mới, đi cầu may, đi thăm giao lưu bè bạn nơi xa, đi trong nước và đi ra cả nước ngoài…. Hình như đó cũng đã trở thành một cách thức/xu hướng thưởng thức tết của người Việt thời hiện đại!
Và điều này, nhiều người không nói ra nhưng mọi người dễ chấp nhận với nhau đó là tết - dịp để đi hành lễ nhà thờ, chùa, đền miếu, cầu lộc, cầu may cho năm mới…đây là điều thuộc về đời sống tâm linh mà con người hiện đại trong cuộc sống đầy áp lực quanh năm cho công việc rất cần được thõa mãn, và tết Cả là dịp thiêng liêng nhất cho thực hành miền tâm tưởng này, nên nhiều người vẫn háo hức nhất với Tết. Từ ngày “lễ tạ” cuối năm của quý bà, quý cô, đến tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), rồi Giao thừa, mồng Một đầu năm mới, ngày du xuân cầu may tiếp sau đó…là một chuỗi các ngày hành lễ cầu may, cầu tài, cầu lộc nằm trong cái gọi là “trường Tết”. Với các chị, các mẹ, du xuân cầu may dường như là hoạt động không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về.
Cái lo nhất đối với nhà quản lí và các cơ quan chức năng, và cũng là cái ái ngại của mỗi gia đình, mỗi người vào dịp tết, mỗi người đó là sự an toàn, an ninh đối với cộng đồng dân cư và các cá nhân. Bởi đó là “cao điểm” của năm về nhiều phương diện, nhất là chu chuyển của con người và hàng hóa. Nước Việt ta hiện 90 triệu người, cứ cho khoảng 1/2 lượng người ấy di chuyển vào dịp tết thì sự di động cơ học là rất lớn và như thế an toàn tàu xe, sự hiểm nguy bất trắc không phải là ít. Cộng với đó là do thói quen bia rượu vào ba ngày tết cũng góp phần làm mất an toàn giao thông. Không ít người đã phải vĩnh viễn giã từ tết vì về tết, chúc tết, du xuân. Không ít người phải tiếc nuối cho những người thân vì không những sự cố do không làm chủ được rượu bia. Do vậy, nên sự an toàn giao thông luôn là sự quan tâm thường trực của con người trong dịp lễ tết.
Còn nữa, nỗi lo về an toàn thực phẩm do hàng hóa tràn lan (hàng giả, hàng nhái…) khó kiểm soát, lo về sức khỏe 3 ngày tết do đi lại, hoặc thay đổi khí trời cũng khiến nhiều người cẩn trọng hơn. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, dịp tết hàng giả hàng nhái, hàng kém phẩm bao giờ cũng nhiều hơn, vì lượng tiêu thụ tăng cao. Nhiều người mua không chỉ dùng mà mua để đi biếu, đi lễ. Nhiều người tranh thủ mua sắm vật dụng gia đình đã dự định bấy lâu sau một năm tích cóp được kha khá tiền.
Dịp tết tội phạm thường gia tăng, chỉ cần sơ sểnh là đã mất của hoặc ít hoặc nhiều. Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn nhắc nhau cẩn thận về của cải vào tháng Củ Mật. Từ nỗi lo nhà cửa phải bỏ lại để đi chơi, hay về quê; từ những cung đường tàu xe chen lấn có bọn tội phạm trà trộn; từ những phiên mua sắm đông đúc ngày tết có lừa lọc gian manh…với đủ loại chiêu thức công nghệ cao thời hiện đại. Tết ồn ào, đông đúc, mọi người thường mang nhiều tiền của theo mình để sắm sanh, tiêu dùng ngày tết, bọn tội phạm chỉ chờ sơ sểnh là “chôm của”.
Cái lo nữa là an toàn cháy nổ, nhất là tình trạng buôn bán và sản xuất pháo. Mặc dù, pháo đã là một thứ hàng quốc cấm đã hai chục năm nay (từ NĐ 1994 của Thủ tướng Chính phủ), tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn có sự âm thầm sản xuất và buôn báo pháo lậu. Theo thống kê của công an, năm 2013, có gần nghìn vụ bị bắt có liên quan đến pháo. Và không ít vụ nổ và gây chết người do sử dụng pháo.
Với những nỗi lo, sự phiền toái ấy làm tết giảm đi cái vui!
Mấy năm gần đây, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, túi tiền của nhiều người, nhiều nhà gần như trống rỗng. Thời buổi kinh tế khó khăn chồng chất nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, không khí tết nơi làng quê, ngõ phố có phần chững lại, những sự lo toan cho tết trở nên thiết thực hơn, phần nhiều không bày vẽ, và cũng chẳng vui làm gì trong khi đất nước khó khăn, lòng người đượm buồn.
4. Tết với người xa xứ, tha hương.Tuy nhiên, với những người quanh năm đi làm ăn xa, không phải ai cũng có dịp trở về thường xuyên, ngày tết đến, vẫn mong được về quê để quay quần hội tụ, được thắp nén nhang cho ông bà tổ tiên, được kết nối với anh em thân tộc sau một năm bươn chải tha hương, lo toan công việc với đời sống của riêng mình…đó là những mong muốn rất chính đáng và thấm đẫm chiều sâu nhân văn.
Bởi vậy, những người có một miền quê xa, nhất là còn trẻ tuổi, hoặc mới có gia đình và con cái còn nhỏ, 23 tháng Chạp lịch âm, sau khi cúng ông Công, ông Táo nơi mình cư trú là nhiều gia đình rục rịch chuẩn bị về quê. Thường thì nỗi lòng có vui mà nửa có phần ái ngại, bởi mỗi bận đi về thực là một dịp “hành xác”. Sự lích kích mang theo đồ dùng, quà cáp, đi lại phiền toái, nhất là đối với các gia đình ở xa trung tâm, lại có trẻ nhỏ hoặc vợ mang bầu. Nhiều bà vợ miền Bắc, lấy chồng Trung, hoặc vợ miền Nam lấy chồng xứ Bắc, đôi khi nghĩ đến cảnh phải về tết tàu xe chật chội, chen lấn, tất bật, sự an toàn giao thông phố xá đông đúc mà cũng thấy ái ngại, chẳng mấy háo hức. Rồi những “thủ tục” đôi lúc cũng không ít phiền hà bởi phong tục, tập quán, lễ nghĩa đôi khi có phần khuôn sáo, sự khác biệt văn hóa vùng miền…thành ra, với nhiều người nỗi niềm tết không mấy hào hứng trong khi mà hoàn cảnh còn khó khăn, nhiều cái lo cộng gộp, nhưng tết như “đến hẹn lại lên”, như một nghĩa vụ, nhận thức về cái bổn phận của mình cần làm mà trở về…
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, vẫn còn nhiều người vẫn tha thiết được trở về với nơi quê hương trong ngày tết. Nhiều anh em chúng tôi ở Hà Nội đã mười lăm năm nay nhưng năm nào cũng về quê ăn tết, mặc dù đôi khi muốn ở lại cảm nhận cái tết thủ đô cho biết, nhưng tiếng gọi quê hương sâu nặng nghĩa tình nên thường trở về với quê vui tết, đón xuân. Cũng bởi, với nhiều người, xa quê chiều 30 Tết mới cảm nhận được tình yêu quê hương đến cháy lòng, do vậy, dù có khó khăn, đường xá xa cách nhưng nhiều người cũng lặn lội về tết với quê hương để được sống trong cái không khí tình nghĩa gia đình, xóm giềng, thân tộc, để tránh nỗi buồn cô đơn nơi đất khách quê người.
Chẳng phải vì người quê xa xứ, tha phương thường về quê đón tết nên phố phường và nơi trung tâm trong những ngày nghỉ tết thường vắng và thoáng hơn những ngày thường. Chỉ nhìn vào các thành phố lớn như Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh thưa người trong dịp tết, mới thấy sự góp mặt của những người nhập cư, hoặc gốc gác các miền quê lớn nhường nào.
***
Tết cổ truyền là cái tết cả, trong năm 12 cái tết của văn minh nông nghiệp cổ truyền xưa còn lại. Chưa hẳn cái tết cổ truyền còn hợp với nhịp sống người hiện đại, nhưng tết như một “nguyên lí” vận hành đã được mặc định hàng ngàn năm nay, ai có thể bỏ!. Hiện nay, ở các nước Đông Á, Việt Nam, Trung Quốc là vẫn đậm cái tết cổ truyền này. Và với riêng chúng ta- một đất nước mà cái “sự sống” ở nông thôn vẫn chiếm tới 70% dân số, thì tâm thức tết cổ truyền in đậm là lẽ đương nhiên.Không biết các thế hệ con cháu trong tương lai hàng thập kỉ tới sẽ đối xử như thế nào với cái tết Nguyên Đán dân tộc, điều đó với người hôm nay không quá quan trọng nhưng dẫu sao, với những người yêu nước, tôn sùng giá trị cổ xưa thì vẫn mong con cháu đừng quên cái tết của cha ông bởi trong sâu thẳm, ông cha đã kết tinh trong tết những giá trị văn hóa, những hồn cốt dân tộc. “Tết đến, xuân về” là thời khắc thiêng liêng để làm những điều thiêng liêng, ý nghĩa hơn vạn ngày thường.
Vậy nên, thay vì ca thán tết sự phiền toái, ta chúc nhau sự bình an đón tết. Chúc nhau năm mới tốt lành, tài lộc, ninh khang. Hi vọng tết mãi là một nguồn năng lượng tinh thần cho người Việt để có nhiều động lực hơn trong năm mới và cũng là dịp đễ mỗi người trân trọng những giá trị cha ông.
Từ khóa: