Những năm gần đây, vào ngày thương binh liệt sĩ,
nếu không vô tình quên, tôi tự nhủ mình phải ghé đài hoặc nghĩa trang liệt sĩ
dâng nén nhang tưởng niệm các liệt sĩ!
Đất nước mình sau chiến tranh, đi
đâu cũng thấy mộ liệt sĩ, cũng đài tưởng niệm vinh danh, chưa kể những nấm mồ
vô danh và những hài cốt còn đâu đó trong lòng đất. Người sống vẫn đang đau
đáu mong được tìm thấy và đưa các anh trở về quê cha đất tổ.
Đất nước anh hùng song
cũng nhiều mất mát đau thương. Và đi qua chiến tranh, càng thấy quý giá trị của
hòa bình.
Ghi nhớ tưởng niệm là cần
thiết. Nhưng quên đau thương để hòa giải hòa hợp cũng cần thiết không kém phần.
Bởi phía trước còn nhiều việc phải làm và nhiều thách thức còn phải đối mặt.
Ngày nay chiến tuyến kẻ
thù không phân định địch/ta một cách rõ ràng. Ngày nay, bạn đấy mà đôi khi cũng
là thù đấy, đó là một mối quan hệ khá rối ren và cũng không thể khác. Giặc
ngoài thù trong nên cần phải chìa những bàn tay để thêm những bạn tay lúc cần
giúp đỡ. Không tin ai bằng chính ta nhưng cũng không biệt lập niềm tin mà cần cởi mở và rèn dũa cho mình bản lĩnh khoan dung.
Đại sứ Mỹ Ted Osius trong cuộc gặp với thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đúng vào ngày 27/7 đã nói: "Nhân Ngày Tưởng nhớ
[thương binh liệt sỹ] của Việt Nam, tôi bày tỏ sự kính trọng của Mỹ đối với
những người Việt Nam yêu nước và gia đình họ về sự hy sinh mà họ dành cho đất
nước của mình”[1].
Tôi tin
rằng, lời của đại sứ Mỹ là cả một thiện chí, một sự thấu hiểu. Mong rằng, đại
sứ sẽ làm được nhiều việc có ích cho mối quan hệ hai quốc gia.
Vấn đề chủ
quyền biển đảo ở Việt Nam
hôm nay đang bức bách và người dân yêu nước không ai muốn chiến tranh. Tranh
chấp Biển Đông hôm nay đang cần một cơ chế đa phương để giải quyết. Những bè
bạn năm châu sẽ sẽ cho ta thêm một tiếng nói, thêm một niềm tin và thậm chí
thêm một sức mạnh để đất nước giữ yên bờ cõi.
HN 27/7/2015
Phạm Thạch Hoàng