Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

NGHĨ NHÂN CHUYỆN CÁC NHÀ THƠ TỐ NHAU “ĐẠO VĂN”

Mấy bữa nay tự dưng có chuyện để quan tâm: chuyện đạo thơ trong làng văn nghệ. 
Mà không thể không quan tâm, khi mình cũng là một người yêu thích văn chương và ít nhiều cũng là người cầm bút.
Ai đạo ai, bằng suy luận logic và mỹ cảm nghệ thuật, nhiều người trong chúng ta sẽ nhận ra.
Viết mấy dòng này, không đi vào chuyện đạo cụ tỉ của các mấy tác phẩm thơ mà nói cái xung quanh chuyện "ăn cắp" tác phẩm -hành vi thường được dùng một từ nghe khá trang trọng: "đạo văn".

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Địa chính trị chứ không chỉ là tăng trưởng





Bài: 
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Địa chính trị chứ không chỉ là tăng trưởng. 
TN2015-11, Viện Thông tin KHXH. Dịch cùng Nguyễn Kim Tôn.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

THỎA THUẬN TPP, VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ?

Việt Nam đạt được thỏa thuận TPP là một tin vui lớn. Với những người quan tâm theo dõi tình hình chính trị đất nước như chúng tôi, sự kiện này đã khép lại sự mong mỏi cũng như nỗi lo lắng bấy lâu. Việt Nam đã bước thêm một bước tiến trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Chào mừng niềm vui gia nhập TPP của đất nước bằng bài viết này.

-----------------------------------------------
THỎA THUẬN TPP, VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ?
Tối nay, cô em đồng nghiệp cùng phòng nhắn tin qua FB với nội dung:
"Anh ơi, đã đạt được thỏa thuận về TPP rồi.
Anh em mình có cơ hội mua bốn bánh..."
Chả là anh em tôi vừa đề cập đến câu chuyện TPP cũng chưa lâu, điều quan tâm nhất là liệu Việt Nam có được ký gia nhập TPP năm nay không!
Đã qua mấy vòng đàm phán, có lúc tưởng như đã xong, nhưng cũng có lúc dích dắc tưởng chừng như rất khó khăn.
Vào mạng kiểm tra thông tin, nhiều báo đã đưa tin sốt dẻo này. Đó có lẽ là tin tốt lành nhất đối với đất nước trong những ngày đầu tháng 10 năm nay.
Trước đó, không ít chuyên gia cho rằng, rào cản lớn nhất để Việt Nam vào TPP là vấn đề nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền thì lâu nay giữa Mỹ và Việt Nam ngoài sự chia sẻ những giá trị chung thì còn có không ít những sự khác biệt. Nếu cứ tiếp tục câu chuyện nhân quyền theo kiểu ngã ngũ trắng đen thì chắc không biết đến bao giờ.
Chuyến đi Mỹ gần đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới quan sát cho là thành công, đã nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ lên một nấc mới và hứa hẹn còn mở ra nhiều sự hợp tác trên nhiều phương diện. Và hôm nay, TPP được kí kết đã chứng thực cho những niềm hi vọng ấy.

Vào TPP, theo phân tích của các chuyên gia trong nước, xét từ phương diện kinh tế, Việt Nam có thể đạt được các lợi ích sau đây, (*):
(i) Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP)
- Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa):
- Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư)
(ii) Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
“Khoản lời” này nằm ở những khía cạnh sau đây:
- Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP
- Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP:
- Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPP:
- Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công:
- Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường:
Tuy nhiên, lợi đi kèm với nó cũng có không ít cái hại. Song, nhìn chung, những sự phương hại này so với lợi ích thì không đáng kể.
Nhắc đến câu chuyện vui về mua ô tô sau khi gia nhập TPP mà anh em tôi trao đổi, đó có thể sẽ là thực tế với nhiều người, vì xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các thành viên TPP, thì thuế suất giảm, thậm chí bằng 0 và cơ hội thương mại với chi phí thấp sẽ đến với từng người dân.
Những người thu nhập thấp sẽ có cơ hội gia nhập câu lạc bộ “4 bánh” là một câu chuyện trước mắt.

Tuy nhiên, nỗi vui mừng, niềm tự hào, sự lạc quan nào thì cũng phải trên những bước đi thực tế. Năm 2007, nhiều người Việt Nam vui mừng vì đất nước được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 16 năm sau, nhiều mục tiêu, thỏa thuận với WTO hiện Việt Nam chưa thực hiện được hoặc còn ở trần thấp.
Hi vọng, rằng qua những trải nghiệm đã qua với WTO thì với TPP hôm nay, chính quyền sẽ biến cơ hội thành một lợi ích tuyệt vời cho toàn dân, và không ai hết, mỗi người dân phải được hưởng những lợi ích tốt đẹp từ TPP.
(*). http://www.trungtamwto.vn/…/phan-tich-nhung-loi-ich-viet-na…
Phạm Thạch Hoàng
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/thoa-thuan-tpp-viet-nam-duoc-gi
VANHOANGHEAN.COM.VN

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

PTH: Hôm qua, viết STT "Thưa ông mất nước một ngày có sao đâu" chưa vội đăng lên trang vì còn nghĩ ngợi một chút. Sáng nay đọc báo, thấy ông phân trần, nghe bộ là "phủi", rằng không có nói câu như vậy. Em cũng chỉ đọc báo, không biết cánh nhà báo "chuyển âm" lời ông có đúng một trăm phần trăm không. Nhưng đã thế em quyết định post status này. Cứ coi như nhân chuyện, em đang sáng tác, mà sáng tác văn chương thì có thực có hư, đụng chạm chút có sao đâu! Nhưng mà điều em muốn nói và có lẽ nhiều người muốn nói là: xin các ông đừng làm mất nước nữa dù chỉ một ngày. 
THƯA ÔNG "MẤT NƯỚC MỘT NGÀY ĐÂU CÓ SAO"!
Vâng thưa ông, mất nước một ngày đâu có sao!.
Sao ở trên trời cuộc đời dưới đất. Nhân dân cần uống, cần rửa, cần vệ sinh...rất cần có nước. Nước là một thành tố cơ bản của sự sống này, mất nước mọi thứ đều tươi héo mà ông. Dù chỉ một ngày, những với con người là cả một sự gian nan. Ngạn ngữ nói: "Trăm rác lấy nước làm sạch", không có nước nhà nhà mất vệ sinh lắm ông ơi!.
Không có nước của các ông thì phải có nước dự trữ, nhưng rất tiếc đây không phải là ngày trời hạn để dân trữ nước, cũng không phải ngày chạy loạn để dân tích trữ phòng thân. Và tích trữ thì cũng phải có nguồn, đột ngột mất, không báo trước, lấy đâu ra nguồn mà dự trữ.
Không có nước quán hàng bán sao ông, dịch vụ sản xuất và dân sinh vận hành như thế nào. Trăm thứ khổ chứ ông.
Không có nước một ngày sự hôi hám bủa vậy, làm gì cũng dè dặt, cái sự đại tiện và tiểu tiện khắm mù ông có hay.
Ông nhận nhiệm vụ mang nước cho dân, ông đã không làm tròn nhiệm vụ mà ông còn buông lời như kẻ thấy trách nhiệm không phải của mình, việc không phải cháy nhà, chết người sao ông.
Đường nước sông Đà về Hà Nội đã vỡ đã 15 lần và tình hình này sẽ còn vỡ nữa. Chịu không hiểu nổi. Nếu nhà em, dù nghèo, vỡ 3 lần là em thay quách đi cho xong. Với các ông, có lẽ đó là chuyện nhớn hơn. Hi vọng ông sốt sắng lo cho dân nhờ. "Có sao đâu!", vâng sao ở trên trời ai chạm tới được. Mà cuộc đời trần thế vẫn là đây trăm mối cần nước.
Thưa ông! Đấy là may ông chỉ mới đề cập đến nước tự nhiên (H20) chứ ông chưa để cập đến câu chuyện "mất Nước" (Quốc gia) một ngày có sao đâu. Mất Nước một ngày là nghìn ngày đòi lại đó ông. Vậy nên, không để "mất nước" thì các bác điện, nước nhớ cho em là không để sự cố điện, nước đặc biệt ở khu trung tâm đầu não, dù chỉ một ngày. Vì điện nước, còn là câu chuyện đảm bảo an ninh quốc gia.
Rất thông cảm với gánh nặng của các bác, nhưng xin lỗi sáng nay em cũng vừa bình một câu fage của nhà văn N.Q.V, rằng: Phát biểu như trẻ trâu. Não ngắn thì không đến mức cũn cỡn thế chứ ông Tổng giám đốc!
"Tôi chỉ nói: Mất nước một ngày là có ảnh hưởng, nhưng mức ảnh hưởng không bằng mất nước mấy ngày. Chưa bao giờ tôi nói mất nước không phải lỗi của Vinaconex" -…
BỞI DOCBAO.VN

MÙA THU HÀ NỘI

Mùa nào chẳng có cái thi vị riêng của nó, điều này con tùy thuộc vào cảm nhận riêng của mọi người.
Với học trò là phải mùa hạ. Với đông đúc nhân gian thì thường là mùa xuân. Với một số loài, mùa đông lại là mùa sung sướng đi giấu mình nghỉ dưỡng.
Với tôi và nhiều người sống ở Hà Nội, mùa thu nơi này là mùa đáng yêu và có nhiều cảm xúc nhất trong năm.
*
Ngoảnh đi ngoảnh lại, thời gian đã tháng Mười. Mùa đã vào thu, Hà Nội thực vào thu. Những người Hà Nội chào đón mùa thu tất cả sự xao xuyến của tâm hồn.

Tôi cũng đã từng viết những dòng như thế này về mùa thu: “Mùa thu mang đến nhiều vẻ đẹp tinh tế, quyến rũ lòng người. Mùa của lá vàng bay trong gió nhẹ, trên nền trời trong xanh, nắng vàng nhàn nhạt, mùa của gợi hứng những vần thơ câu hát, ngọt ngào. Mùa thu nền trời có lúc như dát bạc pha lê, và xanh sâu thăm thẳm vừa diệu vợi, đã giảm bớt cái oi nồng của mùa hạ, mùa thu làm man mác lòng người.
Mùa thu lá cây cũng đẹp hơn, cây cối xanh tươi trong mùa hạ bắt đầu chuyển mình làm dáng tạo vẻ cứ như một cô gái đương thì thả nét đường xuân…”(Trích: Quá hạ là tới mùa thu).
Những nét đẹp ấy của mùa thu hình như Hà Nội đều gói trọn cả.
Nếu bạn đến Hà Nội vào mùa thu, chỉ cần thả xe chầm chậm đường Thanh Niên lặng ngắm Hồ Tây ban chiều, đi dọc phố Phan Đình Phùng nhuộm vàng cây lá, hay đến Hồ Hoàn Kiếm ban đêm hoặc sáng sớm, bạn sẽ mãn nhãn vị thu dịu dàng của Hà Nội. Bạn sẽ chứng kiến một tiểu vùng khí hậu đổi thay khác xa so với mùa hạ và mùa đông nơi đây. Nhưng những thời khắc đẹp đẽ đó cũng chỉ dừng lại vỏn vẹn ở mùa thu, bởi vậy nếu có thời gian bạn hãy tận hưởng nó.
Mùa Tháng Mười cũng thường là các cặp uyên ương tổ chức lễ cưới. Nơi này nơi kia trong lòng thành phố ta gặp cảnh chụp hình. Không ít đôi chọn một góc phố nơi trung tâm Hoàng thành Thăng Long, hoặc bãi cỏ xanh ven hàng cây trên đường Kim Mã, những công viên xanh Bách Thảo, Thủ Lệ cũng được nhiều cặp đôi lựa chọn. Những những cặp đôi tay trong tay tha thướt tạo dáng ghi lấy những khoảnh khắc đẹp với mùa thu, ánh mặt ngời lên hạnh phúc. Chứng kiến những cảnh đó, khiến ta có cảm giác thu thật bình yên.
*
Hà Nội mùa thu gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại: ngày cách mạng Tháng tám, ngày Quốc khánh (2/9), ngày giải phóng Thủ đô (10/10)...vì thế mùa thu cũng trở nên rộn ràng và ý nghĩa hơn đối với công dân thành phố.
Cái sự 4 mùa rõ nhất là ở miền Bắc và mùa thu không phải là riêng có của Hà Nội, nhưng nói đến mùa thu Hà Nội những ai có kỷ niệm và gắn bó với vùng đất này phải bâng khuâng như chạm vào cảm xúc gì đó đã cũ nhưng vẫn lung linh tươi mới, phải thừa nhận là thu Hà Nội quyến rũ với những nét rất riêng, cuốn theo những sâu lắng của đất trời.
Có biết bao lời ca câu hát viết về mùa thu Hà Nội ngân vang xao xuyến. Có thể ra các ca khúc nổi tiếng: “Có phải em là mùa thu Hà Nội” (Trịnh Công Sơn), “Nhớ mùa thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc, Thơ: Tô Như Châu), “Hà Nội mùa lá bay" (nhạc sĩ Hữu Xuân), "Hà Nội mùa thu" (nhạc sĩ Vũ Thanh), "Nồng nàn Hà Nội" (nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường), "Im lặng đêm Hà Nội" (nhạc sĩ Phú Quang, thơ Phạm Thị Ngọc Liên), "Đoản khúc thu Hà Nội" (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), Hoa sữa" (nhạc sĩ Hồng Đăng), "Hà Nội Đêm Trở Gió" (nhạc: Trọng Đài / lời: Chu Lai - Trọng Đài).
Trịnh Công Sơn gần như đã vẽ nên một mùa thu Hà Nội khá đầy đủ trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”:
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu/ Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua/Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi/Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời...”.

Có một tháng Mười mùa thu trong bài “Hà Nội đêm trở gió” nghe sao mà da diết nhất là đối với người Hà Nội đi xa: “Nhớ về mùa thu Tháng Mười, Áo học trò xanh những hàng me, Hà Nội ơi! Ta nhớ không quên Hà Nội ơi! Trong trái tim ta. Chiều mùa thu, gió về dọc trên phố phường, nắng vàng hồng tươi những nụ cười, Hà Nội ơi!”
Sẽ còn hứa hẹn nhiều sáng tác về mùa thu Hà Nội, khi mỗi con người Việt Nam còn thường trực những tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, dù ở đâu Hà Nội vẫn là trái tim hồng cả nước dõi về!
*
Nhiều thế hệ đã qua sống trên mảnh đất Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội cũng đã từng tận hưởng sắc thu, hương thu Hà Nội và thế hệ hôm nay dưới mùa thu nay lòng vẫn yêu mến tự hào. Chỉ có những cảm xúc riêng là không ai giống ai. Điều này còn tùy thuộc vào bối cảnh chính trị xã hội và sự biến đổi môi trường mà thời khắc ta sống. Song mùa thu, Hà Nội hôm nay không phải của chỉ riêng hôm nay mà mùa của hồn muôn năm cũ, mùa của lắng sâu đã kết lại một thi vị riêng với người Hà Nội bao đời nay.

Không ai có thể chọn mùa để sống, nhưng rõ ràng ta có thể chọn mùa để mến yêu. Với tôi, mùa thu Hà Nội như một giai nhân không phai sắc bao giờ.
Buổi sáng nay, những dòng chúc, lời niệm tràn ngập facebook chào đón tháng Mười. Lòng người rưng rưng những cảm xúc mùa về. Ta hãy thả hồn mình trong trời thu sắc thu Hà Nội và chuyển động trong nhịp công việc đầy ắp trong những tháng cuối năm.
Buổi sáng ra phố, nhìn những cô nữ sinh thanh tú trong áo dài bay theo gió thu. Buổi chiều, rời cơ quan trong cái tiết thu dịu, tan biến đi sự mệt nhọc của một ngày. Cái không khí thanh bình lãng mạn ấy chẳng phải đáng sống và tận hưởng lắm sao.
HN, 01/10/2015. Phạm Thạch Hoàng

P.s. Ảnh trong bài dùng từ nguồn Internet

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

TÔI THẤY...!

Từ cái tên phim "TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH", một số người hài hước nhìn thấy một số thứ khác. Hôm nay có bạn nói: Tôi thấy áo vàng ở ngã tư! Cánh dân nhậu kháo nhau trong quán: Tôi thấy bia mồi trên cỏ xanh. Một số người khác, đến tháng lương chưa về sốt ruột lại nói: Tôi thấy lương về trong giấc mơ. Một người đang mơ ô tô phát biểu: Tôi thấy tôi ngồi đu vô lăng. Chị công nhân hót rác thở than: tôi thấy đời tôi trên đống rác. Đôi uyên ương đang yêu nhau, tình tứ: Anh thấy hồn anh trong tim em. Nếu phỏng vấn thêm chắc còn nhiều người thấy những điều thú vị khác phải không các bạn!
Còn tôi, điều tôi luôn thấy là: Tôi thấy tắc đường mỗi sớm mai, và tôi cũng thấy: Sông trôi trên đường phố! và đôi khi tôi cũng thấy nỗi niềm tôi trên những chặng đường xa. Còn bạn!
Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" nghe nói là hay, ai đã xem? Kiếm một vé trở về tuổi thơ đi!
HN, 2/10/2015