Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

THỎA THUẬN TPP, VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ?

Việt Nam đạt được thỏa thuận TPP là một tin vui lớn. Với những người quan tâm theo dõi tình hình chính trị đất nước như chúng tôi, sự kiện này đã khép lại sự mong mỏi cũng như nỗi lo lắng bấy lâu. Việt Nam đã bước thêm một bước tiến trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Chào mừng niềm vui gia nhập TPP của đất nước bằng bài viết này.

-----------------------------------------------
THỎA THUẬN TPP, VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ?
Tối nay, cô em đồng nghiệp cùng phòng nhắn tin qua FB với nội dung:
"Anh ơi, đã đạt được thỏa thuận về TPP rồi.
Anh em mình có cơ hội mua bốn bánh..."
Chả là anh em tôi vừa đề cập đến câu chuyện TPP cũng chưa lâu, điều quan tâm nhất là liệu Việt Nam có được ký gia nhập TPP năm nay không!
Đã qua mấy vòng đàm phán, có lúc tưởng như đã xong, nhưng cũng có lúc dích dắc tưởng chừng như rất khó khăn.
Vào mạng kiểm tra thông tin, nhiều báo đã đưa tin sốt dẻo này. Đó có lẽ là tin tốt lành nhất đối với đất nước trong những ngày đầu tháng 10 năm nay.
Trước đó, không ít chuyên gia cho rằng, rào cản lớn nhất để Việt Nam vào TPP là vấn đề nhân quyền.
Vấn đề nhân quyền thì lâu nay giữa Mỹ và Việt Nam ngoài sự chia sẻ những giá trị chung thì còn có không ít những sự khác biệt. Nếu cứ tiếp tục câu chuyện nhân quyền theo kiểu ngã ngũ trắng đen thì chắc không biết đến bao giờ.
Chuyến đi Mỹ gần đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới quan sát cho là thành công, đã nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ lên một nấc mới và hứa hẹn còn mở ra nhiều sự hợp tác trên nhiều phương diện. Và hôm nay, TPP được kí kết đã chứng thực cho những niềm hi vọng ấy.

Vào TPP, theo phân tích của các chuyên gia trong nước, xét từ phương diện kinh tế, Việt Nam có thể đạt được các lợi ích sau đây, (*):
(i) Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP)
- Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa):
- Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư)
(ii) Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
“Khoản lời” này nằm ở những khía cạnh sau đây:
- Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP
- Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP:
- Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPP:
- Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công:
- Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường:
Tuy nhiên, lợi đi kèm với nó cũng có không ít cái hại. Song, nhìn chung, những sự phương hại này so với lợi ích thì không đáng kể.
Nhắc đến câu chuyện vui về mua ô tô sau khi gia nhập TPP mà anh em tôi trao đổi, đó có thể sẽ là thực tế với nhiều người, vì xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các thành viên TPP, thì thuế suất giảm, thậm chí bằng 0 và cơ hội thương mại với chi phí thấp sẽ đến với từng người dân.
Những người thu nhập thấp sẽ có cơ hội gia nhập câu lạc bộ “4 bánh” là một câu chuyện trước mắt.

Tuy nhiên, nỗi vui mừng, niềm tự hào, sự lạc quan nào thì cũng phải trên những bước đi thực tế. Năm 2007, nhiều người Việt Nam vui mừng vì đất nước được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 16 năm sau, nhiều mục tiêu, thỏa thuận với WTO hiện Việt Nam chưa thực hiện được hoặc còn ở trần thấp.
Hi vọng, rằng qua những trải nghiệm đã qua với WTO thì với TPP hôm nay, chính quyền sẽ biến cơ hội thành một lợi ích tuyệt vời cho toàn dân, và không ai hết, mỗi người dân phải được hưởng những lợi ích tốt đẹp từ TPP.
(*). http://www.trungtamwto.vn/…/phan-tich-nhung-loi-ich-viet-na…
Phạm Thạch Hoàng
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/thoa-thuan-tpp-viet-nam-duoc-gi
VANHOANGHEAN.COM.VN