Rất thú vị với Phạm Sĩ An, một người nghiên cứu kinh tế học lại quan tâm nhiều đến câu chuyện thiền (Zen) và những chuyện đường biên của kinh tế. Hôm qua trao đổi chat chít, hẹn với đồng chí ấy về cái gọi là "tâm thiền" mà chưa viết ra được, đại loại có 3 ghi chú ngắn về Tâm thiền:
- Thái độ sống chủ về cái tĩnh. Đạt sự cân bằng và hài hòa là căn bản và chủ đạo, vượt lên cái động.
- Trạng thái nội tâm không dao động trước cảnh và tình, không câu chấp vào nhẽ sự nhỏ nhặt, tầm thường của cuộc sống sinh hoạt vật chất.
- Tâm và cảnh như nhất, cảnh được thanh lọc một cách đẹp đẽ qua sự kiên cố (Định) của tâm.
Đấy là những hiểu biết hạn hẹp của mình về một trạng thái/cảnh huống không dễ gì gọi tên.
Sáng nhớ ra chuyện này, có mấy câu tặng đ/c An đọc chơi.
"AN TRÚ HIỆN TẠI"(*)
- Trạng thái nội tâm không dao động trước cảnh và tình, không câu chấp vào nhẽ sự nhỏ nhặt, tầm thường của cuộc sống sinh hoạt vật chất.
- Tâm và cảnh như nhất, cảnh được thanh lọc một cách đẹp đẽ qua sự kiên cố (Định) của tâm.
Đấy là những hiểu biết hạn hẹp của mình về một trạng thái/cảnh huống không dễ gì gọi tên.
Sáng nhớ ra chuyện này, có mấy câu tặng đ/c An đọc chơi.
"AN TRÚ HIỆN TẠI"(*)
Vì chưa đạt tới "tâm thiền"
Nên ta thường dao động biến thiên với đời
Vượt lên nghịch cảnh cuộc thời
An nhiên, tự tại là "chơi" cuộc thiền !
Nên ta thường dao động biến thiên với đời
Vượt lên nghịch cảnh cuộc thời
An nhiên, tự tại là "chơi" cuộc thiền !
Thiền là một trạng thái đẹp đẽ. Càng động, chịu áp lực và căng thẳng, con người càng mong có được khoảnh khắc Thiền. Nhưng trong cuộc đời biến đổi phù du, đầy danh lợi cám dỗ, những yêu ghét thường trực, những thị phi quấy nhiễu, một thân phận người như cỏ cây trước gió, hỏi mấy ai đạt tới Tâm thiền !
Đó hình như là cảnh giới của các bậc chân tu đắc đạo.
(*) Chữ dùng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Đó hình như là cảnh giới của các bậc chân tu đắc đạo.
(*) Chữ dùng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.