THƯƠNG HOÀI MIỀN TRUNG
(Hôm qua, nguyên nhân về cá chết hàng loạt đã rõ ràng. Nay nhân một cựu sinh viên nhắn tin cho tôi nói: "chỗ e bây giờ khó khăn kinh tế lắm. Nhưng dân thì vẫn yên. Chỉ có khổ và khó khăn...". Tôi tự hỏi, thảm hoạ này liệu có làm dân miền Trung gục ngã ?
Bài tản mạn này tôi viết trong những ngày miền Trung đang hứng cơn "bão" độc tố, nay tôi post lên đây cả nhà cùng đọc.
Cả nước sẽ bao giờ mới hết nhìn miền Trung với con mắt thương cảm. Dân miền Trung bao giờ mới vực dậy đi lên??? )
***
(Hôm qua, nguyên nhân về cá chết hàng loạt đã rõ ràng. Nay nhân một cựu sinh viên nhắn tin cho tôi nói: "chỗ e bây giờ khó khăn kinh tế lắm. Nhưng dân thì vẫn yên. Chỉ có khổ và khó khăn...". Tôi tự hỏi, thảm hoạ này liệu có làm dân miền Trung gục ngã ?
Bài tản mạn này tôi viết trong những ngày miền Trung đang hứng cơn "bão" độc tố, nay tôi post lên đây cả nhà cùng đọc.
Cả nước sẽ bao giờ mới hết nhìn miền Trung với con mắt thương cảm. Dân miền Trung bao giờ mới vực dậy đi lên??? )
***
Hình như muôn đời nay, miền Trung đối mặt với những thảm họa do thiên tai, chủ yếu là bão, lũ, thì những năm gần đây, trong hướng phát triển đi lên người miền Trung đang phải gồng mình chống đỡ không ít “nhân tai”. Sự kiện biển bị nhiễm độc, cá chết nổi trắng bờ mới đây thực sự là một nhân tai. Oái ăm, đau khổ với Vũng Áng nói riêng, với 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế) nói chung chính là ở cái nhân tai này.
Nước biển nhiễm độc, cá 4 tỉnh miền Trung chết lăn quay, phơi trắng bờ biển. Dân tình bức xúc, muôn nơi thương cảm miền Trung. Những ngư dân quanh năm một nắng hai sương bám biển, nay nhìn cá chết, biển vắng mà nước mắt lặn vào trong chẳng biết làm gì.
Trong khi các cơ quan của bộ ngành và Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra xác minh, dân chưa có câu trả lời có trách nhiệm rõ ràng, dư luận nghi ngờ hướng vào đổ lỗi cho Formosa thì ông Chu Xuân Phàm- Phòng Đối ngoại của Formosa làm nóng dư luận khi trả lời đầy thách thức: biển cá tôm và nhà máy, chọn cái này thì mất cái kia!
Dân chưa được cảm thông với mất mát với những thiệt hại nhiều tỉ đồng, chưa được hỗ trợ để tiếp tục mưu sinh thì lại trào dâng lên nỗi uất hận. Hóa ra người ta đến đây dựng xây nhà máy chỉ vì biết đến ích lợi của họ, họ đâu có quan tâm đến sống chết của biển, ngư trường mưu sinh của hàng vạn dân dọc duyên hải miền Trung.
Hôm nay những cái cúi đầu của lãnh đạo tập đoàn Formosa (mà đáng lẽ ra phải sớm hơn) cũng đã không làm nguôi ngoai cái giận trào dâng trong lòng người. Dân phản đối Formosa, dân biểu tình phản đối trước cổng ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đòi tẩy chay Formosa. Tỉnh sẽ xử lý ra sao với khủng hoảng này, trong khi mấy ngày hôm nay những sự im lặng của lãnh đạo tỉnh vẫn gợi lên nhiều câu hỏi trong lòng dân ! Mà hình như câu chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát của tỉnh, một cuộc khủng hoảng lớn hơn: khủng hoảng quản trị rủi ro quốc gia.
Khu công nghiệp thì lớn, phải di dời dân một lượng dân lớn, lấy mặt bằng hàng triệu m vuông đất, xây hoành tráng cái gì ở trong như một vùng cấm người Việt bất khả xâm phạm. Lợi ích của khu công nghiệp mang lại cho dân, dân chưa thấy được hưởng lợi ở đâu, nhưng những mất mát, thiệt đơn thiệt kép mà dân thấy là khá rõ, đó là làm mất đi nguồn hải sản để đánh bắt và gây nên sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường biển. Hệ lụy theo nhận định của chuyên gia không chỉ một sớm một chiều mà còn mãi dài lâu, nếu các tiêu chuẩn về thả xải tiêu độc không được đảm bảo và kiểm tra nghiêm ngặt. Chưa kể những độc tố lưu lại dưới đáy biển tiếp tục phản ứng và gây ra những hệ lụy môi trường khó có thể tính được.
Trong mấy ngày cá chết, nhân dân khắp cả nước thương Miền Trung. Bốn tỉnh nghèo Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và nhiều tỉnh miền Trung khác - nguồn lợi sống phần lớn nhờ biển nay lại hứng chịu thiệt thòi chưa biết tính tiếp kế sinh nhai ra sao. Những lồng cá trơ trọi, những quán hàng biển đìu hiu vắng khách, những ánh mắt dõi về phía biển đau đáu, lo toan.
Mưa dông, bão lũ đã kinh niên hứng chịu đã đành, nhưng khủng hoảng thất thiệt như thế này có lẽ cũng là lần đầu tiên phải đối mặt, người miền Trung bất ngờ, không kịp phản ứng, dân trắng tay, lòng se sắt lòng.
Có nhất định nỗi đau thương mất mát như vậy dồn dập tới miền Trung?.
Sao chúng ta không có cơ may quản trị khủng hoảng phòng xa khi đặt những công trình lớn cỡ như vậy đặt gần nơi môi trường sống của dân. Cái gì là trong tầm tay, cái gì có thể tránh xa và phòng tránh từ đầu, vì một tương lai phát triển bền vững ít rủi ro hơn sao đã không được tính đến?
Dân miền Trung đã chịu nhiều mất mát. Là nơi của những “địa đầu tuyến lửa”, “lũy thép lũy hoa”, chí khí cách mạng hào hùng, sẵn sàng đi tiên phong, hi sinh mất mát lớn lao nhất trong chiến tranh vệ quốc...nhưng sau chiến tranh, hình như chưa lúc nào miền Trung thực sự có yên bình.
Cả nước đã hướng về miền Trung ruột thịt chia sẻ ngọt bùi khi bão, giông, lụt lộị. Năm 2010, trong lũ lụt miền Trung tôi có dịp trở về cứu trợ, thấy thương dân mình quá đỗi. Những người nông dân chân chất đôn hậu đối mặt với nhọc nhằn lam lũ kinh niên. Chuyện đó đâu có thể trách Trời.
Nhưng với sự cố biển dính độc hôm nay, nhiều con em miền Trung đi xa biết được nguyên nhân đã phẫn uất, tức giận. Đáng trách lắm những nhân tai.
Nhiều bà con không phải miền Trung thì xót xa đồng cảm tự đáy lòng. Thêm một lần thương cùng miền Trung ruột thịt. Những vần thơ trên mạng, những status tức giận, những chia sẻ dồng dập trên facebook nói về miền Trung, đòi sự công bằng cho dân miền Trung.
Những người dân quê, dù đi đâu về đâu họ cũng không thể bỏ được môi trường sống quen thuộc của mình là ruộng đồng, vườn tược, là sông biển, là gò đồi. Nếu không mang đến cho dân thuận lợi tốt nhất thì đừng lấy đi của dân những cơ hội và càng không nên mang đến những thách thức, rủi ro.
Những ngày nay, miền Trung đang đối mặt với cú shock nhiễm độc biển mà chưa biết lúc nào khắc phục được. Trong ngày hôm nay thôi, khi Formosa cúi đầu xin lỗi người dân, có tờ báo đưa tin biển đã trong trở lại, dân hoài nghi. Phát ngôn của ngài thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại cuộc họp báo chiều tối ngày 27.4 chưa thuyết phục. Nhiều câu hỏi nóng xung quanh chuyện cá chết, biển nhiễm độc còn tiếp tục và cần sớm được các cơ quan chức năng trả lời rốt ráo để an lòng dân miền Trung, lòng dân cả nước đang quan tâm tới miền Trung.
Thương về miền Trung, người Miền Trung rất cần tiếp tục đón nhận tình yêu thương. Nhưng người viết bài này tự hỏi, trong bước đường hội nhập hôm nay, đứng trước nhiều những cơ hội phát triển bền vững mà miền Trung vẫn chưa thể đi lên.
Miền Trung ơi, lòng ta phải cứ thương hoài !
Nước biển nhiễm độc, cá 4 tỉnh miền Trung chết lăn quay, phơi trắng bờ biển. Dân tình bức xúc, muôn nơi thương cảm miền Trung. Những ngư dân quanh năm một nắng hai sương bám biển, nay nhìn cá chết, biển vắng mà nước mắt lặn vào trong chẳng biết làm gì.
Trong khi các cơ quan của bộ ngành và Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra xác minh, dân chưa có câu trả lời có trách nhiệm rõ ràng, dư luận nghi ngờ hướng vào đổ lỗi cho Formosa thì ông Chu Xuân Phàm- Phòng Đối ngoại của Formosa làm nóng dư luận khi trả lời đầy thách thức: biển cá tôm và nhà máy, chọn cái này thì mất cái kia!
Dân chưa được cảm thông với mất mát với những thiệt hại nhiều tỉ đồng, chưa được hỗ trợ để tiếp tục mưu sinh thì lại trào dâng lên nỗi uất hận. Hóa ra người ta đến đây dựng xây nhà máy chỉ vì biết đến ích lợi của họ, họ đâu có quan tâm đến sống chết của biển, ngư trường mưu sinh của hàng vạn dân dọc duyên hải miền Trung.
Hôm nay những cái cúi đầu của lãnh đạo tập đoàn Formosa (mà đáng lẽ ra phải sớm hơn) cũng đã không làm nguôi ngoai cái giận trào dâng trong lòng người. Dân phản đối Formosa, dân biểu tình phản đối trước cổng ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đòi tẩy chay Formosa. Tỉnh sẽ xử lý ra sao với khủng hoảng này, trong khi mấy ngày hôm nay những sự im lặng của lãnh đạo tỉnh vẫn gợi lên nhiều câu hỏi trong lòng dân ! Mà hình như câu chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát của tỉnh, một cuộc khủng hoảng lớn hơn: khủng hoảng quản trị rủi ro quốc gia.
Khu công nghiệp thì lớn, phải di dời dân một lượng dân lớn, lấy mặt bằng hàng triệu m vuông đất, xây hoành tráng cái gì ở trong như một vùng cấm người Việt bất khả xâm phạm. Lợi ích của khu công nghiệp mang lại cho dân, dân chưa thấy được hưởng lợi ở đâu, nhưng những mất mát, thiệt đơn thiệt kép mà dân thấy là khá rõ, đó là làm mất đi nguồn hải sản để đánh bắt và gây nên sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường biển. Hệ lụy theo nhận định của chuyên gia không chỉ một sớm một chiều mà còn mãi dài lâu, nếu các tiêu chuẩn về thả xải tiêu độc không được đảm bảo và kiểm tra nghiêm ngặt. Chưa kể những độc tố lưu lại dưới đáy biển tiếp tục phản ứng và gây ra những hệ lụy môi trường khó có thể tính được.
Trong mấy ngày cá chết, nhân dân khắp cả nước thương Miền Trung. Bốn tỉnh nghèo Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và nhiều tỉnh miền Trung khác - nguồn lợi sống phần lớn nhờ biển nay lại hứng chịu thiệt thòi chưa biết tính tiếp kế sinh nhai ra sao. Những lồng cá trơ trọi, những quán hàng biển đìu hiu vắng khách, những ánh mắt dõi về phía biển đau đáu, lo toan.
Mưa dông, bão lũ đã kinh niên hứng chịu đã đành, nhưng khủng hoảng thất thiệt như thế này có lẽ cũng là lần đầu tiên phải đối mặt, người miền Trung bất ngờ, không kịp phản ứng, dân trắng tay, lòng se sắt lòng.
Có nhất định nỗi đau thương mất mát như vậy dồn dập tới miền Trung?.
Sao chúng ta không có cơ may quản trị khủng hoảng phòng xa khi đặt những công trình lớn cỡ như vậy đặt gần nơi môi trường sống của dân. Cái gì là trong tầm tay, cái gì có thể tránh xa và phòng tránh từ đầu, vì một tương lai phát triển bền vững ít rủi ro hơn sao đã không được tính đến?
Dân miền Trung đã chịu nhiều mất mát. Là nơi của những “địa đầu tuyến lửa”, “lũy thép lũy hoa”, chí khí cách mạng hào hùng, sẵn sàng đi tiên phong, hi sinh mất mát lớn lao nhất trong chiến tranh vệ quốc...nhưng sau chiến tranh, hình như chưa lúc nào miền Trung thực sự có yên bình.
Cả nước đã hướng về miền Trung ruột thịt chia sẻ ngọt bùi khi bão, giông, lụt lộị. Năm 2010, trong lũ lụt miền Trung tôi có dịp trở về cứu trợ, thấy thương dân mình quá đỗi. Những người nông dân chân chất đôn hậu đối mặt với nhọc nhằn lam lũ kinh niên. Chuyện đó đâu có thể trách Trời.
Nhưng với sự cố biển dính độc hôm nay, nhiều con em miền Trung đi xa biết được nguyên nhân đã phẫn uất, tức giận. Đáng trách lắm những nhân tai.
Nhiều bà con không phải miền Trung thì xót xa đồng cảm tự đáy lòng. Thêm một lần thương cùng miền Trung ruột thịt. Những vần thơ trên mạng, những status tức giận, những chia sẻ dồng dập trên facebook nói về miền Trung, đòi sự công bằng cho dân miền Trung.
Những người dân quê, dù đi đâu về đâu họ cũng không thể bỏ được môi trường sống quen thuộc của mình là ruộng đồng, vườn tược, là sông biển, là gò đồi. Nếu không mang đến cho dân thuận lợi tốt nhất thì đừng lấy đi của dân những cơ hội và càng không nên mang đến những thách thức, rủi ro.
Những ngày nay, miền Trung đang đối mặt với cú shock nhiễm độc biển mà chưa biết lúc nào khắc phục được. Trong ngày hôm nay thôi, khi Formosa cúi đầu xin lỗi người dân, có tờ báo đưa tin biển đã trong trở lại, dân hoài nghi. Phát ngôn của ngài thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại cuộc họp báo chiều tối ngày 27.4 chưa thuyết phục. Nhiều câu hỏi nóng xung quanh chuyện cá chết, biển nhiễm độc còn tiếp tục và cần sớm được các cơ quan chức năng trả lời rốt ráo để an lòng dân miền Trung, lòng dân cả nước đang quan tâm tới miền Trung.
Thương về miền Trung, người Miền Trung rất cần tiếp tục đón nhận tình yêu thương. Nhưng người viết bài này tự hỏi, trong bước đường hội nhập hôm nay, đứng trước nhiều những cơ hội phát triển bền vững mà miền Trung vẫn chưa thể đi lên.
Miền Trung ơi, lòng ta phải cứ thương hoài !