Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

n vào một nơi như thế. Bạn cũng phải kiểm tra an ninh như vào khu chuẩn bị bay. Bạn phải di nhẹ, nói khẽ và từ tốn.
Tòa nhà Quốc hội mới do người Đức thiết kế theo sự mô phỏng triết lý Á Đông "trời tròn đất vuông", thay cho tòa nhà cũ đã đi cùng lịch sử với 12 khóa Quốc hội (1-12), được đặt trên khu đất Ba Đình, nền Hoàng thành Thăng Long xưa, nơi 'đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/Nước còn cau mặt với tang thương" (Bà Huyện Thanh Quan).
Những người trẻ, các bạn có thể là ông nghị trong tương lai ! Cô thuyết minh nói như vậy!
Vâng tương lai một đất nước tùy thuộc phần lớn vào các bộ óc ngồi trong tòa nhà vĩ đại này. Dù rằng, rộng lớn hơn, lịch sử thuộc về nhân dân.
Nói chuyện vui, ở Việt Nam ai cũng có thể là ông nghị. Một bác xe ôm, một bà bán nước cũng nói chuyện "hiểu biết" như một ông nghị và thậm chí đưa ra các "phán đoán" về đất nước như khẩu khí của một chính trị gia cỡ nhớn.
 Nhưng nghĩ cho kỹ, làm ông nghị chuyên nghiệp không đơn giản, khi tiếng nói của nghĩ sị phải là tiếng nói đại diện cho lợi ích của đa số dân chúng và như vậy, điều quan trọng là các nghị sĩ phải đưa ra được các quyết sách tầm vĩ mô, có khả năng giải quyết được các vấn đề đại cục quốc kế dân sinh hợp với lòng dân và bối cảnh thời đại.
Và một khía cạnh nữa, nói theo Hồ Chí Minh là phải "đưa chính trị vào giữa dân gian". Tức là làm chính trị không phải là làm cái gì đó xa vời, quá nhạy cảm mà chính trị phải là hơi thở của cuộc sống. Để người dân cảm thấy rằng chính sách và cuộc đời đi liền với nhau, ông nghị bà nghị hay quan chức chính phủ không phải là ai đó cao xa mà là những người đại diện xứng đáng gần gũi thân thiết của mình.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Viết cho ngày 27/7

CÓ NHỮNG CHÀNG TRAI ĐI MÃI KHÔNG VỀ
(Viếng hồn người 
liệt sĩ đã ngã xuống trong những trận chiến bảo vệ Tổ quốc)






* * *
Có những chàng trai đi mãi không về
Chiến tranh máu đỏ thành sông, xương tan thành bình địa
Còn đó lời thề quyết tử
Để Tổ quốc mình sinh nở những mùa xuân

Chiến tranh không chỉ đến một lần
Với đất nước yêu hòa bình, chiến tranh như kẻ trêu ngươi
Rèn dũa chí khí, nuôi con tim chịu đựng
Trai tráng lên đường, gái xuân lau nước mắt
Con đi rồi, mẹ mong ngóng những đêm trường
Chồng đi rồi, vợ lặng lẽ nhớ thương

Có những chàng trai đi mãi không về
Giấy báo tử chưa tin là chứng tử
Bàn thờ trên chính gian, mà người vẫn còn đâu đó
Ngỡ biệt ly, lời hẹn vẫn đinh ninh

Có những chàng trai đi mãi không về
Đất nước mình có ngàn chàng trai như thế
Mẹ Tổ quốc đêm đêm dõi theo thổn thức
Nước mắt nào khóc cạn cho con

Nhưng anh sẽ trở về theo từng ngọn gió
Anh trở về theo những dòng sông
Anh trở về theo muôn trùng cánh sóng
Linh hồn anh neo mãi với ruộng đồng

Anh sẽ trở về trên bàn thờ Tổ quốc
Nơi nghìn chàng trai, chung một chiến hào
Nơi nghìn chàng trai không nguôi nhớ Mẹ
Nơi vạn nén nhang thơm nghi ngút tận trời cao!



TRƯỚC LINH THIÊNG HỒN CHỊ HỒN ANH
(nhân viếng Đài Liệt sĩ Bắc sơn)
Tháng bảy mây bay hồng xứ sở
Mắt yêu thương dâng lệ những nấm mồ
Bao tượng đài nghiêng mình theo lời khấn
Khói hương tràn dâng đọng phía hư vô

Tôi đã đi qua nhiều nghĩa trang đất những 
Những nắm xương tạc dáng dưới bầu trời
Hữu danh vô danh tên anh đã là bất tử
Cát bụi hoá thành vạn nẻo xanh

Thuở ấy bao chàng trai ra trận
Bao cô gái xung phong tiền tuyến lên đường
Hiến dâng đời làm nên đất nước
Để lại mai sau muôn vạn niềm thương

Tôi đến đây bái vọng hồn anh
Tôi đến đây cúi mình trước hồn thiêng của chị
Tôi một thế hệ không hề đi qua cuộc chiến
Đang gánh trên mình bao khát vọng xuân xanh

Tôi chẳng cầu gì ngoài lời nói tri ân
Trước vĩ đại mình thành bé nhỏ
Trước thiêng liêng điều tầm thường không nên có
Lặng ngắm mây bay thánh thiện ở trên đầu
HN, 27/72017


Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

CÔNG LAO

(Viết nhân ngày của Mẹ. Ngày Chủ nhật, tuần thứ 2 của tháng 5 hàng năm)
Mẹ cha là đấng sinh thành
Thầy cô là bậc dạy mình thành nhân
Bạn bè giúp sức đỡ đần
Cuộc đời cứ thế, đi gần, đi xa
Một đời ân nghĩa mẹ cha
Một đời mát mướt bao la tình thầy
Một đời bè bạn cầm tay
Đêm đêm tự nhủ lòng này gắng thêm
Đo trăm năm chẳng đủ
Những ân nghĩa cao dày
Ơn sinh thành, dạy dỗ
Cao vút tận xanh mây
Dặn lòng ta tiếp bước
Những giá trị quê nhà
Những niềm mong cha mẹ
Hoà nhập đời bao la!








HN, 14/5/2017

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

CHUYỆN QUÊ, CHUYỆN NGƯỜI
*
Sáng, một em csv nhắn tin nói quê em giờ như thời chiến.
Biết rồi em, chuyện Lộc Hà.
Bọn em phải họp liên tục.
ừ thì họp cũng là một giải pháp cho vấn đề!
Em bảo có nhiều điều không thể chia sẻ qua inbox
ok em, thôi cứ nhẫn nại làm việc.
Nhân chuyện, face mgs hỏi ông bạn CA: đã đến LH chưa
Bạn nói, đến rồi.
Bạn cũng chẳng cung cấp gì thêm. Và mình cũng không hỏi thêm.
Mối quan tâm của hắn chắc còn nặng hơn mình ấy chứ!
*
Nhìn từ phương diện logic mà nói, chuyện gì cũng có logic của nó.
Không nhân sao có quả.
Quả không chỉ là kết quả nhất thời mà thường còn là hệ quả, hệ lụy dài dài.
Đã hệ lụy thì phải giải quyết. Vấn đề là cần một giải giải pháp thông minh.
Giải pháp tối ưu luôn là vấn đề đau đầu nhà quản lý, cái khó là đạt được một giải pháp chính trị tổng thể và bền chắc.
Còn giải pháp gỡ rối nhất thời thì người mình giỏi lắm.
*
Cũng lướt Face mới biết bác C. nổi tiếng vừa bị cấp cao bỏ phiếu đề nghị cách ghế. Âu cũng là cái lẽ công- tội. Giờ thì bác đang tiến thoái lưỡng nan. Không thể bẻ gậy chống trời, là câu dân gian hay nói, dù một thời bác oai hùng một nẻo miền Trung.
Chuyện của bác rồi cũng sẽ được giải quyết bởi một quyết tâm chính trị.
Em không đủ sức bàn, mần mấy câu thơ cảm thán, nhỡ bác có đọc cũng đừng tức em. Em cũng là dân thôi. Em cũng biết thế mà thôi!
BÁC C.
*
Hỏi bác mần răng mà cự được
Hồn cá kêu đòi tận trời cao
Một Vũng Áng xanh nay mất dạng
Hỏi ai thương bác, thương được sao!
Con đường quan lộ thôi đành thế
Nước biển đục rồi về tắm ao
Số đã định rồi ai thể cự
Dưới trời đâu dễ tính thấp cao
Paxuho. 4.4. 2017

BỐN BÁNH (THƠ VUI)

Bạn hỏi bao giờ lên bốn bánh
Thưa rằng, bốn bánh đã lâu rồi
Nhà có hai - xe hai bánh
Cộng thành bốn bánh chạy liên hồi
4 bánh giờ đã thành lạc hậu
Tới đây 6, 8 bánh mới chơi
2018 chờ xem nhé
Nếu ổn, ta mần chiếc, lên đời
Giờ những tên xe nghe xa lạ
Những hàng những hiệu tót xa vời
Bánh xe cuộc sống quay chóng mặt
Ước mơ cứ gác ở trên trời !
HN, CN 9/4/2017

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

MỘT NGÀY NẮNG, BỖNG GẶP NẮNG HỒNG


(Gửi Phi Hằng, Châu Giang, Cao Nguyên, Đình Biên cùng những người bạn cũ lớp TLH)
*** 
Bất chợt ngó face bạn Phi Hằng. Bạn học hai năm giai đoạn I, giờ là TS dạy trường Đoàn Trung ương. Bạn vừa đi thăm chùa Thầy và trưng ảnh kỷ niệm xưa năm 1998. Hình ảnh có mặt mình, kỷ niệm là của chung chúng mình. 
Mình bỗng gặp lại mình, gặp lại bạn mình những cái tên có nhớ, có quên, nhưng phần nhiều là nhớ.
Thuở đó, một ngày nắng, những cô cậu sinh viên năm hai cùng nhau trên những chiếc xe đạp, cùng nhau thăm thú một miền quê. Từng đôi thay nhau đạp xe, đèo nhau trong nắng, đi đôi chục km đến thăm Chùa Thầy, tiếng nói cười ríu rít chốn thiền môn. 
Có lẽ mình không còn những tấm hình này. Nay xem ảnh trên dòng thời gian của bạn, lòng nở một nụ cười. Kỷ niệm xưa nếu không được gợi nhớ, cũng có khi theo thời gian nó mãi trôi về miền quá khứ. Dù rằng, khoảng thời gian nào đó, trong cuộc đời này, chúng ta vẫn có những dịp gặp nhau, trò chuyện cùng nhau. 
Thế giới FB thật diệu kỳ, không hẹn mà gặp, gặp một miền ký ức trong nắng, ta phiêu diêu, ta trở về những năm tháng đã hạnh ngộ cùng nhau. Đó cũng là một cái duyên của tình bè bạn.
Cám ơn bạn Phi Hằng, qua thời gian, vẫn đằm mãi như thế một tình yêu. 


MIỀN NẮNG CỦA NGÀY XƯA
(Mến tặng các bạn lớp TLH 1997-1998 mấy vần thơ nhân xem các tấm hình kỷ niệm xưa cùng các bạn)
Có một ngày nắng còn hồng trong tôi
Có một mùa thu hình như qua rồi
Nắng toả màu vương trong hồn thẳm
Nắng tô lên môi ta thắm những nụ cười
Nắng ở bên người nắng bên tôi 
Dẫu mùa năm ấy đã chia phôi
Con đường ta đi bao lần nắng
Còn mãi trong nhau nắng một phương trời
Gặp nắng trong tấm hình xưa kỷ niệm
Có ai khóc để quên nắng ở phương nào
Chưa ngủ yên khi tâm hồn sơn trẻ
Nhớ nhung nhiều và thương nắng biết bao nhiêu
Hoa của nắng ta thắt nơ cài kỷ niệm
Cài trong nhau miền nắng sân trường
Ai trở lại ngắm miền xưa kỷ niệm
Chào hộ tôi miền nắng của mùa thương


Hà Nội, 28/3/2017
P.X.H




Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

"KHÁT VỌNG TÂY NGUYÊN" ĐÃ BỪNG SÁNG SÂU KHẤU ÂU CƠ

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tham gia Liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
Tác phẩm trình diễn: Khát vọng Tây Nguyên
MC: Nguyễn Phương Thuỳ
Biểu diễn: Đội văn nghệ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Tại Nhà hát Âu Cơ vào lúc 21h45 phút -21h05 phút, ngày 24/3/2017
***

Với liên khúc ca múa nhạc "Khát vọng Tây Nguyên", đội văn nghệ Viện Hàn lâm KHXH đã thực sự thổi lửa trên sân khấu nhà hát mang tên Mẹ Âu Cơ. 
Mang đến liên hoan nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương tiết mục lấy cảm hứng về vùng đất và con người Tây Nguyên, các chàng trai cô gái viên chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam dường như đã mang trọn những âm hưởng đại ngàn Tây Nguyên lên sâu khấu. 
Những tinh túy văn hóa và con người Tây Nguyên được trưng diễn. Cuộc sống sinh hoạt vật chất và tinh thần được mô tả một cách cuốn hút, bởi sự uyên chuyển, nhập hồn của người diễn, cộng hưởng bởi âm thanh réo rắt trầm, bổng của nhạc cụ.
Tiết mục có sự góp mặt hai diễn viên đến từ chính mảnh đất Tây Nguyên. Tiếng đàn T’ rưng biểu diễn bởi A.Tuấn người con Xơ Đăng; giọng ca nữ Rơ Đăm Bích Ngọc, một phiên bản có hạng cỡ Siu Black, cũng đến từ dân tộc Xơ Đăng, trong trang phục sắc vàng đã thổi bùng lên “Ngọn lửa Cao Nguyên” đầy sôi động.
Trong một tổ hợp âm thanh liên diễn của khí nhạc, của tiếng đàn, lời ca, tất cả như đang vọng vào vách núi trườn lên những đám mây, qua rừng xanh, vờn trên thung lũng, dội lại tai người nghe trao truyền cái sinh khí, khát vọng của con người Tây Nguyên, thật đặc biệt. 
Ai đã hòa vào Tây Nguyên trong những đêm nổi lửa, ai đã say Tây Nguyên bên ché rượu cần, ai đã từng khám phá say mê không gian văn hóa Cồng Chiêng trong các buôn làng, ai đã lên nương lên rẫy nơi núi đồi cao nguyên đất đỏ Ba Zan, ai đã từng ngắm thác Lang Biang huyền thoại, ai đã từng lên đây đó nơi Cao Nguyên miền Trung mà ngắm sự vắng lặng của núi rừng để cảm nhận sự dung dị của mảnh đất Tây Nguyên thì khi xem tiết mục này ắt hẳn đều thấy rạo rực trong lòng. 
Người xem nghe thấy sự rộn ràng của cuộc sống buôn làng, sự rộn rã của lễ hội, cảnh lao động, sinh hoạt đời thường tự nhiên mà duyên dáng. Cuộc sống ấy đã được cách điệu hóa ngoài ngôn ngữ hình thể đầy biểu cảm, bởi sự giao hòa của sắc phục, khí nhạc đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên như thường thấy thì còn được diễn bởi cái lối cảm thụ bác học về văn hóa của những cán bộ làm công tác nghiên cứu đã ít nhiều có những chuyến điền dã, trải nghiệm với Tây Nguyên, nhờ đó, họ đã diễn như những nghệ sĩ đích thực.
Liên khúc đậm chất sử thi Tây Nguyên của đoàn văn nghệ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thật sự là một sự lựa chọn trình diễn độc đáo, thu hút người xem từ đầu đến cuối. 
Có thể nói trong khung khổ thời gian 15 phút của chương trình, tiết mục “Khát vọng Tây Nguyên” đã phô diễn được những nét đặc sắc của con người và văn hóa Tây Nguyên, tái tạo một Tây Nguyên huyền thoại trên sân khấu, một Tây Nguyên bao la khoáng đạt, sâu lắng ân tình nhưng cũng còn nhiều vất vả, gian lao. 
Tiết mục mang đến một thông điệp: vùng đất ấy, con người nơi ấy còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, gìn giữ và phát triển bền vững.

GẶP LẠI XỨ LẠNG [P.T.H]

Thoảng hoặc mới đến Lạng Sơn. Thành phố này cách Hà Nội 150 km, sau 4 giờ đồng hồ lăn bánh trên chiếc xe hiệu Daewoo đã cũ, chúng tôi gặp đất và người xứ Lạng.
Trời mây hơi ỉu xìu, đó là không khí chung của xứ Bắc những ngày này.
Đi qua những tên phố, những địa danh, chúng ít nhiều gợi lên trong tôi những "miền" lịch sử: Chi Lăng, Đông Kinh, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Văn Thụ, vvv.
Gặp chợ đêm Kỳ Lừa, tôi thoáng nhớ đến những câu ca dao về xứ Lạng:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lặng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em"
Những câu ca dao hay ý vị bậc nhất về tình yêu đôi lứa và cũng là lời mời gọi đầy hứa hẹn, hấp dẫn du khách lên thăm thú mảnh đất xứ Lạng này.
Nhớ bài tập đọc về "rừng hồi xứ Lạng" trong sách phổ thông với hình họa cô gái hái hồi mà mơ một lần được đến để thăm thú. Hoa hồi là một sản phẩm đặc trưng của xứ này. Tiếc là không có nhiều thời gian đến thăm những vườn hồi để "hương hồi chảy qua mặt" (Tô Hoài), vì nó khá xa trung tâm thành phố.
Qua chợ Đông Kinh, nhớ những lần ghé chợ mua hàng trong những ngày hàng hoá nơi này còn rẻ. Du khách lên Lạng Sơn, có mấy ai không ghé chợ Đông Kinh.
Nhớ năm 2000 lần đầu ghé đất này. Theo chân thầy Nguyễn Thanh Bình, đi thực tế và thăm thú để chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Lạng Sơn hồi đó còn là một thị xã chưa phát triển. Cánh sinh viên chúng tôi, theo chương trình, quan tâm đến những vấn đề dân tộc tôn giáo ở vùng biên để viết báo cáo thu hoạch. Lần đó, sau khi thăm thú thành phố, chúng tôi được tỉnh ủy Lạng Sơn bố trí lên Bắc Sơn tìm hiểu vấn đề Tin lành du nhập và cũng lần ấy cánh sinh viên chúng tôi ghé Phò Chai, Bằng Tường Quảng Tây, Trung Quốc, bằng giấy thông hành cửa khẩu Tân Thanh. Cả nhúm ngơ ngác lạo dạo nhìn ngó quần áo, ăn bánh bao và cơm thịt kho Tàu. Nơi đó chỉ nghe nhiều người Việt nói tiếng Việt. Và chưa hề có ý thức gì về cuộc kháng chiến biên giới phía Bắc năm 1979.
Cái thuở sinh viên đầu non lá sữa ấy, đi đâu cũng háo hức, nhưng thích chơi, khám phá nhiều hơn là nghĩ xa xôi, vậy mà đã cách xa 15 năm.
*
Trong lúc chờ giải quyết công việc, tôi đứng trong nhà xe Trung tâm GDTX nhìn mưa rơi. Thi thoảng gặp mấy top học sinh nữ nhìn thấy mình chắc ngỡ là thầy dưới xuôi lên, các em chào thầy rất lịch sự. Học sinh thành phố vùng biên ăn mặc đẹp không khác gì học sinh thủ đô. Thời buổi hội nhập, làm phẳng, nơi đâu cũng giông giống nhau.
Lên Lạng Sơn yêu nhất là ẩm thực. Những món ẩm thực nơi xứ này có vị riêng như lần đầu tôi được thưởng thức. Riêng ở chỗ ăn nó tại đó. Như trưa nay chúng tôi được đón chào tại nhà một đồng nghiệp. Vị ngon và hương cũng rất riêng.
Buổi chiều, khi trời như lạnh hơn. Chiếc nhiệt kế trong sảnh chờ tòa nhà sở GD & ĐT chỉ 13,5 độ c. Ngoài trời ẩm ướt đó cơn mưa ban trưa còn đọng lại. Thành phố lặng lẽ như một công viên lớn. Những tòa nhà cao tầng nhất nhưng cũng chỉ độ 7 hoặc 8 tầng. Con người nơi đây không ồn ào vội vã. Gặp ai cũng thấy niềm nở hiếu khách, biểu lộ sự giản dị và thân tình.
Điểm nhấn tạo thế cho thành phố là dòng Kỳ Cùng, dòng sông duy nhất chảy ngược sang Trung Quốc. Đi qua cầu, ngắm dòng nước sâu lững lờ trôi mà như đang đứng lại, dòng nước ấy chảy từ núi Bắc Xa (huyện Đình Lập) cao 1.166 m qua thành phố Lạng Sơn và chặng cuối hợp lưu với sông Bằng Giang tại Quảng Tây, mới thấy ranh giới có thể chia nhưng nước và khí không thể chia. Vậy nên, vấn đề giữ gìn môi trường thường là mối quan tâm chung liên quốc gia. Một nước khó có thể giữ được kho tài sản thiên nhiên chung. Nó tùy thuộc lớn vào thái độ và quan điểm phát triển của các quốc gia có chung nguồn tài nguyên.
Tại vùng nội thị thành phố Lạng Sơn, độ dăm năm nay không còn sầm uất mua bán hàng hoá như trước. Giờ chủ yếu xe chở hàng lên để chuyển sang Trung Quốc và từ Trung Quốc chuyển về các tỉnh miền Nam. Trên con đường quốc lộ 1A, thi thoảng chúng tôi gặp chuyến xe đủ loại biển hiệu Năm, Bắc xuôi ngược. Trong quan sát của tôi, thành phố trung tâm không phải là sôi động và còn thiếu đi vẻ năng động. Có lẽ nó chưa được phát triển xứng với tầm năng mà nó có.
Nhìn rộng ra cả tỉnh, Lạng Sơn không có khu công nghiệp nào lớn, chủ yếu phát triển kinh tế thương mại vùng cửa khẩu. Có hơn ba mươi dân tộc tộc khác nhau, dân ở xuôi lên nhiều, trong chiến tranh cũng có sự chuyển đổi cư trú đan xen. Người dân chủ yếu làm nông lâm và hoạt động thương mại, du lịch.
Tôi nghĩ Lạng Sơn còn có thể phát triển hơn. Trong vòng cung Đông Bắc, Lạng Sơn bao đời nay đóng vai trò địa chính trị quan trọng. Tỉnh này có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km. Những cửa khẩu chiến lược phía Bắc, chủ yếu ở đất này: hai cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị, Đồng Đăng), hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới; giao thông đường bộ nối quốc lộ 1A, giao thông đường sắt liên vận quốc tế là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết, hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ giữa các tỉnh phía nam trong cả nước với Trung quốc, không chỉ thế mà qua đó còn sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và nhiều nước khác.
Trong hình dung của tôi, Lạng Sơn như tấm phên dậu ngăn và lọc những bất lợi cho thủ đô. Bởi vậy, nơi đây cần được đầu tư hiện đại hóa hơn nữa, gắn với những chiến lược an ninh quốc phòng bền vững.

Trên con đường trở về, ghé thăm ông bà bạn đồng nghiệp cạnh con lộ huyện Hữu Lũng, nơi tôi đã từng tới dạy và có dịp thăm thú dòng Thương trong xanh vào năm 2006. Bất giác thấy cây bạch đào nở muộn trong vườn nhà. Hoa trắng muốt, tinh khiết, kiêu hãnh khoe sắc, gợi cảm giác thơ mộng lạ thường. Loài đào này rất hợp sinh trưởng trong vùng xứ lạnh, còn gọi là đào tuyết, có nhiều ở Sa Pa, thoảng mới thấy ở Hà Nội. Nhìn những khoảnh vườn rộng, thoáng khí, mới cảm thấy những chuyến rời thủ đô ồn ào về những vùng quê thật có giá trị. Trong cái tĩnh tại, ta thường được thư giãn và thanh lọc nội tâm.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Dân tộc này có dựa dẫm thánh thần mà đi?

  •   PHẠM XUÂN HOÀNG
  • Thứ tư, 01 Tháng 3 2017 15:10
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Dân tộc này có dựa dẫm thánh thần mà đi?
Tôi cứ vấn víu một câu hỏi: liệu dân tộc này có dựa dẫm thần thánh mà đi hay có việc lễ hội cầu phật thánh thần chỉ là bề nổi của tảng băng chìm- dân tộc này đang thiếu hụt đức tin cần bù đắp? Việc đi lễ, cầu phật thánh thần là đang nuôi dưỡng mình bằng niềm tin vào các bậc bề trên, bù đắp những thiếu vắng trong đời sống thực tại nhiễu nhương. Đó cũng là sự giải phóng đức tin sau một thời kỳ dài Nhà nước ta ít nhiều cảnh giác với tôn giáo, tín ngưỡng.
  Thực tế, đức tin vào tôn giáo giống như một cầm nắm một thứ vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh chống chọi với đời sống chứ không phải là dựa dẫm vào nó để phát triển tiến lên. Dựa dẫm phải là dựa vào một lực lượng thực tế, trần thế chứ không thể dựa dẫm vào cái siêu nhiên, cái siêu thực! Người Việt vẫn gắng gỏi bằng ý chí nghị lực của mình. Chứ số đông người Việt không sùng bái đến mức mê muội.
Mỗi cá thể người sống với những biểu hiện khác nhau: hướng nội và hướng ngoại; thực tế và hư ảo, trừu tượng; trần tục và thiêng hóa, đều là biểu hiện của cái tôi. Cái tôi con người, ngoài những cái có thể biểu hiện ra qua hành vi, hoạt động, có thể hiểu thì còn mảng tôi ẩn ức chìm sâu bên trong không dễ gì hiểu và nắm bắt, ngay cả khoa học cũng khó lý giải được, mà nhiều người vẫn quy nó vào phạm trù tâm linh. Các hành vi tín ngưỡng tôn giáo, phần lớn cũng chỉ là phương thức biểu hiện, thõa mãn cái tôi ẩn ức, cái tâm linh bên trong đó.
Khi ở hoàn cảnh đói nghèo, bất hạnh con người cũng cần có đức tin đã đành; lúc ăn no, ăn ngon, mặc ấm, nhiều thành công, hạnh phúc con người cũng nuôi đức tin vào các bậc bề trên. Đó dường như là một mâu thuẫn, nhưng thực tế, nhu cầu của con người hết sức đa dạng, con người là hết sức phức tạp. Con người không chỉ cần ăn ngon, mặc đẹp, giải quyết những câu chuyện cái bụng mà còn là câu chuyện của trái tim và cái đầu. Lại nữa, nhu cầu thì luôn tăng trưởng mà năng lực và nguồn lực thực tế thì có hạn, nhiều vấn đề phát sinh luôn vượt qua khỏi tầm kiểm soát, con người cần đến đức tin. Chưa nói, ý thức về sự giới hạn của thời gian, không gian luôn thay đổi, kiến thức cũ kinh nghiệm cũ đôi khi không đủ khả năng lý giải trước những đổi thay khiến con người bối rối, con người tạm chấp nhận, con người kiếm tìm và con người lý giải sự tồn tại bằng cái siêu tồn tại và trú ngụ mình trong sự che chở của các đấng bề trên.
Càng ngày với xu hướng cởi mở hội nhập, quyền con người càng được tôn trọng, tự do tín ngưỡng tâm linh là một nhu cầu không thể thiếu. Chúng không thể bị kiểm tỏa bởi ý chí chủ quan và biện pháp hành chính. Việc tăng số người   đi lễ phật thánh thần không phải là điều bất thường mà cái bất thường là thái độ mê muội của con người với việc lễ lạt, ứng xử chộp giật của con người với các cơ sở thờ tự tâm linh, thái độ lạnh lùng giữa con người với nhau trong khi họ sùng bái các tín điều của phật chúa thánh thần.
Nếu đi lễ, cầu cúng mà xã hội vẫn bình yên, con người đối xử với nhau chuẩn mực, tôn trọng, nhân ái. Bạo lực bạo hành giảm, sự lừa lọc giảm, con người tử tế hơn, thì họ theo tôn giáo nào đức tin nào không là vấn đề đáng bàn. Còn trái lại đi lễ chùa thần phật nhiều mà xã hội vẫn loạn, con người kinh doanh chộp giật, đối xử với nhau thiếu hơi ấm tình người, đạo đức suy thoái, xuống cấp, thì đó mới là điều đáng nói.
Trong cuốn “Quy luật muôn đời”, Nhà văn Nôđar Đumbatzê có viết: “Tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác. Nó nặng đến nỗi một người không mang nổi”. Trong một xã hội kinh tế thị trường chưa hoàn hảo, các thể chế còn bùng nhùng, dường như con người không mang nỗi trái tim mình. Khi mà niềm tin với người bên cạnh chưa đủ, khi mà ra đường phải cảnh giác của cả lòng tốt thì việc họ  hướng đến nhờ cộng lực âm phù của thần thánh là điều dễ hiểu.
Đặt vấn đề chỉnh đốn đức tin, chỉnh đốn sự mê muội bằng các giải pháp hành chính đôi khi chỉ là tình thế và ấu trĩ, cái căn cốt là giáo dục một văn hóa thực hành đức tin lành mạnh. Chừng nào con người đến với thần phật không phải chăm chắm cầu phù hộ, nương nhờ sự bảo trợ của phật chúa thành thần mà đến chùa là để chiêm bái phật thánh thần, đến nhà thờ để thể hiện đức tin chân thành, đến nơi thờ tự để tìm chút thư thái từ chốn trang nghiêm thì chừng đó, đức tin mới phương trưởng, đạo nghiệp mới cao dày, việc hành lễ mới được coi là lành mạnh.
Người Việt hôm nay thực tế hơn nhiều so với các thế hệ cha ông trước đây không sống trong điều kiện kinh tế thị trường. Đi lễ cầu may, cầu lộc, cầu duyên vẫn là đi lễ, nhưng làm ăn theo khoa học, theo văn minh, tiến bộ của thế giới vẫn là xu thế chính.
Dù nói gì thì nói, một đời sống phát triển lành mạnh, con người xã hội đó phải tìm đến và duy trì cả hai: tín ngưỡng tôn giáo và khoa học. Không có tín ngưỡng con người sẽ sống cuộc sống trần trụi hoang liêu, nặng nghiệp tham sân si, và không biết kính sợ; không được soi chiếu bởi ánh sáng khoa học con người sẽ mù mờ và chết chìm trong mớ hỗ lốn các kinh nghiệm cũng như khó thoát ra các tín điều bảo thủ của mình.
Mà thực ra khoa học, hay tôn giáo thì không tự nhiên mà có mà là những thứ con người sáng tạo nên. Oái ăm ở chỗ, con người lại làm nô lệ, lụy thuộc một cách mù quáng vào chúng, bởi vậy điều cần thiết là phải tỉnh táo với cả hai: khoa học xơ cứng, vụ lợi và đức tin tôn giáo mù quáng, trục lợi.
 Từ khóa: