Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

"Đức Chúa nơi con người" (PXH)


"Đức Chúa nơi con người" (PXH)
Amen Đức chúa Giáng sinh!
Cầu cho nhân loại phồn vinh muôn đời
Người qua muôn vạn kiếp người
Gốc nguồn sóng gió vẫn nơi chính mình
Con người có tội có tình(*)!
Con người có cả bóng hình ngàn năm
Giáng sinh-tuần lộc-tùng thông
Giáng sinh đông lạnh, người chăm cho người
Bừng lên ấm áp nụ cười
Dắt tay con trẻ vui chơi địa đàng
Chúa mang ước nguyện muôn người
Chứ đâu chỉ ở riêng trời Tây phương
Con người hằng xây cõi thiên đường
Hướng lòng về Chúa-người thương lấy người

Hà Nội, Noel 2013

(*) Tội tổ tông
Một số hình ảnh của hai cách cách vui Noel, tối 22/12/2013

Tin bổ nhiệm Viện trưởng Viện Thông tin. Một người vừa hoàn thành nhiệm vụ, một người bắt đầu tiếp nhận trọng trách nặng nề!

Trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội. 12-12-2013

Ngày 9/12/2013, tại Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Thông tin), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức công bố và trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội cho PGS.TS. Lê Thị Lan, Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội.

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tặng hoa GS.TS. Hồ Sĩ Quý - Nguyên Viện trưởng Viện Thông tin KHXH

Tham dự buổi lễ có GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), TS. Trần Minh Tuấn, Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ và đông đủ cán bộ công chức, viên chức của Viện Thông tin Khoa học xã hội.
Trước khi công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng mới, TS. Trần Minh Tuấn đã công bố Quyết định số 1837/QĐ-KHXH ngày 3/12/2/13 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về việc thôi giữ chức vụ Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội đối với GS.TS. Hồ Sĩ Quý kể từ ngày 10/12/3013. GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm đã dành nhiều lời tâm huyết, đánh giá cao những đóng góp của  GS.TS. Hồ Sĩ Quý trong thời gian 8 năm giữ cương vị Viện trưởng Viện Thông tin, và nhấn mạnh: với vị trí là Viện trưởng Viện Thông tin, Tổng biên tập Tạp chí, vượt qua nhiều khó khăn, GS.TS. Hồ Sĩ Quý đã khẳng định mình là người “thuyền trưởng” vừa có tâm vừa có tầm, giữ vững được sự ổn định trong đơn vị, nâng cao đoàn kết nội bộ, đưa Viện Thông tin ngày càng phát triển, khẳng định được uy tín và vị thế trong hệ thống các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm, đặc biệt trong việc phát triển Thư viện Khoa học xã hội thành một trong những thư viện lớn nhất về khoa học xã hội và nhân văn. Giáo sư, Chủ tịch Viện Hàn lâm mong muốn Giáo sư Hồ Sĩ Quý tiếp tục có những đóng góp to lớn hơn nữa cho sự phát triển của Viện Thông tin Khoa học trong thời gian tới. Trong buổi lễ quan trọng này, Giáo sư Hồ Sĩ Quý đã nhận được nhiều bó hoa tươi thắm từ Giáo sư Chủ tịch Viện Hàn lâm và các tổ chức đoàn thể, cán bộ, viên chức Viện Thông tin.

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tặng hoa tân Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, PGS.TS. Lê Thị Lan

Phát biểu giao nhiệm vụ cho tân Viện trưởng Viện Thông tin, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng chúc mừng PGS.TS. Lê Thị Lan được bổ nhiệm trên cương vi mới, đồng thời nhấn mạnh: Trong lịch sử xây dựng và phát triển của Viện Thông tin đến nay, PGS.TS. Lê Thị Lan là nữ Viện trưởng đầu tiên, trưởng thành từ Viện. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển rất quan trọng của Viện cũng như của cá nhân PGS.TS. Lê Thị Lan, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề mà PGS.TS. Lê Thị Lan phải đảm nhận. GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, trong thời gian tới, tân Viện trưởng cần hoàn chỉnh định hướng chiến lược phát triển Viện Thông tin và cụ thể hóa bằng các đề tài, đề án, chương trình, nhiệm vụ; chú trọng vào việc đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Muốn làm được điều đó, cần quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua  việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thông tin, đào tạo ngắn và dài hạn…, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của Viện Thông tin nói riêng và của Viện Hàn lâm nói chung. Kế thừa và phát huy tốt truyền thống đoàn kết, đồng thuận, chia sẻ, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đưa Viện Thông tin ngày càng phát triển, khẳng định được vị thế và tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống các viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trên con đường đổi mới.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

VĨNH BIỆT GIÁO SƯ PHẠM ĐỨC DƯƠNG

[GS.Phạm Đức Dương (đứng giữa)
cùng với Gs.Trần Ngọc Thêm và Anh Thanong Sone-NCS Lào]

Gs Phạm Đức Dương đang trao đổi cùng GS.Hồ Sĩ Quý 
trong Hội trường Hội thảo Việt Nam học phiên toàn thể lần 4 (2012)

Giáo sư Phạm Đức Dương: Một tấm gương tự học đáng kính và một tấm lòng nhân hậu với cuộc đời đã ra đi vào cõi vĩnh hằng vào 3h.00 sáng chủ nhật ngày 8/12/2013.
Mới hôm nào đó, tầm tháng 9/2013, Pgs.Ts. Nguyễn Văn Dân bảo mình đưa thư mời giáo sư viết bài cho Hội thảo khoa học về văn hóa. Lúc ấy mới hay tin giáo sư đã ốm gần một tháng. Mới đó đã hơn hai tháng trôi qua. Không ngờ giáo sư Dương ra đi nhanh quá, điều mà ít ai ngờ tới.
Nhớ lần gặp giáo sư ở Hội thảo Việt Nam học 11/2012, ông vẫn trẻ trung và phong cách sôi nổi tưạ thanh niên như hằng lâu nay vẫn thế. Anh ThanongSone tới chào giáo sư và nhắc lại những kỷ niệm với giáo sư tại Lào và hẹn có dịp sẽ còn gặp lại nhau. 
Lại nhớ cách đây chục năm, mình có đến thư viện của giáo sư đọc sách, phần nhiều vì tò mò theo các bạn đồng học. Lần ấy, được giáo sự tiếp và trao đổi đôi điều. Phòng đọc tại tư gia giáo sư không lớn nhưng ấm cúng. Thư viện mở của giáo sư nổi tiếng với hơn 3000 cuốn sách đủ mọi thể loại khoa học xã hội, chào đón nhiều bạn trẻ đến đây, trong đó có nhiều sinh viên xứ Nghệ đồng hương của giáo sư.
Là một người hậu thế theo con đường khoa học, mình rất nể phục khả năng tự học của giáo sư. Giáo sư quả thực là một ông đồ xứ nghệ uyên bác chữ nghĩa. Hơn thế, ông luôn muốn trao truyền cho các thế hệ trẻ những cảm hứng sáng tạo và sự giúp đỡ chí tình.
84 năm cuộc đời với hơn hai phần ba số ấy là sáng tạo và cống hiến cho khoa học, giáo sư là một tấm gương tự học, một tấm lòng nhân hậu cao đẹp, đáng để các nhà khoa học trẻ noi theo!

Tiễn biệt giáo sư! Xin chia buồn cùng gia quyến và anh Phạm Thanh Tịnh!
Kính chúc Giáo sư về Miền cực lạc thanh thản, phiêu diêu!

Hà Nội, 8/12/2013
______________






Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

MONG ĐƯỢC ĐẢNG YÊU HƠN!

Nhân đọc bài phát biểu của Bác Tổng bí thư tại Lễ kỉ niệm Viện Hàn lâm KHXH (2/12/2013):

"Chỉ mong được Đảng yêu hơn
Để nền khoa học xứng tên "bảng vàng"
Khoa học là đẳng cấp sang
Nhưng nhà khoa học sống làng nhàng làm sao!
Những trang Đổi mới đáng tự hào
Mong sao Đổi mới lại cao trào tiến lên
Khoa học thực sự được vinh tên

Mới mong đất nước vững bền muôn sau"

                                PXH. 6/12/2013
...


Phát biểu của Tổng Bí thư tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

  http://www.vietnamplus.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-tai-vien-han-lam-khxh-viet-nam/233014.vnp
(TTXVN) 
Tổng Bí thư phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)Tổng Bí thư phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Sáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2/12/1953-2/12/2013). 

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những kết quả, thành tích và đóng góp quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam qua các thời kỳ. Viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng là một cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội đầu ngành của cả nước. 

Tuy nhiên, bối cảnh tình hình trong nước và thế giới đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với khoa học xã hội và nhân văn; nhiều vấn đề lý luận cơ bản về sự phát triển của đất nước đang cần tiếp tục được làm sáng tỏ, cần có câu trả lời chính xác, trước hết là từ những người làm công tác khoa học xã hội. 

Tổng Bí thư chỉ rõ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống và thành tích đã đạt được trong 60 năm qua, đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, thực hiện tốt chức năng là cơ quan nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội. 

Xin xem toàn văn bài phát biểu tại đây.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

CẢ NHÀ ĐI CHƠI VƯỜN CẢI


Tặng hai con gái SN:

"Đi chơi vườn cải
Mãi mê chụp hình
Duyên dáng làm xinh
Rung rinh hoa cỏ
Lắng nghe tiếng gió
Thì thầm tai em...

Ruộng đồng đẹp thêm
Chiều vui sắc biếc
Dịu dàng hoa cải
Sắc hồng mắt em

Trời về hoàng hôn
Em về phố nhỏ
Khung trời hoa cải
Đầy phone mẹ hiền

(chụp tại vườn cải - Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội)
* ảnh mẹ Song Nguyên đang tác nghiệp chụp hình con gái!
 — với Mai Giang.
 Hình ảnh

Hình ảnh

CHÚC MỪNG TS NGUYỄN HOÀI SANH


Kính chúc mừng Tân tiến sĩ Nguyễn Hoài Sanh lần nữa. Hành trình đã đến đích. Đề án lớn đã hoàn thành. Thời cơ và vận hội tốt đẹp đang chờ đón Anh! 
Với tôi, anh không chỉ là người thầy của "một thời một thuở." Từ khi còn là giáo viên cấp 3 dưới mái trường cấp III Phan Đình Phùng Hà Tĩnh, anh một giáo viên trẻ, đàn hay, đá bóng điệu nghệ, anh đã là niềm ngưỡng mộ của nhiều nữ sinh lớp tôi. Với tôi, anh là người ảnh hưởng đến việc nộp hồ sơ chọn ngành thi đại học của tôi- một sự ảnh hưởng rất tự nhiên của người thầy đối với học trò để rồi nương theo đó, sau này tôi lại làm thầy, làm người nghiên cứu và tiếp tục có nhiều sự gắn bó với Anh. 

Năm 2001, khi tôi tốt nghiệp đai học, anh đang là học viên cao học. Nay anh trở thành tiến sĩ, tôi lại đang gồng mình với con đường nghiên cứu sinh. Nhìn lại, gần 20 năm, Anh vào tôi có chung một hành trình dài, ít nhiều có sự chia sẻ, tương trợ lẫn nhau trong lĩnh vực chuyên môn. Ra trường tôi quyết tâm ở lại Hà Nội. Còn anh, đã có lần anh đã có quyết định tiếp nhận công tác của một cơ quan ở Hà Nội, nhưng rồi vướng bận chuyện gia đình, anh đành gác lại. Nay anh đã nhà cửa yên ấm ở thành phố Hà Tĩnh, vợ trẻ đẹp, con gái trai trọn vẹn.
Với hạnh duyên từ buổi dưới mái trường cấp 3, qua anh, tôi với anh lại hữu chung duyên với một người Thầy lớn kính mến: GS.TS.Hồ Sĩ Quý! Người mà mỗi chúng tôi, ai nấy học được nhiều điều, nhận được nhiều sự quan tâm, vun đắp của Thầy và chắc hẳn sẽ là người in đậm dấu ấn trong hành trang khoa học của mỗi chúng tôi.
Kính chúc Anh vạn sự anh lành, rộng đường công danh, thành đạt hơn nữa và sẽ có được những thành tưụ sự nghiệp theo ý nguyện dù là anh ở Hà Tĩnh hay Hà Nội.

Hà Nội, đầu đông 2013

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Một ngày nhiều cảm xúc với Văn nghệ

Một ngày nhiều cảm xúc với Văn nghệ, thật đáng nhớ!. 
Chiều: xúc động với tiết mục văn nghệ tự biên của ISSI. Phải nói mọi người trong đội Văn nghệ đã làm tất cả với sự cố gắng và mê say. Buổi biểu diễn để lại nhiều cảm xúc trong khán giả và trong mỗi người ở cơ quan. Được dư luận bên ngoài đánh giá là tốt, pro! Mọi người trong đoàn rất hy vọng sẽ có ẵm giải! Mình ấn tượng với tiết mục múa "Người mẹ làng Sen". Đứng xem nghe rất biểu cảm! Cám ơn các bạn đội múa- linh hồn của chương trình biểu diễn! Cảm ơn không khí cơ quan đã cho mình một ngày ý nghĩa, đã lâu lắm rồi mình mới mình mới có dịp đứng chân trong một buổi diễn tập thể như thế. 

Buổi tối: cũng đã lâu lắm mới xem thời sự VTV1. Hôm nay, mở TV lên, đúng vào buổi khai mạc Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam, VTV 1 truyền hình trực tiếp. Sau hai bài phát biểu của hai nguyên thủ hai nước: Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang là các tiết mục biểu diễn của các bạn Nga. Mình thú vị với những tiết mục hát múa các làn điệu dân ca của các bạn Nga. Họ có một cách biểu cảm riêng. Không hoa lá cành, trang điểm nghệ sĩ hay sân khấu cầu kỳ mà rất dân dã, có vẻ như thô mộc nhưng không phải thế. Mình không hiểu nhiều về ngôn ngữ và văn hóa Nga. Nhưng có một chút tò mò khám phá. Có lẽ vì mình quen và nghe nhiều người có trải nghiệm với văn hóa Nga kể về những cảm xúc của mình, trong đó có thầy mình- Gs H.S.Quý, người đã có những năm tháng gắn bó với Nga, rất yêu mến đất nước và con người Nga. 
Trong nghệ thuật, có lẽ, không phải hiểu biết mới được quyền thưởng thức. Đôi lúc xem, nghe để cảm và có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp trong đó, dẫu là không được đầy đủ.
Hy vọng một ngày nào đó sẽ được đặt chân lên nước Nga rộng lớn để cảm nhận rõ hơn
nét tráng lệ của thiên nhiên Nga và sự vĩ đại của Con người Nga.

Hà Nội, 12.11.2013
..................................
Một số hình ảnh trong "Người Mẹ làng Sen"
Thêm chú thích



Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Quá hạ là tới mùa thu

Thứ ba, 19/8/2008 09:59 GMT+7

Quá hạ là tới mùa thu

Mùa thu mang đến nhiều vẻ đẹp tinh tế, quyến rũ lòng người. Mùa của lá vàng bay trong gió nhẹ, trên nền trời trong xanh, nắng vàng nhàn nhạt, mùa của gợi hứng những vần thơ câu hát, ngọt ngào.
Phạm Thạch Hoàng
Có ai khắc khoải muốn về lại tuổi thơ thì xin hãy chọn mùa hạ làm một cuộc hành du.
Mùa hạ có bằng lăng tím, có hoa phượng đỏ, màu hoa học trò phơi phới tươi thắm trong nắng, mùa hạ làm học trò nhớ nhiều đến trường đến lớp, đến bạn bè thầy cô. Mùa hạ ta có nhiều ngày dài vui chơi, nhưng mùa hạ cũng thường đi nhanh và để lại nhiều dư âm, nỗi nhớ, sự luyến tiếc. Vụt, thoắt thời gian đã chuyển mùa.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Trả lại tên cho... anh (VNN)

Trả lại tên cho... anh


Có một thời kỳ chúng ta “tôn vinh” không ít nhà ngoại cảm, ghi nhận công trạng của họ trong việc tìm kiếm các hài cốt đã mất dấu trong chiến tranh. Việc làm của họ đã xoa dịu nỗi đau không ít gia đình ở đất nước này, nơi có ít nhất một người lính. Nỗi đau riêng trở thành nỗi đau chung của cả dân tộc. Không ít nghĩa trang đã quy tập hàng trăm ngôi mộ vô danh nhờ phương pháp ngoại cảm. Không ít người đã tìm lại được những liệt sĩ là người thân nhờ các nhà ngoại cảm chỉ dẫn.Niềm tin tâm linh về tìm mộ chỉ xác đáng khi được hỗ trợ và chứng minh của khoa học, của đội ngũ những người làm khoa học chuyên nghiệp. 

Câu chuyện y đức chỉ là lời kêu gọi? (GDVN)

Vụ BS thẩm mỹ ném xác phi tang: Câu chuyện y đức chỉ là lời kêu gọi?

(GDVN) - Lời thề của các sinh viên ngành y trước lúc ra trường có thực sự thấm vào trái tim của họ - các bác sĩ sau này. Tấm gương của Hải Thượng Lãn ông, của các lương y tận tâm với nghề, sống chân chính với nghề có thực sự là niềm ngưỡng mộ để các bác sĩ noi theo hành xử. Hay tất cả chỉ như một sự thuyết giáo của nghề để rồi mạnh ai nấy làm và câu chuyện y đức chỉ là lời kêu gọi?
BS Nguyễn Mạnh Tường, người đã ném xác nạn nhân xuống sông Hồng phi tang.

Thầy thuốc phải thực sự là chỗ dựa niềm tin của bệnh nhân

Bác sĩ sở dĩ là người chiếm được niềm tin của bệnh nhân là vì ngoài khía cạnh chuyên môn đảm đương, có quyền phán quyết về sinh mạng người bện thì họ còn mang trong mình những điều tâm đức thiện mà nhân dân gửi gắm bao đời nay. Nào là thầy thuốc như mẹ hiền! Nào là danh xưng cao quý: Người thầy!
Tất cả những điều tốt đẹp nói trên hình như đang bị không ít hình ảnh xấu xa gần đây làm hoen ố.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Tập huấn phòng chống, an toàn cháy nổ

Tập huấn phòng chống, an toàn cháy nổ

Một ngày với trải nghiệm tập huấn phòng cháy, chữa cháy. Mỗi năm mỗi đợt tập huấn nhưng vấn đề không cũ đi, vì nó không nằm trong bộ nhớ của nhiều người, mặc dù an toàn cháy nổ là rất quan trọng. 
Phải nói những kiến thức và kĩ năng phòng chống cháy nổ ngày càng rất cần thiết. Đặc biệt khi ta đang sống với những tòa nhà cao tầng.
Nhưng có một điều là, khi hỏa hạn mọi người thường hoảng loạn, ít người tỉnh táo để xử lý một cách có nghề, thành ra chống chưã, cháy dường như vấn là vấn đề của Bộ phận an ninh phòng cháy.
Sau những vụ hỏa hoạn ghê người trên cả nước, hy vọng cuộc sống mọi người và chính mình luôn an toàn với ngọn lưả!
Điều đó, đòi hỏi mình phải cận thận hơn với tất cả những nguồn nhiệt, nguồn điện.
An toàn là hạnh phúc.
Vì vậy, an toàn phải là trên hết!
Có lẽ các con mình và tụi trẻ nói chung cần phải sớm được chỉ dẫn về điều này để những nếp nghĩ ấy đi vào ứng xử và hành động hiện tại và tương lai của cuộc đời chúng.
HN, 22.10.2013

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

NGƯỜI VỀ ĐẤT MẸ




(Xúc động trước cảnh gần như cả mọi người dân Quảng Bình đổ ra đường đón người anh hùng dân tộc về yên nghỉ chốn quê hương)

                                Phạm Thạch Hoàng

Đất Việt anh linh,
Quảng Bình quê mẹ
Triệu người nhung nhớ
Khóc tiễn đưa Người
Triệu người mong mỏi
Đón tiễn biệt người

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Ngôi đền mang tên Võ Nguyên Giáp

Mấy vần thơ xin cúi mình tiễn biệt đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng dân!
Hôm nay vị tướng -vị thánh của lòng dân sẽ về yên giấc tại đất mẹ Quảng Bình!

Ngôi đền mang tên Võ Nguyên Giáp

               PHẠM THẠCH HOÀNG 

"Có một ngôi đền vừa mới dựng lên"
Ngôi đền mang tên Thánh Giáp
Từ Thánh Gióng mấy ngàn năm thuở trước
Đến Hưng Đạo Vương vang bóng triều Trần
Sống vì dân chết hóa thánh thần
Võ Nguyên Giáp trở thành thánh Giáp

Bài hát: Quảng Bình quê ta ơi

Vĩ nhân


(Viết trong ngày cả nước tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

Sống vi nhân, chết hóa thần
Có những con người trở thành bất tử
Sẽ sống mãi với nhân dân trong từng trang sử
Bởi đơn giản là họ đã sống trọn vì dân
Dẫu thác rồi, dân mong được hóa thánh thần
Để phù trợ nhân dân muôn đời muôn kiếp
Để lịch sử không ngừng viết tiếp
Những trang sử vàng mang khuôn mặt vĩ nhân

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Miên man nghĩ về Bác Giáp!

   
Mấy ngày hôm nay, mở mạng ra là đọc tin, bài viết về bác Giáp. Mình định rủ mấy anh em lớp cũ Đ.H ở Hà Nội ghé 30 Hoàng Diệu tưởng niệm Bác nhưng tối qua về ngang qua hơn 6h30 vẫn thấy dòng người vẫn đông đúc và chờ đợi, mình đành thôi. 
    Sự ra đi của Bác Giáp có ảnh hưởng sâu đậm đến người dân Việt Nam khắp các vùng miền đất nước, đặc biệt là các lão thành cách mạng, các quân nhân đã nghỉ hưu và những ai đã duyên lành có được một kỉ niệm cùng bác Giáp.
      Sự ra đi của Bác Giáp cũng thổn thức những trái tim em nhỏ, dẫu các em chưa hiểu biết nhiều về vị anh hùng lững lẫy của đất nước. 
     Trước sự ra đi của Bác Giáp và tình yêu mến của nhân dân đang dành cho Bác, có ý kiến cho rằng, đó là dịp để nhiều người đang sống nhận thức lại giá trị sống! 
     Cũng có người nói rằng, tình cảm ấy cho thấy lòng dân, quan trọng là được nhân dân vinh danh!
     Nhân dân đang đến gần với Bác Giáp hơn...và hơn bao giờ hết bác Giáp được tận hưởng niềm yêu mến mãnh liệt của muôn triệu trái tim con dân nước Việt và bè bạn khắp năm châu.
      Việc lựa chọn địa điểm an táng Bác Giáp ở Quảng Bình lại là thể hiện tư duy tầm chiến lược và đầy chiều sâu nhân văn. Rồi đây Quảng Bình sẽ còn là một địa chỉ của lòng người đến thăm viếng bác Giáp- thăm viếng chốn yên nghỉ của vị danh nhân tỏa sáng đến muôn đời.
     Hình như bác Giáp và gia đình Bác đang làm theo những chỉ dẫn của Di chúc Bác Hồ năm xưa...không tự chọn cho mình một khuôn viên đóng kín mà một không gian mở để yên giấc ngàn thu.
    Người chiến sĩ cách mạng của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu là vậy, sống trong nhân gian và vẹn toàn giữa nhân dân.
     Giá như có được một khoảng không đủ rộng để nhiều người, mọi người được có cơ đến tiễn đưa Bác Giáp nhiều hơn. 
    Bởi không phải ai cũng tranh thủ được nhiều thời gian và sự kiên nhẫn chờ đợi xếp hàng đến lượt mình trong khi dòng người vẫn trầm mặc nối dài tưởng chừng đến vô tận!.
    Và cũng bởi nhiều người nói với nhau rằng, tình yêu thương Bác Giáp đang dâng lên trong tim họ và họ đang từ xa bày tỏ niềm ngưỡng vọng tiễn biệt. Nếu đến trực tiếp được 30 Hoàng Diệu thì đó là điều tốt, không đến được cũng đành cầm lòng vậy. 

Hà Nội 08/10/2013

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NIỆM BÁC VÕ NGUYÊN GIÁP

Phạm Xuân Hoàng
          Mấy ngày nay Hà Nội tiết trời đang tuyệt đẹp, lòng người đang mang những cảm xúc rất đỗi nhẹ nhàng, nhưng dường như tất cả đã chững lại cho niềm xúc động mãnh liệt trào dâng trước cái tin Người –Võ Nguyên Giáp từ biệt chúng ta, giã biệt thế giới này ra đi mãi mãi!.
          Bác ra đi vào độ mùa thu nơi thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, mùa của nhiều kỉ niệm gắn lịch sử dân tộc, với cuộc đời cách mạng vẻ vang của cá nhân Bác.

THƠ TẶNG ANH NGUYỄN TÀI DŨNG

Anh Nguyễn Tài Dũng
Anh Nguyễn Tài Dũng
NTT: Không ai không xúc động và cảm phục khi nghe tin anh Nguyễn Tài Dũng – Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An dẫn đầu đoàn đưa hàng cứu trợ cho người dân vùng lũ Thị xã Hoàng Mai thì bị nước lũ cuốn trôi xuống sông Mai Giang. Anh Nguyễn Tài Dũng sinh năm 1962 tại xã Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An, từng tốt nghiệp Đại học Công đoàn (Liên Xô cũ), là cháu họ nội của Giáo sư nổi tiếng Nguyễn Tài Cẩn. Sự hy sinh của anh trong bão lũ là tấm gương của người cán bộ vì Dân. Tỉnh Nghệ An đang khẩn trương làm thủ tục để truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho anh…
PHẠM XUÂN HOÀNG

ANH RA ĐI NHƯNG ANH CÒN Ở LẠI

Kính tặng hương hồn Anh Nguyễn Tài Dũng!
Quê Mẹ đang cần thì anh đã ra đi
Giữa trời nổi dông, dòng sông đỏ nước
Bờ đập vỡ, nước xô tràn ra biển biếc
Nước cuốn trôi anh đi trong nuối tiếc của bao người.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Hội thảo...



          Thế là, kết thúc Hội thảo của Đoàn VASS do Dự án phát triển con người VASS- UNDP tài trợ. Mình đã tham dự khá sâu vào những phiên HT này, được BTC ghi nhận và có quà tặng. Hóa ra là một quyết định đúng khi gác lại những bận bịu Hà Nội để đến với Quảng Ninh. Trời Hạ Long mấy ngày báo bão nhưng hóa ra cũng bình yên. Đi và lắng nghe, suy nghĩ, tự thấy mình đong thêm một ít. Thực ra, mỗi lần hội thảo thực ra là một lần học. Con đường khoa học gian nan nhưng đôi khi ta cũng cảm nhận được nhiều thú vị. Ước gì mình có những điều kiện tốt hơn nưã để nhân lên niềm đam mê, để gặt hái những thành công. Đến với thành trì khoa học, nhiều khi cũng thấy nản. Nếu chỉ thuần túy đi dạy học thì nhẹ nhàng hơn nhiều, bởi nó giống như vai diễn, diễn đi diễn lại, còn khoa học nó không như thế, bản chất của nó là sự khám phá và sáng tạo, điều đó cũng đồng nghĩa với sự không lặp lại chính mình. Điều đó có nghĩa là ta phải thật sự kiên tâm và có nghị lực, đừng vội so đó tiền tài, vật chất. Nhà khoa học xưa nay luôn vượt lên nhiều xung lực của cuộc sống để được không gian sáng tạo. Ước gì ở nước mình điều kiện và không gian tự do sáng tạo được đầy đủ hơn, được rộng mở hơn cho lớp trẻ thì tốt biết bao nhiêu. 
Hà Nội, 26/9/2013
cảnh đẹp Hạ Long trong ngày trời biển động


Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Từ “công thức” CQ + PQ > IQ của Thomas Friedman trong “Thế giới phẳng”, nghĩ về hiếu học Việt Nam (GCVN, 8/2013)



Dân tộc Việt Nam được xem là một dân tộc hiếu học, người Việt Nam được xem là người hiếu học. Hiếu học được hiểu một cách chung nhất đó là tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết, say mê khám phá, tích lũy tri thức. Đó là một vốn quý cần được giữ gìn và phát huy, bởi chỉ có phát huy được sức mạnh hiếu học, dân tộc ta mới trở nên một dân tộc thông minh sáng suốt, có khả năng thực hiện khát vọng vươn lên giàu mạnh sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Vấn đề “nhạy cảm”trong nghiên cứu, lối đi nào cho các nhà khoa học?

Chuyên san KHXH & NV Nghệ An, 8/2013 
Đã một thời các nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu của mình theo kiểu minh hoạ chính trị và như vậy chính trị luôn phải đặt lên hàng đầu. Người ta thường gọi nó là tính đảng trong nghiên cứu. Trong văn chương, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã dùng một khái niệm khái niệm “văn chương phải đạo” để chỉ tình trạng này. Và rồi, tình hình cũng không khá hơn, thậm chí kéo dài.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Chùm thơ của TS. Đinh Quốc Cường

Tháng 3/2011, tôi rời Trường về Viện công tác, một tháng sau, tôi nhận được lời chúc của chú Đinh Quốc Cường, người bạn vong niên có những niềm yêu và sự lãng mạn tương đồng. Qua email (ngày 17.4.2011), Chú Viết:
           Thấy Hoàng về Hà Nội Chú mừng lắm
           Chỗ làm việc mới sẽ phù hợp tài năng của Cháu hơn
           Cảm ơn Cháu về sự chia sẻ
           Chúc Cháu thành công và hạnh phúc
           Chú ĐQC

Tình cảm đôn hậu của Chú, tôi luôn lưu giữ trong lòng.  
Đã lâu, tôi không mở hòm thư cũ, nay vào lại, thì nhận được thư và chùm thơ gửi kèm. Chú gửi đã lâu mà tôi không biết để phản hồi. 
Xin cáo lỗi với chú Cường và xin được tải lên trang nhà chùm thơ  này với tình cảm mến mộ Chú, một nhà giáo dạy Hóa nhưng tràn đầy hồn thơ, nặng lòng với Con người, và thường biểu đạt tình yêu ấy một cách chân thành và giản dị.

______________________________________ 

Hơi ấm


   Em có thấy dòng sông băng đang tan

      Xuân đang tới cùng ánh nắng ngút tràn

Anh sẽ cùng em chạy trên đồng cỏ

Hơi ấm đang về sưởi khắp thế gian


2010

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Poem: MƯỜI NĂM VỀ LẠI BÊN NHAU


MƯỜI NĂM VỀ LẠI BÊN NHAU
Tặng khoa LLCT-trường Đại học Lâm nghiệp
 nhân dịp kỉ niệm 1o năm thành lập
Phạm Xuân Hoàng

Gặp nhau là buổi hôm nay
Lòng đang sống dậy những ngày hôm qua
Mười năm một chặng đường xa
Buồn vui kỉ niệm đan hòa trong nhau