Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Lắng nghe những ý kiến của trí thức Việt Nam ở nước ngoài [Bút danh Phạm Huân Hoàng, Tạp chí Khoa học va Tổ quốc, 4.2012]

Lắng nghe những ý kiến của trí thức Việt Nam ở nước ngoài [Bút danh Phạm Huân Hoàng, Tạp chí Khoa học va Tổ quốc, 4.2012]
Posted on 05.06.2012. Filed under: Khác |

Ý tưởng để tôi bắt đầu bài viết này là gần đây tôi được đọc nhiều bài viết của các trí thức Việt Nam ở nước ngoài đăng trên các báo và tạp chí như Tia sáng, Diễn đàn Doanh nghiệp, Việt Namnet, Lao động…tiêu biểu như Ngô Vĩnh Long, Vũ Quang Việt, Vũ Thanh Khương, Cao Huy Thuần, Trần Quang Thọ,…họ là những tác giả, những trí thức nhà khoa học có tên tuổi trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…đã có nhiều năm sống và làm việc ở các môi trường học thuật khoa học ở các nước tiên tiến trên thế giới. Họ có một tâm nguyện đáng quý là đều muốn đất nước có cơ hội phát triển đi lên, điều đó được thể hiện qua các bài viết hết sức tâm huyết và chứa đầy chất trí tuệ, nhân văn của chính họ trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống trong nước. Ý tưởng thứ hai là gần đây, tôi được đọc một bài viết về giáo dục của GS. Phan Đình Diệu, được đăng tải trên trang www.chungta.com ngày 26.2.2008, gần cuối bài GS có viết “tôi chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các nước, nhưng tôi nghĩ rằng trong vài ba năm qua với nhiệt tình đóng góp vào công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, nhiều anh chị em khoa học, giáo dục đang làm việc trong nước cũng như nước ngoài đã và đang tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tâm huyết, nếu được tiếp thu và xem xét một cách trân trọng thì chắc cũng cho ta nhiều gợi ý quý giá cho công cuộc cải cách giáo dục cho chúng ta”. Đây là một bài viết về giáo dục, gs Diệu đề cập nhiều đến vấn đề giáo dục song tôi cho rằng không chỉ dừng lại ở giáo dục mà rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói của giới trí thức trong nước cũng như nước ngoài. Đó cũng là một cách tốt để cầu thị vì một sự phát triển tiến bộ. Hiện nay trí thức việt Nam làm việc ở nước ngoài chiếm một tỉ lệ khá lớn. Họ nổi danh trên nhiều lĩnh vực, được bạn bè quốc tế đánh giá cao và vị nể. Nhiều người được bước vào viện hàn lâm, các tổ chức khoa học, giáo dục của các nước với những danh vị và công trình tầm cỡ. Tuy nhiên đó không phải là chủ đề tôi muốn nói. Vấn đề ở đây nên nhìn nhận như thế nào về những ý kiến đóng góp của người Việt từ bên ngoài và làm thế nào để tận dụng được những ý kiến này vào phát triển chấn hứng đất nước. Cần phải thấy rằng, những trí thức Việt Nam thành danh ở nước ngoài hầu hết đều có một tấm lòng ái quốc, muốn đem kiến thức và suy nghĩ của mình để phục vụ quê hương đất nước. Nhưng vì sống xa quê, điều kiện trong nước không cho phép đáp ứng các nhu cầu công việc của họ nên họ chỉ có thể mong ngóng trải lòng về quê hương qua trang giấy, bài viết gửi gắm những nỗi niềm suy tư, những ý kiến đóng góp trên phương diện chuyên môn và cả những lĩnh vực mà họ quan tâm. Vì thế, tôi nghĩ họ rất mong được lắng nghe và quan tâm. Thực ra đó là cách bày tỏ tấm lòng với quê hương, với tổ nguồn, với nơi chon rau cắt rốn, với nhân dân. Họ nói và viết với cái tâm, cái tình của người con xa quê hướng về đất mẹ và cái trí, cái khí của kẻ sĩ trước tình hình đất nước nhân dân. Thứ hai, những nhà khoa học, những trí thức Việt Nam phần lớn được đào tạo ở các nước có nền giáo dục, khoa học tiên tiến. Bản thân họ đã có những năm hoạt động với nhiều kinh nghiệm quý báu từ bên ngoài, họ rất muốn được chia sẽ với trong nước, được lắng nghe để họ có thể góp phần xây dựng quê hương đất nước, nhất là đối với những người đã hơn nửa đời người nay ngồi ngẫm lại, lòng hướng về cố quốc mà rưng rưng những ân tình báo đáp. Điều này rất là đáng quý, cái tâm thì đã rõ, nhưng quan trọng là cái trí, với kinh nghiệm và tri thức sâu rộng phong phú, với tầm nhìn quốc tế những ý kiến trí thức Việt Nam từ nước ngoài có cả bề rộng và chiều sâu học thuật có khả năng tin cậy và sử dụng. Những ý kiến của trí thức được lắng nghe… sẽ càng ngày nhân lên tinh thần đoàn kết và tạo ra nhiều cơ hội cho người Việt ở nước ngoài đem tài lực, vật lực trở về xây dựng quê hương đất nước. … Từ thực tế trên đây, tôi đề nghị: 1. Đảng, Chính phủ nên có một trang trên website của mình để thu hút và đăng tải những bài viết của những trí thức Việt Nam chân chính từ bên ngoài để mọi người có dịp công bố những ý kiến tâm huyết góp phần xây dựng đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin hóa thì gửi những ý kiến tài liệu qua mạng là cách cập nhật nhanh nhất, tiết kiệm nhất. 2. Trước những vấn đề lớn của đất nước nên có cuộc trưng cầu ý kiến của trí thức từ bên ngoài, vì đây là một bộ phận đặc biệt, có trí tuệ và sẵn sàng có những ý kiến xác đáng. 3. Nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc giao lưu trao đổi học thuật, để các trí thức Việt Nam thành đạt về nói chuyện, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp với chính phủ về các vấn đề quốc kế, dân sinh. Thi thoảng vào những dịp quốc lễ, đại lễ nên thiết lập cầu truyền hình mời các trí thức có tên tuổi giao lưu, trao đổi để người Việt Nam trong ngoài nước có dịp hiểu nhau và đoàn kết gắn bó gần gũi với nhau hơn. Làm được như thế chính sách chiêu hiền đãi sĩ của chúng ta sẽ phát huy tác dụng. Không chi kêu gọi được người tài trong nước mà còn kêu gọi được nhân sĩ ở nước ngoài về nước công tác phục vụ, tránh được tình trạng chảy máu chất xám ở lớp người trẻ. 4. Những phát biểu trên báo chí, website mặc dù là các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không phải ai cũng biết, ai cũng đọc, nên có một bộ phận thu thập theo dõi và có những nghiên cứu tổng hợp tới các cấp cao hơn như TU Đảng, Chính Phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Ủy ban người Việt Nam ở nước ngòai chịu trách nhiệm thu thập, tuyên truyền, cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần kẻ sĩ nói thẳng, nói thật, nói tâm huyết với quê hương đất nước… Sinh thời, Hồ chủ tịch rất coi trọng trí thức, người cũng rất coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ mà ngày nay chúng ta gọi là chính sách thu hút nhân tài. Dưới tấm lòng đức hạnh và trí tuệ sáng suốt đầy hấp dẫn của Hồ chủ tịch, nhiều nhân sĩ trí thức đã từ bỏ vinh hoa phú quý trời tây trở về theo cách mạng, giúp tổ quốc giúp đồng bào có những công lao to lớn, nhân dân ta mãi mãi khắc ghi như Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ…

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Nghỉ lễ Quốc khánh 2012


03-09-2012


Mấy ngày nghỉ, tính về quê thăm bố vợ vài ngày thì vợ lại có một chương trình sớm hơn: cả nhà đi resort cùng công ty vợ tại chính quê vợ. Mình lưỡng lự rồi Ok. Đi khu du lịch Vân Long (Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Nình), cụ thể là Resort Lamerandal. Lần đầu tiên về resort ngay tại vùng đồng quê chiêm trũng, không gian yên tĩnh lạ thường. Toàn thấy màu xanh, cỏ và hoa. Cứ được chốn này mà sinh hoạt làm việc thì thành phố có là cái gì!
Hai cách cách thì có cảm giác không biết chán, thích bơi lội. Chỉ mỗi tội lên xe sợ say xe nên khóc, khiến bố mẹ kém vui.

Vợ thì phấn khích chụp nhiều ảnh. Con gái chụp cho hai vợ chồng cái ảnh trông như đôi vợ chồng trẻ đi trăng mật.
Sáng 1/9 chuẩn bị xuống đò đi Long vân, thì gặp hai anh chị làm truyền hình Ninh Bình, họ đề nghị phỏng vấn về du lịch, sau một khoảng khắc lưỡng lự mình nhận lời. Cũng đã không ít lần đứng trước máy quay mà mình vẫn có cảm giác hồi hộp. Trả lời không chuẩn bị trước, e là không chuẩn nhưng mà cứ mạnh dạn nói những điều mình biết, mình cảm nhận và mình nghĩ.
Sau chuyến đi này, mình nghĩ, cố gắng để hằng năm được đi du lịch sinh thái, đến và khám phá những nơi như thế, cuộc sống thực sự trở nên nhẹ nhàng và cân bằng hơn.
HN 3/9/2012

Bế giảng lớp hội nhập quốc tế

Monday, September 03, 2012, 5:01:52 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Bế giảng lớp Hội nhập quốc tế năm 2012, được xướng tên là một trong 5 học viên xuất sắc được khen thường, mình hơi bất ngờ và có chút xốn xang. Đã lâu lắm mới có cảm giác được nhận phần thưởng học tập như ngày còn là học sinh, sinh viên đi học. Có lẽ, dù là ai, ở thời khắc nào, mỗi trong ta luôn có một cậu học trò.
HN, 22/7/2012

Lòng yêu nước

Thursday, August 02, 2012, 7:09:01 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
PHẠM THẠCH HOÀNG *
Gần đây, trước những xuống cấp của giá trị văn hóa truyền thống trong nước, trước những mưu toan của bên ngoài về chủ quyền lãnh thổ, trước những thách thức của quá trình hội nhập, người Việt lại bàn nhiều về lòng yêu nước. Chỉ cần lướt qua những bài viết trên mạng, qua các comments trao đổi và nhiều bài viết của trí thức có thể nói lên điều này. 
Những cuộc xuống đường trước biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang bị anh bạn láng giềng dòm ngó nhiều năm qua và đặc biệt là những hành động gần đây, khiến người ta có những ý kiến trái chiều nhau về lòng yêu nước. Hành động đó là yêu nước, hay lòng yêu nước đang bị lợi dụng, bị kích động!. Dù nhìn nhận thế nào, chủ quan thiên kiến, hay khách quan trung thực, thì bản chất lõi của giá trị yêu nước chỉ có một và chỉ có dân tộc đã bao phen đi qua nguy biến như dân tộc này mới thấm được, vì vậy, chính nhân dân của dân tộc sẽ là người cảm và hiểu rõ hơn ai hết.

Lòng yêu nước là một khái niệm đa nghĩa và phong phú. Đa nghĩa bởi đụng đến một phạm trù khá rộng lớn: Đất nước. Nhưng tóm lại, có thể hiểu: Yêu nước là tình yêu mến với quê hương, đất nước. Mà quê hương đất nước thì nhiều thứ lắm. Ví dụ: những băn khoăn của dân chúng về an toàn giao thông, bức xúc về đề an toàn môi trường sống, những lo lắng về biển đảo Tổ quốc… đều là những biểu hiện yêu nước. Do vậy, khó kể sao cho hết, đếm sao cho xuể những sự kiện và sự việc thể hiện lòng yêu nước, nhất là khi nó diễn ra lặng lẽ âm thầm. Chỉ biết rằng, tình yêu nước là một lẽ tự nhiên, không có biên độ nào để khuôn lòng yêu nước lại và chiều kích của tình yêu quê hương đất nước sâu thẳm diệu vợi đi suốt cuộc đời mỗi con người khó ai đếm đo cho nổi.
Có thể lên lớp nhau về lòng yêu nước không? Người ta có thể khuyên bảo nhau như một sự trao đổi thân tình về tình yêu quê hương, xứ sở. Người ta có thể bộc bạch cùng nhau nỗi niềm day dứt về đất nước quê hương. Chỉ ngần ấy thôi cũng đã tạo nên những hiệu ứng lan tỏa xúc cảm trong cộng đồng, trong những con người đã được đất nước hoài thai và nuôi nấng lớn khôn. Các nhà tư tưởng, nhà quản lý có thể định hướng lòng yêu nước, nhưng yêu nước là một giá trị tự thân, đôi khi phải có được bằng trải nghiệm cá nhân và kinh nghiệm dân tộc chứ không phải là giáo huấn sách vở thông thường mà người ta dễ dàng hiểu và chấp nhận được.
Dù đi góc bể chân trời, là người Việt, ai ai cũng mang trong mình một nỗi niềm quê hương xứ sở. Nỗi niềm ấy không còn là nỗi niềm cá nhân người Việt mà nỗi niềm của cả một cộng đồng, của nhân loại này. Đúng như Lênin đã nói: “là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của Tổ quốc biệt lập”.
Và không phải đợi đến đi đâu xa, ngay trên chính mảnh đất của mình sinh ra lớn lên, quen thuộc hàng ngày, con người ta vẫn bày tỏ cái tâm tình của mình khi cơ thể đất nước đang bị xâm hại, khi bản sắc quốc gia dân tộc đang bị lu mờ, khi mà những mặt trái thị trường đang làm vẩn đục những giá trị dân tộc ngàn đời được kết tinh qua nhiều thế hệ.
Bởi đơn giản là lẽ tự nhiên, tình yêu chính đáng, thì con người ta có quyền nói, có quyền yêu, có quyền thể hiện, miễn là không vi phạm những khuôn phép đạo đức và pháp lý.  Sẽ thật là phi lý khi cấm đoán những nhu cầu chân chính ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tinh thần yêu nước cũng như thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Vậy nên, chúng ta khi đã thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị số một, xuyên suốt của dân tộc Việt Nam thì hãy để giá trị ấy tự thân tỏa sáng; khi đã nhận thức rằng, tinh thần yêu nước là động lực giúp dân tộc này vượt qua bao thăng trầm, thì hãy tiếp tục để nó tạo thành sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đi lên văn minh hiện đại và trường tồn.
Những trải nghiệm thời gian qua, phải công nhận một sự thực, trong dân chúng, lòng yêu nước vẫn sục sôi và sẵn sàng góp sức mình vào kiến tạo đất nước, bảo vệ những giá trị độc lập, tự do của Tổ quốc. Lòng yêu nước trước những thách thức mới, đang một lần nữa dâng lên đòi hỏi vượt qua những hạn hẹp của những toan tính ích kỉ, những hiểu biết thiển cận, tầm thường để tạo ra một sức mạnh vượt trội cho dân tộc này đi qua những thử thách của thời cuộc.
Vấn đề là, các nhà quản lý dân chúng, có phát huy và tận dụng được sức mạnh to lớn của lòng yêu nước hay không?
_________________

Thơ PXH

TRONG TIM ANH

Saturday, November 26, 2011, 3:40:50 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article


                        Mãi mãi là em trong tim anh
ở góc khuất người đời dễ gì thấy được
Dòng máu hồng nuôi em trong lồng ngực
Em sống vĩnh hằng trong hữu hạn của trái tim

Hà nội, 2007.

Cảm tác Hạ Long

Saturday, November 26, 2011, 3:39:13 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

Ta xuống Quảng Ninh tìm về biển 

Lòng như trải rộng tới trùng khơi

Trái tim yêu biển thêm mấy độ 

Biển đẹp mênh mang những gọi mời


Nơi đây ta gặp những con người
Bừng lên khí sắc tuổi đôi mươi
Ta thấy dáng dấp thành phố trẻ
Như dáng rồng xưa đẹp tuyệt vời

Những vỉa than đen tự ngàn đời
Cho người thành phố những cơ ngơi 
Than đen lấp lánh người lại rạng
Trên bao môi xinh những nụ cười

Thành phố đêm rằm rực ánh trăng
Ta nghe lồng ngực tràn căng khí trời
Mặn mòi vị khoáng nơi đầu lưỡi
Trên bè rượu sóng sánh chơi vơi
Ta bỗng thấy yêu thành phố biển
Ra về vương vấn đất trời Quảng Ninh

                             Hạ Long - Quảng Ninh 9.9.2006
Saturday, November 26, 2011, 3:35:58 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Mùa xuân trong em

Tao nhã quá mùa xuân không bão gió
Mây vẫn bay lơ lững điểm thêm mưa
Mai tứ quý sắc vàng thơ
Giò phong lan mơ màng bên ô cửa

Em đến trường trong sắc xuân phơi phới
Nụ cười duyên câu chuyện cũng thêm duyên
Cậu bạn trai thường ngày mạnh mẽ
Hôm nay sao bỗng đứng tần ngần

Trống đã điểm thầy giáo già vào lớp
Tóc hoa râm bao khoan nhặt thời gian
Thầy đeo kính nghiêm trang trước bảng
Bài học đã sang trang mà như mới bắt đầu

Mùa xuân đến lòng em rất nhẹ
Như hư không thanh vắng chốn đồng quê
Rồi bỗng nhớ những kỉ niệm xưa con trẻ
Năm tháng đi qua năm tháng ấy không về
Đêm tháng giêng sương mưa bay thật khẽ
Em ngồi đây lòng thấp thoáng dáng quê hương.

Xuân 2007.PTH

Saturday, November 26, 2011, 3:34:23 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Một bài thơ nhỏ, vạn niềm mong
Tặng Cháu Thiện,

Chú viết tặng Cháu bài thơ
Một bài thơ nhỏ vô bờ niềm mong
Mong Cháu học giỏi chăm ngoan
Không ngừng tiến bộ giỏi giang từng ngày
Sao cho để một mai này
Cháu sẽ khôn lớn thành người vẻ vang

Con đường phía trước thênh thang
Bao nhiêu gian khó, vinh quang cuộc đời
Cháu sẽ luôn tự mỉm cười
Vượt lên tất cả rạng ngời tổ tiên
Đôi chân chạm đến trăm miền
Thỏa lòng mong đợi của bố Kiền, mẹ Dung
Làm trai như bách, như tùng
Luôn luôn rắn rõi ung dung giữa đời
                    * * *
Mùa xuân Chú ước thật nhiều
Mong sao Cháu có thật nhiều ước mơ
Sáng trong những nét ngây thơ
Hồn nhiên con trẻ những giờ học vui
Cháu đạt vô số điểm mười
Có những kỷ niệm đẹp tươi tuổi hồng
Trong Cháu tuôn chảy Dòng sông
Dòng sông Khát vọng mênh mông đôi bờ
Hà Nội, xuân 2007.
Saturday, November 26, 2011, 3:31:27 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

Nghĩ về thầy xưa

Phạm Thạch Hoàng. GV ĐHLN

Nghề nghiệp nào cũng quý như nhau
Song nghề thầy được tôn vinh nhất
Hai chữ ‘tôn sư’ xưa như quả đất
Đọc lại mỗi lần mỗi thấy thâm sâu


Nhân sinh, công nuôi dưỡng lên đầu
Dạy em chữ nghĩa ơn sâu nhờ thầy
Giờ đây thầy chuyễn tóc mây
Em lên bục giảng làm thầy trang nghiêm
Bao nhiêu xúc cảm rộn ràng
Bao nhiêu câu hỏi còn vang thưở nào
Khó nhất câu hỏi ‘vì sao’
Bản chất khoa học phải “đào” tư duy

Em đi qua mấy mùa thi
Bao nhiêu cấp học bầt nghì đam mê
Giữa mưu sinh quá bộn bề
Mong thời gian rỗi về quê thăm thầy
Kẻo qua năm tháng hao gầy
Em về tìm lại thì thầy đã xa.

Hà Tây, 10.2004

* Đã đăng trên tc Người Hà Nội cuối tuần, 27.4.2006, số 17, tr.20.
Saturday, November 26, 2011, 3:29:29 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

HÀ NỘI THẾ RỒNG BAY
Ngày công bố chính thức Hà Nội mới, 01/8/2008

 
HÀ NỘI NGHÌN NĂM TUỔI

RỒNG VẪN VƯƠN MÌNH LÊN MÂY XANH

KHI XƯA VUA LÝ DỜI ĐÔ

RỒNG LINH ỨNG HIỆN HÌNH


NGHÌN NĂM TRÔI

RỒNG HÓA THÂN VÀO LỊCH SỬ

HUYỀN THOẠI MUÔN ĐỜI SỐNG MÃI

VỚI THỦ ĐÔ NƯỚC NON NÀY

RỒNG ĐÃ BAY LÊN TỰ NGÀN ĐỜI

RỒNG THIÊNG LINH KHÍ TỰ ĐẤT TRỜI

SẼ CÒN BAY NỮA LÊN CAO MÃI

BÁT NGÁT CAO XANH THỎA LÒNG NGƯỜI.

(PHẠM THẠCH HOÀNG)

Saturday, November 26, 2011, 3:27:50 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
DUYÊN NỢ CÙNG HÀ NỘI

Ai đã duyên nợ một lần cùng Hà Nội
Dẫu đi xa mà chẳng thể rời xa
Dùng dằng nhớ, mấy độ thương lỡ cỡ
Chân bước đi, hồn mơ được trở về

Tôi cũng vậy, một người yêu Hà Nội
Mỗi khi xa Hà Nội lại rất gần
Hà Nội với tôi, như muôn câu chuyện cũ
Tươi lại hôm nay thắp sáng góc hồn

Tôi đã đến ngụ lòng nơi Hà Nội
Hà Nội trong tôi cùng sống những ngày qua
Và tôi biết tôi sẽ yêu Thành phố
Trong vô lượng sát na tôi có mặt trên đời.

Hà Nội, 01.7.2010

Tên Người, niềm hạnh phúc

Saturday, November 19, 2011, 8:43:42 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Hiện tôi đã có 4 bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh, 01 bài đã đăng trên tạp chí Thanh niên, 01 bài đăng diễn đàn datnghe.com, 01 bài đăng Bản tin ĐHLN và một bài nữa là đây. Hôm nay sinh nhật của Người, tôi đăng lên đây bài thơ này với một ước nguyện: theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định chúng ta sẽ có “độc lập”, “tự do”, xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh”.
Bài thơ dưới đây được viết nhân đọc tập thơ Thế giới viết về Người, Nxb Thanh niên, H, 1972. Tên Người,
niềm hạnh phúc

Con đọc tập thơ thế giới viết về Người: Hồ Chí Minh
Những ân tình lắng sâu
Những ngôn từ mỹ lệ
Ngợi ca tôn kính. Nuối tiếc một con người
Cuộc đời Người là Ánh sáng
Tụ tinh túy đất trời
Tinh thần Người là cốt thép
Được luyện giữa cuộc đời
Trí tuệ Người như ngọc
Lấp lánh khắp muôn nơi


Con muốn viết về Người Bút thơ con bất lực 
Con học cách suy tưởng
Trước tượng Người mênh mang
Con đọc lại vần thơ
Ngày Hôm qua ngợi ca
Bao vần thơ con chưa đọc
Đang viết về Người bao la…
“…Niềm thơ” cảm xúc tên Người
Tinh hoa cao đẹp cuộc đời là đây
Yêu thương như biển dâng đầy
Mãi niềm hạnh phúc đất này Việt Nam .
(Hà Tây, 10.2007)
____________
BÂNG KHUÂNG QUÊ BÁC
Tháng Năm là dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, tôi xin đăng tải lại bv đã lâu hiện đang được đăng trên tải datnghe.com.
Tháng 5 con về thăm xứ Nghệ 
Nam Đàn đông như trẩy hội mùa xuân
Cháu con nô nức xa gần
Đang lặng lẽ bâng khuâng nhớ Bác
Con đặt chân lên hiên nhà thưở trước
Tìm dáng xưa trong hư ảo không gian
Giọng cô thuyết minh sâu lắng cắt ngang
Dòng suy tưởng đang chảy trong lồng ngực
“Chính nơi này Người đã được sinh ra
Trong thiếu thốn nhưng bao la tình mẹ”
Trái tim con run lên khe khẽ
Lồng ngực con như muốn vỡ oà
Dòng lệ ấm nồng chực trào ra
Giọng cô thuyết minh vẫn thiết tha
Đoạn kể về mẹ Loan khó nhọc 
Đường kim mũi chỉ dệt mành tơ
Đêm đêm thức những canh giờ
Mà tim con se sắt vô bờ niềm thương
Ở tuổi đôi mươi
Người con gái Việt Nam đã lo toan nhẫn nại
Một tâm hồn hiền từ nhân ái
Đã sản sinh cho dân tộc một anh hùng
Dòng Lam giang không ngừng tuôn chảy
Xứ nghệ đã bao lần đổi thay
Mà sao con đến nơi này
Vẫn man mác bóng hình thời cuộc
Buổi lầm than đất nước
Buổi khó nhọc gian nan
Bao chứng tích thời gian
Vẫn còn đây hiển hiện
Vẫn hàng cau, giếng nước, mái nhà
Trầm mặc qua thời gian hơn trăm năm có lẽ
Ngôi nhà tranh đơn sơ đã đi vào trang sử
Bao cái tên người cũng đã thành bất tử với quê hương
Ngôi nhà đơn sơ vẫn ấm nóng tình Người
Một nét Riêng đã trở thành Chung vạn nẻo
Một nét khiêm nhường đã trở thành vĩ đại
Đi vào thơ, vào nhạc thấm muôn nơi
Tháng Năm sắc nắng vàng tươi
Sen ngát hương thơm toả ngợp vùng trời
Đến đây con hiểu thêm Người
Đến đây để sống cuộc đời đẹp hơn.
(Hà Tây, 2007)

Thơ: MIỀN TRUNG ƠI

Saturday, November 19, 2011, 8:42:09 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Người ta bảo miền Trung túi bão
Những mùa đông chạy lụt phía ven đồi
Người ta cũng bảo miền Trung chảo lửa
Nắng như rang thiêu cháy một vùng trời


Người miền Trung nghìn năm vẫn thế thôi
Đi qua bão gió nắng nôi, đi qua bao kí ức và những niềm hy vọng
Và lòng dâng trào ngọn sóng
Sống dư ba trong thiếu thốn đời người
Trên đôi môi tươi nụ cười mỗi sáng
Như chưa từng muối mặn với gừng cay
Như chưa từng đắp đổi tháng ngày khoai với sắn
Như hôm nay đã vui khác lắm rồi
Tôi đi xa miền Trung
Tôi đã gặp bao con người tôi sống
Lòng đồng vọng
Cảm thức với miền trung
Sẽ chia đói nghèo gian khó
Sẵn chung tay với chảo lửa bão bùng
Tôi lớn lên từ miền Trung
Bao bạn bè tôi đi ra từ miền Trung
Hễ gặp nhau là hàn huyên đất Mẹ
Hễ gặp nhau là trọ trà trọ trọe
Bên nhau tay xiết chặt những vòng tay
Đau đáu quê hương đau đáu kiếp người
Không phải Phật mới trở thành cao cả
Không phải Chúa mới dựng đầu thánh giá
Hai chữ quê hương sâu nặng nghĩa tình
Hôm nay nghe tin từ miền trung
Nắng độ 40 da người săn lại
Những tế bào trở nên thẫm đen mai mái
Những đầu trẻ thơ khô tém nắng vàng trưa
Điện lại cắt luôn phiên trong nắng nỏ từng giờ
Sông khô cạn chỉ còn mạch nước ngầm lan toả
Cây đứng im dưới trời nắng loá
Gió chẳng cựa mình đủ mát thịt da
Ôi quê choa, quê choa!
Sông cạn đá mòn người quê choa muôn đời vẫn thế
Vững chãi hiên ngang cùng dâu bể
Bao bọc quê hương thương lấy chính mình
Ôi quê choa mãi đó một khối tình
Trong gian khó vẫn sẵn sàng chia sẽ
Trong gian khó lại càng yêu đất Mẹ
Dẫu có đi xa khắp bốn phương trời
Miền trung của tôi ơi
Tình yêu của tôi ơi!
Chung thuỷ sáng ngời trong năm tháng
Tôi hằng mơ về một tương lai xán lạn
Cho miền Trung trên chữ S Rồng bay!
Hà Nội, 3h45’ 18.5.2010

Bài viết cũ 4, PXH

Saturday, November 19, 2011, 8:41:08 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

ĐỪNG ĐỐT, BÊN TRONG ĐÃ CÓ LỬA (Bản tin ĐHLN)

20h tối 12.5.2010, sân đa năng trường ĐHLN hàng trăm sinh viên đổ về đứng ngồi bên nhau trong tâm thế háo hức chờ đợi xem những thước phim về cuốn nhật ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm do Đoàn trường thanh niên ĐHLN phối hợp với Ban trường học thành đoàn Hà Nội tổ chức. Dưới tựa đề: “Đừng đốt”, do đạo diễn tài ba Đặng Nhật Minh (con trai của cố GS, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ- cũng từng là thầy nghề y của Bs ĐTT) dàn dựng, bộ phim có tiếng vang trong dư luận trong thời gian gần đây, đã giành được giải Cánh Diều Vàng tại liên hoan phimViệt năm 2009 và hiện đang tiếp tục được trình chiếu trên các màn ảnh quốc tế.

Tâm lý háo hức đó là dễ hiểu bởi bộ phim đang “đụng” đến những điều mà tuổi trẻ hôm nay cần được biết, được khám phá, được hiểu hơn về quá khứ, cần có cho chất sống hôm nay. Và tôi, có mặt trong buổi hôm ấy như một sự thôi thúc từ trái tim, đó là lần đầu tiên tôi có tâm thế nghiêm túc đi xem phim nơi mà thường là đoàn trường chiếu cho đoàn viên, thanh niên xem và giao lưu.
Quả thực, “Đừng đốt” là một bộ phim xúc động lòng người, có nhiều sinh viên phát biểu cảm tưởng với tôi về điều đó. Điều này cũng cảm nhận được khi xem phim trong không khí nghiêm túc, trật tự của đông đảo khán giả sinh viên.
Bộ phim xoay xung quanh cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, được một người lính Việt Nam cộng hoà, tên Huân, nhặt được trong một trận càn và trao lại cho trung úy chỉ huy Mỹ, fred. Với cầu khiến như một mệnh lệnh: đừng đốt, bởi bên trong đã có lửa! Và Fred đã giữ nó bên mình như một kỷ vật chiến tranh và không nguôi tò mò về số phận đằng sau của người con gái Việt Nam trong chiến tranh. Ra khỏi cuộc chiến Anh đã bị ám ảnh và Anh muốn làm một điều gì đó…việc đầu tiên là phải trao trả lại cuốn nhật ký cho gia đình người con gái. Nhưng đó là việc không dễ. Mãi đến 2005, nghĩa là 30 năm sau chiến tranh, mới có một sự gắn nối giữa quá khứ buồn với hiện tại, như một sự trao trả và sự giải thoát khỏi miền ký ức vấn víu Fred.
Trong phim, có sự song lồng hình tượng của bà mẹ Việt Nam và bà mẹ Mỹ. Bà mẹ của Fred qua lời kể của Anh, đã đọc cuốn nhật ký với sự xúc động chân thành, còn bà mẹ Việt Nam, thân mẫu của bác sĩ Trâm thì không nguôi nhớ thương đứa con mình. Những bà mẹ đều có chung tình yêu, tấm lòng nhân ái. Dù cách xa về địa lý, dù hai nền văn hoá khác nhau. Cả hai cùng có chung nỗi buồn chiến tranh. Cả hai cùng nỗi yêu thương con người.
Fred người lính Mỹ ấy trong chiến tranh đã ít nhiều ám ảnh, đi qua chiến tranh lại ám ảnh hơn. Trong giấc ngủ anh vẫn chập chờn về ngưòi con gái Việt Nam trong tấm ảnh của cuốn nhật ký, về số phận đặc biệt của cuốn nhật ký. Anh đã không đốt, bởi vì điều đặc biệt ấy: có lửa.
Ngọn lửa ấy là ngọn lửa của tình yêu thương, khát vọng sống hoà bình hạnh phúc, một khát vọng rất con người, rất tuổi trẻ, của cá nhân bác sĩ Thuỳ nhưng lại là khát vọng của một dân tộc và suy rộng ra là của mọi dân tộc. Không thể thứ bom đạn chiến tranh nào khuất phục. Ngọn lửa đó làm cho người ta quên đi chiến tuyến, xoá đi thù hận để đến gần nhau…
Không ai muốn chiến tranh và qua chiến tranh không ai dễ lấy lại thăng bằng sau đau thương mất mát, nhưng thời gian đi qua, ta đã quên đi nỗi đau để nhìn cuộc chiến một cách độ lượng hơn. Và khi đó, ta cám ơn người lính Mỹ, cám ơn anh lính Việt Nam cộng hoà, như lời của bà Doãn Ngọc Trâm. Việc gìn giữ cuốn nhật ký đó đã là một hành động không phải của một người lính bình thường mà của những người lính đặc biệt, vì thế họ rất gần với ta, trong cái khoảng lặng của chiến tranh, họ như là những người bạn tri âm. Đó cũng là những điều kỳ lạ của chiến tranh.
Trân trọng cám ơn đạo diễn Đặng Nhật Minh, đã gửi lại với thế giới thông điệp “đừng đốt”, thông điệp của quá khứ, thông điệp từ cuộc chiến và đó là sứ mạng của hôm nay. Đừng đốt yêu thương bằng ngọn lửa bạo tàn, đừng phá huỷ những kỷ vật thiêng liêng vô giá, đừng đốt đi trái tim nhân bản của con người, đấy cũng là làm bùng cháy lên ngọn lửa của tình yêu con người, cháy lên khát vọng hoà bình, tiến bộ. Thủ pháp quá khứ hiện tại đồng hiện, đạo diễn đã thực sự thành công về đề tài chiến tranh tưởng như đã ngủ yên.
“Bên trong đã có lửa”, đó là ngọn lửa hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam . Hôm nay đây, trong không khí thời đại mới, ngọn lửa ấy vẫn được gìn giữ trao truyền qua bao thế hệ, băng qua tháng năm để cháy lên tình yêu, cháy lên xúc cảm, đấy là di sản của quá khứ lại là hàng trang vốn sống cần có của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.
Mỗi người có một cảm tưởng. Tôi đọc được trong ánh mắt của các em sinh viên tôi những niềm xúc động thiêng liêng và tôi đọc được trong chính tôi niềm tin về ngọn lửa ấy của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Ngọn lửa ấy sẽ không nguôi bừng cháy và luôn luôn khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó.
HN, 6h sáng, 14/5/2010
* Bản dịch tiếng Anh của Nhật ký ĐTT “Last night I dreamed of Peace”, NXb Random House, Mỹ.
Saturday, November 19, 2011, 7:57:21 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

Đôi điều suy nghĩ về học đại học

1. Đại học là gì?
Đại học, xuất phát từ chữ Universal nghĩa là vũ trụ, sự hiểu biết toàn thể…, từ đó mà ta thường viết University, nó có nghĩa là Đại học. Vậy Đại học là cấp học cung cấp những tri thức: căn bản, toàn diện, có chiều sâu khoa học trên cở sở những phương pháp học tập mới mẻ khác xa với bậc trung học phổ thông.


Vì thế, đến với môi trường đại học là đến với một không gian học vấn rộng mở, một khung trời tri thức căn bản, toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, tùy theo các chuyên nghành khác nhau mà hình thành nên khung chương trình không giống nhau, đi chuyên sâu vào những mảng, những góc nhất định của thế giới và con người, chứ nó không có tham vọng tìm hiểu hết mọi điều.
2. Học đại học như thế nào?
Đây là một câu hỏi thuộc về phương pháp học tập. Phải xác định rằng học đại học khác với các phương thức tiếp nhận tri thức ở các cấp học phổ thông, đòi hỏi người học phải có năng lực tiếp nhận tri thức theo chiều sâu, một cách chủ động và sáng tạo. Nhiều học giả cho rằng: Học đại học = tự học. Tôi nghĩ rằng, nếu tự học thì không cần phải đến đại học mới tự học và cũng không cần phải đến giảng đường mới tự học vì thao tác này ta đã tiến hành từ rất sớm và ngay cả khi ngồi học ở nhà. Vấn đề tự học ở đây là đề cao sự tự chủ, tính tự giác, độc lập và có sự hướng dẫn khoa học của các chuyên gia ngành, nên quá trình tự học sẽ diễn ra nhanh hơn và hàm lượng tri thức có được trở nên chắc chắn và đáng tin cậy hơn. Theo tôi, để học tốt đại học, cần tuân thủ mấy thao tác thông thường:
- Tự học (đọc sách, tra cứu, chủ động suy nghĩ…)
- Trao đổi/thảo luận (với người khác, với nhóm, với thầy cô)
- Liên hệ, vận dụng vào thực tế cuộc sống để hình thành nên các kỹ năng cần thiết;
- Tự lấp đầy và đáp ứng những kiến thức cũng như các kỹ năng mình cần có trong những chuyên nghành sâu, hẹp…
Tri thức sẽ luôn tăng lên, luôn biến đổi, được sản sinh, trao truyền và cập nhật thường xuyên. Trong khi, đời sống mỗi người có hạn, do đó, không ai có thể học hết mọi điều. Ngày nay người ta thống nhất với nhau là các trường đại học cung cấp cách thức tiếp cận tri thức và hình thành kỹ năng, cung cấp phương pháp luận chứ không phải đong đầy tri thức đơn thuần, không phải là nhồi sọ thụ động, một chiều, càng không phải là vẽ ra mọi thứ. Vì vậy, học đại học là học cách tiếp cận và lý giải vấn đề trong một môi trường học tập hàn lâm, đáng tin cậy.
3. Mục tiêu vươn tới?
Có thể có nhiều mục tiêu vươn tới với một người thi đỗ và ngồi trên giảng đường đại học (cos thể có những mục tiêu cá nhân tế nhị), song theo chúng tôi, phải nhìn nhận rằng, về tổng thể, mục tiêu học đại học không đơn nhất mà là một cây mục tiêu lớn kết hợp nhiều mục tiêu nhỏ:
- Hiệu quả học tập (con điểm, độ vững chắc của tri thức thu nhận được..);
- Việc làm phù hợp với chuyên môn;
- Kỷ năng làm việc/hiệu quả công việc;
- Quan hệ, có khả năng gặt hái thành công và hạnh phúc!
Theo tôi, để làm chuyên môn của người thợ không cần đến học đại học, ví dụ như công nhân đứng máy, ví dụ kế toán viên, …còn học đại học, bao giờ người học cũng mong đợi có được một kết quả cao hơn, vị thế xứng đáng hơn và tương lai tươi sáng hơn, khả năng biến đổi và thích ứng tốt hơn.
Sự học (rộng hơn nữa là quá trình nhận thức ) là để phục vụ cuộc sống, vậy mục đích của học đại học cũng là đáp ứng cuộc sống nhưng nhằm thõa mãn cầu cao hơn, đạt tới những thang bậc giá trị xã hội vẻ vang hơn. Vì thế, đích của việc học đại học không tầm thường mà cao xa rộng mở. Nói tóm lại, học đại học là để có được một vị thế học vấn, khoa học, vị thế chính trị xã hội, ở tầm cao và vững chắc hơn. Theo tôi, đó là ý nghĩa đích thực căn bản của học đại học.
Để đạt tới đích này, đòi hỏi người học (=sinh viên) phải có nỗ lực, cố gắng để có tri thức chuyên sâu, am hiểu và khả năng cập nhật không ngừng, và có kỷ năng để làm việc trong chuyên môn đó, có khả năng giải quyết các bài toán chuyên môn một cách tổng hợp, khoa học.
Có thể, nhiều chuyên gia khác sẽ có thêm những câu trả lời, nhìn nhận khác nữa về học đại học, song với kinh nghiệm của một người thầy trên giảng đường, tôi được nêu lên mấy suy nghĩ như thế. Mong rằng, nó phản ánh được cái cốt của đại học, một bậc học gian lao, nhưng ngời sáng, vinh quang./.
Hà Nội, 02/04/2010
Saturday, November 19, 2011, 7:56:18 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

Mạn đàm về giải phóng phụ nữ

(Cám ơn N.H.Quỳnh đã cho tôi một ý tưởng để viết bài này)
Chủ nhật, nhắn tin hỏi thăm người bạn học cấp III, lâu ngày mới có dịp liên lạc, cuối tuần có rãnh rỗi và có gì vui không. Bạn nói: ngày nghỉ cánh con gái bọn tớ có nhiều việc phải làm lắm chứ vui vẻ nỗi gì. Nhìn từ vợ tôi, chủ nhậtng bận bịu công việc. Đôi khing sốt ruột vì không có nhiều thời gian cho con cái và gia đình. Tôi bảo, em làm vừa thôi, vợ lại nói: không làm lấy gì mà nuôi con. Bạn vợ tôing thế, chồng mãi mê cho sự nghiệp khoa học, vợ năng động tháo vát, có những khi làm sổ sách tới 2h sáng, người gầy rạc đi. Quả thực, phụ nữ không giản đơn như đàn ông. Công việc bù đầu. Gia đình và con cái. Đàn ông làm viên chức như cánh tôi, chỉ biết thương vợ mà chẳng giúp được nhiều. Bởi thời tuổi trẻ, ai aing có công việc riêng của mình, lo được thân mình là tốt rồi, thu nhập chẳng bao lăm, chẳng phải aing đủ tài giỏi để có thể thuê ôsin để đỡ đần vợ, mà ôsin thìng chẳng làm thay vợ mình được những việc gần như đã thuộc về thiên chức phụ nữ chăm con,
Thế mới biết, sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp chẳng dễ dàng gì. Thế mới hay nhân loại lâu nay, tôn vinh và ngợi ca phụ nữ là hoàn toàn xứng đáng.


Lâu nay, đàn ông có thói quen tâm lý, cứ nghĩ mình là phái mạnh, mình làm toàn những việc to tát, còn phụ nữ là phái yếu, thì phải bếp núc, nữ công gia chánh. Nên sau công việc chính là đàn ông có thể đàn đúm, giao du, bù khú, thể thao. Còn phụ nữ thì chăm chắm về, lo toan bếp núc, gia đình. Để có được sự tự do ấy, đàn ông phải có bàn tay hữu hình lo toan gia đình mình là những người phụ nữ. Chẳng ngoa, đằng sau một người đàn ông thành đạt, có một bóng hồng đảm đang, tháo vát!
Lâu nay đàn ông nghĩ mình đang đứng trên ở những đỉnh cao về mọi phương diện, thì xin thưa, phụ nữ là bệ đỡ và là người bạn đồng hành.
Đàn ông luôn giành thế thượng phong, phụ nữ thường khiêm nhường đứng sau lưng họ, vì thế mà đàn ông luôn tự hào và tự tôn về giá trị của họ. Còn điều tự hào của phụ nữ tự hào và hạnh phúc là giúp chồng vẻ vang, thành đạt, nuôi con khôn lớn, thành tài.
Đàn ông đôi khi biết rằng, phụ nữ là đối tác nhưng đàn ông quen thói chinh phục và ngự trị nên khi phụ nữ hơn họ về những phương diện nào đó thì họ tỏ ra mất tự tin và đôi khi chính mất tự tin ấy mà họ tổn thương. Ví như trong thời đại mới, người phụ nữ rất tự chủ về tài chính và có khả năng làm ra nhiều tiền, nhiều người đàn ông tỏ ra ghen tị, thậm chí ấm ức sinh ra thói ích kỷ và gia trưởng. Đó là một trạng thái tâm lý mới rất thực. Cần phải rũ bỏ. Hoặc, một người phụ nữ quảng giao thành đạt về mặt xã hội, nhiều đàn ông ích kỷ, sinh ra nghĩ ngợi.v.v.
Lâu nay, người ta nói về bất bình đẳng giới và đòi hỏi xã hội phải giải phóng phụ nữ. Bởi từ lâu, phụ nữ đã chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh hơn nam giới. Nhưng phụ nữ chịu đựng hơn, nhận nhịn hơn và phụ nữ thành rang tự ti mặc cảm hơn. Nên sức ỳ của sự giải phóng vẫn còn đó.
Trong thời đại ngày nay, nhận thức về vai trò của vị trí con người đã trở nên khác xưa. Đàn ông và phụ nữ đều là con người, đều là những nhân cách đáng trọng. Với tư cách là một công dân, họ đều bình đẳng trước pháp luật. Với tư cách là một động vật – người, họ đều có nhân quyền, một trong những quyền đó là quyền tự do hành động. Và với tư cách là một cá thể của xã hội công dân, họ có nhu cầu được tôn trọng, được làm chủ.
Thời đại học, thầy tôi, tiến sĩ Mỹ Phạm Thế Hùng, khi dạy chúng tôi có dẫn một câu ngạn ngữ của Pháp “Vợ chồng trọng nhau như khách” và tôing đọc được câu này trong cái triết lý ứng xử của người Trung Quốc hiện đại “phu phụ tương kính như tân”. Hai câu nói ở hai nền văn hóa về ứng xử gia đình, quan hệ vợ chồng, đều đề cao sự tôn trọng. Suy rộng ra, về phương diện quan hệ giữa hai giới nam nữ, có lẽng không nằm ngoài hai chữ tôn trọng. Có tôn trọng, trân trọng nhau, mới biết hành động chừng mực và có văn hóa. Nếu không có sự trân trọng sẽ đứng xô lệch và nhìn thiên kiến, khó có thể có sự cảm thông và chia sẻ hạnh phúc.
Viết đến đây, tôi lại nghĩ hạnh phúc về một phương diện nào đó là sự sẻ chia, vì không có sẻ chia sẻ không có vun đắp, chẳng có lâu đài hạnh phúc nào xây nên từ sự ích kỷ. Chỉ lo đến bản thân mình mà không sẻ chia, hạnh phúc chỉ là hạnh phúc không trọn vẹn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, từ khi phụ nữ Chicagô đứng lên đòi bình quyền, thì giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp của nhân loại, đã làm, đang làm và còn phải làm. Tôi đồng tình với một quan điểm triết học từ Tây phương: sự nghiệp giải phóng phụ nữ là thước đo nền văn minh của một quốc gia.
Trong một chuyên đề giảng trước sinh viên về hôn nhân và gia đình, tôi thường hỏi các em rằng, vì sao chúng ta lại đặt vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sao không phải là nam giới. Và tôi đã nêu lên mấy khía cạnh về giải phóng phụ nữ:
- Giải phóng phụ nữ khỏi những thành kiến định kiến lâu nay về bất bình đẳng nam nữ; khỏi những nạn với phụ nữ như bạo hành…
- Giải phóng phụ nữ khỏi những công việc nội trợ, gia đình…choán hết thời gian công sức của phụ nữ;
- Giải phóng phụ nữ là để họ tự chủ gánh lấy những trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, tùy theo khả năng và sức lực của mình.
- Giải phóng phụ nữ cần có một cơ chế bình đẳng về cơ hội trong mọi phương diện.
Và tôing cho rằng, để giải phóng hiện trạng phải bắt đầu từ sự giải phóng trong nhận thức về hiện trạng, đó kỳ thực là quan điểm của chủ nghĩa Mác chứ không của cá nhân tôi. Vì vậy, với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, trước hết, phải xóa bỏ những thành kiến, định kiến về phụ nữ, nhìn nhận mối quan hệ nam nữ một cách bình đẳng. Để giải phóng, phụ nữ về phương diện hành động, trước hết, theo tôi, cần phải giải phóng khỏi sự đè lấp bởi công việc. Sự rảnh rang về thời gian là cơ hội để họ tự giải phóng mình.
Đã lâu, tôi có đọc được trên báo, một nhà báo nước ngoài phỏng vấn một người có trọng trách ở hội phụ nữ Việt Nam mà tôi không nhớ chính xác tên, rằng trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, các chị đặt các ông năm giới ở đâu. Bà thưa rằng, cùng một chiến tuyến.
Vâng, có lẽ là vậy, giải phóng phụ nữ không phải là đối lập phụ nữ với nam giới mà là thuyết phục và kêu gọi nam giới chung tay gắng sức cùng phụ nữ. Trong mọi trận tuyến họ đều có nhau và sống chết vì nhau.
Kết thúc bài viết này, cho phép tôi nên lên một nhận thức rằng, e đãnhưng tôi tin là nó vấn còn tính thời sự đối với nhiều người, rằng: Phụ nữ là một nửa thế giới, phụ nữ vừa là hậu phương vàng là người ra trận, một người cùng ở chiến tuyến xây nên vinh quang và hạnh phúc của mọi xã hội, trong mọi thời đại./.
Hà Nội, 29/3/2010

HOÀI NIỆM BẠN CŨ

Saturday, November 19, 2011, 7:54:51 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Sáng qua, đang chuẩn bị đồ đạc đi công tác thì bất ngờ nhận được điện thoại của Kim Oanh, lớp trưởng lớp cấp III. Đã hơn chục năm rồi mới có một sự kết nối bè bạn. Cuộc điện thoại với Oanh làm mình gợi nhớ về bạn bè cùng lớp học ngày đó, mình quyết định phải có thêm những cuộc kết nối. Qua KO, mình có thêm số điện thoại của Quỳnh, cũng một người bạn gái thân quý trong lớp cũ. Quả thực nghe giọng O va Q, bình thường mình không thể nhận ra các bạn qua giọng nói. Ngày ấy, các bạn là thiếu nữ xuân thì, còn bây giờ tất cả đã có gia đình, đã mộti đứa con. Chất giọng Nghệ trầm lắng hơn, già dặn lên theo năm tháng. Rất vui khi nghe các bạn, nghe rồi từ từ nhận ra chất giọng ngày xưavụt hiện lên trong tâm trí mình những tri giác về các bạn mình.

OQ đều dong dỏng cao. O thì mảnh mai, còn Q thì chắc chắn hơn. Cả OQ đều sôi nổi với bạn bè, mỗi người một vẻ nhưng đều sống có nội tâm sâu sắc. O từng là lớp trưởng, từng ngồi cùng bàn. Hoạt động các phong trào, còn Q thì chăm họctrầm hơn, khi cười để lộ ra chiếc răng khểnh, mà khỏi phải nói răng khểnh thì thường có duyên. Một thứ duyên vừa lộ vừa ngầm. Cả hai đều là dân thị xã ngày ấy. Mình là học sinh ở huyện lên. Có chút tự ti nhất định, nên cũng ít có điều kiện gặp gỡ gắn bó. Với O, nhớ nhất là một lần sinh nhật Oanh năm lớp 10, mìnhcác bạn có chúc mừngo một buổi tối. Đó là lần đầu tiên mình tham dự một sinh nhậthiểu thế nào là sinh nhật. Quỳnh nhà gần trường, có nhiều lần giúp mình trực nhật lớpquan tâm đến mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhớ lúc mình đang học ĐH năm thứ 2, Bố mình mất, Quỳnhmột nhóm bạn thị xã có đến đưa tang chia buồn.thời đi học Đại học, mìnhThắng thi thoảng có ghé thăm Q.lần gặp cuối cùng là hè năm thứ II, đại học. Lần đó, Quỳnhhình như có một người bạn nữ nữa tới thăm mình. Mình nhớ câu thơ Q ghi tặng mình trong một cuốn sổ tay, nét chữ rắn rõi, chân phương như con người của Q. Thế rồi từ đó bặt tin nhau.
Năm 2006, mình có viết một bài đăng trong cuốn: 60 năm trường Phan Đình Phùng, một chặng đường, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2006, nhân dịp kỷ niệm thành lập trường cấp III, mình có nhắc đến tên nhiều bạn cũ thân quý trong lớp. Sau lần đó, nhiều lần mình rất muốn kết nối với các bạn, nhưng bạn bè mỗi người một ngả không phải ai cũng nắm được thông tin về nhau, không phải ai cũng thân quý với người này như người kia…mãi với công việc, học tập mình chưa liên lạc với các bạn. Mấy lần bảo Thắng, tra số nhưng Thắng cũng không làm được.
Lại nói về Thắng, Thắng là người bạn thân quý nhất của mình trong lớp học thời cấp III. Hai đứa có những khó khăn về hoàn cảnh sống, thân quý nhau, có những chia sẽ trong học tậpcuộc sống. Mãi mãi mình nhớghi ơn gia đình Thắng. Bố mẹ cậu là những người tốt, giàu lòng nhân ái. Chỉ buồn khi Thắng đi học thì Mẹ cậu mất, cũng như mình, có lẽ đó là nỗi buồn đau đầu đời mà Thắng phải gánh chịu. Thắng là người có ý chí, sống nhiệt tình với bạn bè. Quyết tâm ôn thi lại, đỗlập nghiệp ở tận xứ sương mù Đà Lạt. Chỉ tiếc lần đi ĐL hè năm 2007, không có cách nào để liên lạc với Thắng gặp nhau trên xứ sở Cao Nguyên. Tết 2009 trước lúc lên xe, mìnhThắng có hẹn gặp nhau ở quán Cafe Hồ Bưu điện, nói dăm ba câu chuyện, chụp với nhau một tấm hình. Chân tìnhquyến luyến. Thắng phát tướng trông thấymình thường nói đùa là trông ông giống như một giáo sư Nhật Bản. Từ đó, hai thằng mới liên lạc với nhau nhiều hơn. Tết 2010 vì lý do mất danh bạ, sự liên lạc có gián đoạn. Sau buổi tối nói chuyện với OQ qua điện thoại, mình quyết định tìm lại cuốn sổ ghi chép cũliên lạc với ông bạn để chia sẽ khi trời đã chuyển sang đêm.
Thế đấy, bạn bè xưa cũ thân quý nhau xa nhau thường có nhu cầu liên lạc hoặc mạnh hoặc yếu, thế nào cũng có lúc. Mai cũng thế. Với Mai, mấy lần xin số định liên lạc thì Mai lại điện cho mình. Nói chuyện với nhau có đến hàng chục phút. Mai ngày xưa xinh đẹp nhưng trầm tĩnh, ít nói, vì thế bạn không nổi bật. Mình với Mai học với nhau thì ngày cấp I, II, đến cấp III học cùng lớp. Mai thường ngồi cuối lớpmình thường ở trọ lại gần trường nên tụi mình ít nói chuyện với nhau. Rời cấp III, Mai học sư phạm Vinh, mình học tận Hà Nội. Hètết có đôi lần gặp nhau. Ra trường mình ở lại Bắc, Mai lấy chồngo Nam, bẵng đi mười năm mới có một sự kết nối.
Nãy giờ, mình đang nói về những sự gắn kết lại những người bạn lớp cấp III, còn những bạn bè khác, những quan hệ học tập khác, cũng có liên lạc, ít nhiều tùy từng trường hợp.
Khi đi làm người ta có xu hướng gắn kết nhiều với đồng nghiệp, với những quan hệ có lợi cho mình, nhưng chắc ít ai quên cái thuở, cái thời xưa cũ ấycũng không nên quên vì đó là một phần hồn của mình. Có lúc, kỷ niệm chực sống dậy làm mát ngọt hồn ta. Việc liên lạc với O, Q làm mình nhớ đến một bài thơ mình đã sáng tác, nói về cái quan niệm nhân sinh ấy.
TRONG NHỊP THỜI GIAN
“Hoa quỳnh vẫn nở về đêm
Hương quỳnh vẫn ngát bên thềm nhân gian
Đất trời vũ trụ tuần hoàn
Ta đi trong nhịp miên man con người
Trải cùng dài rộng nước non
Ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn còn mê say
Tháng năm tươi mới hôm nay
Vẫn nguyên ký ức về ngày hôm qua
Xa rồi chưa hẳn đã xa
Lẩn lút kỷ niệm trong ta bà khói sương
Hạnh phúc trong cõi vô thường
Một trời thương mến vấn vương tâm hồn
Quê hương gốc rễ cội nguồn
Bạn bè cái thuở lưu khuôn mặt mình
Mãi mê trong cõi nhân sinh
Lòng xin tâm niệm ân tình sâu xa
Để khi ta với mình ta
Vẫn không đơn lẻ lạ xa con người”
(Hà Nội, Xuân 2010)
Những dòng trên đây là chút hoài niệm quá khứ trong một sáng đi công tác xa, sẽ là chưa thể đủ đầy để ”ôn cố”. Nhưng quả thực, trong ồn ã của cuộc sống hôm nay, mình vẫn đang sống với ngày hôm qua, với kỷ niệm. Đó là một trạng thái tâm lý rất thực, rất đời của con người. Với mình, những bạn bè đã gọi là thân quý, dù ở góc bể chân trời nào, mình vẫn nhớ. Hẳn là như thế!
Đoan Hùng, 6 sáng, 19/03/2010

Sinh viên cần trang bị cho mình một phông văn hoá vững chắc- BV ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TAP CHÍ THANH NIÊN

Saturday, November 19, 2011, 7:51:42 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
 Sinh viên cần trang bị cho mình một phông văn hoá vững chắc Phạm Thạch Hoàng Sinh viên được xem là tinh hoa của xã hội, thuộc tầng lớp trí thức mà đặc điểm của trí thức là lao động trí tuệ cá nhân, làm việc độc lập và không ngừng sáng tạo, gắn với tư liệu sản xuất đặc thù nhất là tri thức. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, thế giới là vô tận vì thế nhận thức của con người là một quá trình không có điểm dừng. Mấy ai trong chúng ta đã hiểu đầy đủ, toàn vẹn và đúng đắn về thế giới rộng lớn?
Ấy thế mà nhiều sinh viên của chúng ta vẫn vỗ ngực tự hào là hiểu biết, là giỏi dang hoặc chỉ học chuyên môn trong giáo trình là đủ vì thế mà thiếu đi một văn hoá đọc, học hỏi hiểu biết thêm, hệ quả là sự hiểu biết rất hạn hẹp, nông cạn nói cách khác là chưa có được một phông văn hoá cần thiết. Văn hoá là một phạm trù rộng, cho đến nay mọi người về cơ bản tán thành với nhau định nghĩa về văn hoá của UNESCO rằng: văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, do con người và loài người sáng tạo ra trong lịch sử. Theo đó, văn hoá chỉ là một khái niệm có tính chất định tính nhưng có ngoại diên rộng bao trùm những giá trị thuộc về vật thể (tangible) và phi vật thể (intangible). Học tập là thâu nhận văn hoá, là tiếp thụ các giá trị và biến những giá trị đó toả sáng trong cuộc sống. Giá trị là nói đến khía cạnh tích cực, khía cạnh chính diện của sự vật mà chúng ta vẫn thường thâu tóm lại bằng cụm từ “chân- thiện – mỹ”. Chân là giá trị của khoa học, thiện là giá trị đạo đức, mỹ là giá trị của nghệ thuật. Đối với sinh viên, lao động trí tuệ là chính lẽ đương nhiên sẽ quan tâm nhiều đến giá trị chân, tức là tri thức đúng đắn, song không thể vì thế mà thờ ơ với các giá trị khác, trong khi sự phát triển và tiến bộ của bản thân và xã hội chỉ có được trên cơ sở sự hoà hợp của ba yếu tố đó. Học tập cũng là một dạng hoạt động vật chất có tính mục đích, lịch sử xã hội, khó có thể đạt tới giá trị của riêng mình nếu thiếu đi phông văn hoá. Phông văn hoá (có thể hiểu là những tri thức văn hoá cơ bản và cốt lõi) là cơ sở để con người tiếp nhận và sáng tạo văn hoá. Nếu bạn không có một phông văn hoá khoa học thường thức thì bạn không thể tiến lên những khám phá khoa học có giá trị hơn. Nếu bạn không có quan niệm đúng đắn về giá trị đạo đức cơ bản của con người khó có thể nói đến ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, bạn sẽ dễ lệch hướng trong hoạt động xã hội những hành vi của bạn sẽ không có lợi cho xã hội, trái lại, có khi mang đến tai hoạ cho người khác. Nếu bạn thiếu đi phông văn hoá thẫm mỹ bạn sẽ là con người quá ư đơn giản, khó cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống của nghệ thuật để làm cuộc sống của mình giàu có, phong phú hơn lên. Học vấn chỉ là một lát cắt văn hoá, học vấn là cái cốt lõi của văn hoá. Song, xung học vấn còn là văn hoá ứng xử, văn hoá con người. Nếu bạn chỉ chú trọng vào học tập trang bị tri thức khoa học mà không có phông văn hoá giao tiếp ứng xử, vốn sống, sự hiểu biết cần thiết ở những lĩnh vực khác, bạn sẽ rất khó hoà nhập với xã hội, trở thành người thành đạt được xã hội trân trọng. Do vậy, trong học tập, mỗi người sinh, thanh niên hãy cố gắng trở thành những chuyên gia, tức có tri thức sâu sắc, am hiểu và có khả năng giải quyết những công việc chuyên môn của mình, nhưng cũng cần có văn hoá rộng để cư xử với mọi người, mọi việc. Trong thực tế, có chuyện nhiều bạn sinh viên mù tịt về những kiến thức lịch sử, địa lý – nhận văn, văn hoá vùng – miền, tâm lý dân tộc, những vấn đề xã hội. Vì sao vậy? cũng không phải do các bạn dốt mà do không quan tâm, không chú tâm, không thấy được tầm quan trọng của những tri thứ đó, làm cho nhiều bạn trở thành những người ngờ nghệch, gây nên những câu chuyện buồn cười, phản cảm. Điều này có thể thấy khi chúng ta xem các chương trình vui chơi giải trí trên ti vi. Nhiều người nguỵ biện, giải trí miễn vui là được cần gì phải chuẩn. Nên biết rằng, vui chơi giải trí nào thì cũng phải có hàm lượng trí tụê, như thế mới là vui chơi giải trí của con người, mang tính người. Ngạn ngữ có câu rằng, càng học càng thấy dốt, câu đó tưởng chừng như phi lí, ở chổ tại sao càng học càng dốt, học càng dốt thì học để làm gì? nhưng không nó hoàn toàn có lý. Học là quá trình khám phá thế giới, sự hiểu biết của con người càng được mở ra thì thấy thế giới càng vô tận và ngay bản thân những điều chúng ta tưởng chừng như đã biết thì càng đi sâu vào vấn đề đó, chúng ta càng thấy hiểu biết ta là nông cạn. Bởi vậy, chừng nào các bạn thấy mình còn non kém thì chừng đó bạn sẽ có cơ hội tiến bộ, còn chừng nào thấy mình đã đủ thì tức làn bạn đã khép lại cánh cổng tri thức tuôn chảy về phía bạn. Một người muốn trở thành một học giả không phải đơn giản, không phải chỉ có trí thông minh thôi đâu mà đó là một quá trình công phu tích luỹ tri thức, không học hỏi, ngừng mài sắc trí tuệ và thúc đẩy sáng tạo. Những người thành đạt và hiểu biết đều thừa nhận điều đó. Câu chuyện về Đácuyn. Khi con trai nhà khoa học thấy cha vẫn miệt mài làm việc, liền hỏi: cha đã là bác học sao vẫn còn học. Đácuyn đáp: bác học không có nghĩa là ngừng học. Đácuyn nổi tiếng bởi thuyết tiến hoá, nhưng ông cũng đã nổi tiếng với tinh thần học tập và làm việc hăng say. Đó là một quan hệ nhân quả tốt đẹp. Còn bạn bạn tự thấy mình biết được bao nhiêu, phải chăng như thế là đã đủ? Ngồi trên ghế giảng đường có thiếu thốn về vật chất thật đấy, dòng chảy cuộc sống cứ tuôn đi với nhiều cám dỗ hối thúc bạn thì bạn cũng phải luôn ý thức tĩnh tâm để thâu nhận văn hoá, tạo lập cho mình một phông văn hoá rộng và chuyên môn sâu để thành đạt và trở thành trí thức chân chính theo đúng nghĩa của nó. Sinh viên Việt Nam chúng ta hãy tự nhận thấy mình chưa là gì so với xã hội, với thế giới rộng lớn để mà khiêm tốn học hỏi, để cố gắng nhiều hơn nữa, thành danh và thành tài đích thực