Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Bài viết cũ 2, PXH

Saturday, November 19, 2011, 7:50:30 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

Từ ngôi làng Việt đến Làng toàn cầu [Văn Nghệ, số 24, 11-6-2005]

Ngày nay, người ta đã nói nhiều đến Làng toàn cầu a global village để hình dung thế giới như chẳng khác gì một ngôi làng, trong đó mọi người cùng chung sống. Có lẽ đó chỉ là một cách nói hình ảnh và ẩn dụ về sự liên kết thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá. Phải chăng trong tương lai mọi người không còn sự cách biệt về hàng rào địa lý và như thế sẽ không còn một ngôi làng cụ thể để gắn bó và yêu mến? Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học, của công nghệ thông tin như hiện nay thì ở trong ngôi làng của mình người nông dân Việt Nam có thể chứng kiến bao sự biến động diễn ra khắp mọi nơi. Người nông dân Việt Nam đã băng qua luỹ tre làng tiến vào những khu công nghiệp khắp nơi trên thế giới. Người ta nói nhiều về ngôi làng thế giới và xem xem ở đó mình sẽ có chỗ đứng như thế nào, ai ai cũng sợ chậm chân trên chuyến tàu hành trình cùng thế giới.

Việt Nam chúng ta trong lịch sử đã tạo dựng nên những ngôi làng, đó là sản phẩm của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền tự cung, tự cấp, khép kín. Làng Việt được bao quanh bởi luỹ tre xanh, có khi nằm gần như biệt lập với những làng xung quanh. Ai muốn vào một làng nào đó thường phải đi qua cổng làng, nơi đó có cây đa toả bóng. Làng thường có đình làng để làm nơi hội họp bàn chuyện của làng. Làng là biểu hiện cụ thể của tính cố kết cộng đồng.Mất nước nhưng không mất làng. Các sử gia đã tổng kết, người Việt mất nước, chính từ làng mà người Việt lại đứng lên giành lại nước, đó cũng chính là sức sống lâu bền của mỗi làng quê Việt Nam. Song mặt trái của làng đó chính là tính địa phương chủ nghĩa, là khép kín, ít giao lưu với thế giới bên ngoài, là những tục lệ đôi khi rườm rà, tâm lý tiểu nông vụn vặt. Ngày nay những điều đó dường như còn đúng với một thế giới mà sự kiện của một vùng, một quốc gia đã trở thành vấn đề thời sự thường nhật của toàn cầu. Làng Việt đổi mới từng ngày.Làng cũng đã trở nên cởi mở hơn. Có điện làng trở thành một cơ thể đổi khác, đầy sức sống. Có điện làng được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, có thể nghe bằng tai, xem bằng mắt cứ như đang diễn ra trước mắt mình. Từ ngôi làng nhỏ bé của mình, người dân có thể tiếp cận biết bao sự kiện của làng quê trên thế giới. Rồi những nhà cửa mái ngói, bê tông hoá, cả tường bao ngõ xóm đã xoá nhà đi vết tích cổ xưa nhà tranh, vách đất sân gạch, tường tre, đó là cả một sự đổi thay đáng mừng, biểu hiện một chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao.
Cùng với sự phát triển nói chung của đất nước, làng Việt phải đi qua một giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn. Những công trình điện – đường- trường – trạm đã mang lại cho nông thôn Việt Nam một bộ mặt mới, sắc thái mới. Giờ đây những người nông dân, đặc biệt là lớp trẻ, ít ai nghĩ phải giam chân trong luỹ tre làng. Dường như có hai con đường để người nông dân vượt ra với thế giới rộng lớn. Một là, xuất khẩu hàng hoá.Những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp được biết đến, sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, sẽ có lợi lớn hơn. Hai là con đường đi xuất khẩu lao động. Người nông dân thông qua cơ hội đi xuất khẩu lao động mong được đổi đời. Nhưng tất cả cùng chẳng dễ dàng gì, đôi khi ngược lại với niềm mong đợi. Hội nhập với thế giới, mới thấy rằng “luật chơi”quả là khắc nghiệt, thương trường chèn ép, bảo hộ mậu dịch ràng buộc, bạn hàng cạnh tranh…xuất khẩu lao động mong được đổi đời thực tế bị đối xử, bóc lột, bị lừa lọc, bị đem con bỏ chợ, đôi khi chỉ mong lê được tấm thân về quê.
Xây dựng cơ sở hạ tầng của các công ty liên doanh làm cho những ngôi làng xưa bị biến thành công xưởng. Ao hồ, đình làng bị thu hẹp, mất không gian, cây đa, bến nước, sân đình bị lùi vào dĩ vãng, đất đai giờ đây được tận dụng để bán, để xây hàng quán, đất hương hoả của cha ông cũng bị thu hẹp dần. Dường như xã hội càng văn minh làng đã bị bỏ lại đằng sau và mất dần dấu vết hồn xưa. Nhiều người yêu làng bỗng nhận ra một thực tế xót xa là những con người làng xưa chân chất, đôn hậu, giờ đây đã tiêm nhiễm lối sống thực tế, đã xuất hiện ngày càng nhiều tệ nạn xã hội: mại dâm, nghiện hút, trộm cắp, du côn, người làng đâu còn giữ được lề xưa nếp cũ.Người ta bắt đầu vấn hỏi đó phải chăng là những gì ta đã mất đi khi hoà nhập với những gì khác ta! Và phải chăng đó là mặt trái của sự phát triển, được cái này chấp nhận mất cái kia. Có không ít người hoài cổ ngậm ngùi tiếc rẻ: làng xưa còn đâu!
Và những người con của làng đi tận cùng thế giới có mơ đến một ngôi làng Việt Nam bình yên trong làng toàn cầu.
______________________________________________
* Bài đã đăng trên Văn Nghệ trang 14, số 24 (11-6-2005)

Giữ lấy giá trị của tình yêu_ bài đã đăng trên tc Thanh niên, 2003

Saturday, November 19, 2011, 7:48:09 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Thế hệ @ là một từ mới phát sinh, chỉ những công dân sinh ra trong thời đại chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Con người mới, lối sống mới và tình yêu của họ đang đổi mới, song dù yêu thế nào thì họ cũng không thể vượt ra khỏi giá trị truyền thống vĩnh hằng không thể thay của tình yêu đó là hai chữ : yêu thương. Thời đại kỷ nguyên thông tin đang tạo ra những thế hệ công dân @. Điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập với muôn mặt trái đang có những tác động không nhỏ đến việc định hướng giá trị của thế hệ @. Những luồng tư tưởng, lối sống mới mang nặng màu sắc thực dụng và hưởng thụ đang gây ngiền thế hệ công dân mới này. Vì thế, tình yêu thời @ cũng mang sắc thái khác biệt so với các thế hệ trước đây.
Nhiều người, ngay các bạn trẻ cho rằng yêu bây giờ là phải thực tế, phải biết sống thức thời, biết cho và nhận một cách mạnh mẽ, nồng nhiệt. Tóm lại, là phải biết yêu một cách hiện đại hơn tình yêu truyền thống của các thế hệ trước. Có thể nói cường độ và tốc độ yêu thời @ cũng nhanh như bản thân sự biến đổi của công nghệ thông tin vậy. Chỉ cần lên mạng là cũng có thể tìm kiếm được tình yêu trong thời gian rất ngắn. Phong cách yêu, trao đổi tình cảm trở nên đa chiều, cởi mở và tự tin hơn. Dẫn chứng dễ thấy là, hằng ngày ra đường, vào trong các khuôn viên sẽ thấy các đôi tình nhân tự nhiên yêu nhau chẳng khác gì trong phim phương Tây. Họ yêu nhau đôi khi quên cả thế giới xung quanh, như là không gian ấy sinh ra là đẻ cho riêng họ. Trong sinh viên có tình yêu sống thử. ở các khu nhà trọ đang có hiện tượng vừa là nơi trọ học vừa là chốn vườn yêu. Hiện tượng đó, đang có xu hướng gia tăng, nhân lên theo kiển phong trào. Xã hội cùng nhìn nhận một thực tế: yêu là một chuyện, kết hôn là chuyện khác. Mẫu người yêu để đi đến hôn nhân bây giờ thường gắn với tiền đề vật chất(của cải, nhà đất, địa vị xã hội, thu nhập). Giờ đây, nhiều người ta cho rằng không có chuyện yêu thuần tuý, đẹp và lãng mạn như xưa mà yêu gắn liền với toan tính, so đo. Thực tế có đến mức bi quan như vậy không, cần chờ những sự biến đổi tiếp theo mới có thể kết luận được. Có điều, suy cho cùng, tình yêu cũng là một dạng quan hệ xã hội, một sản phẩm của xã hội, khi điều kiện xã hội(điều kiện sống- sinh hoạt vật chất và tinh thần thay đổi) thì quan hệ yêu đương cũng thay đổi theo. Song dù tình yêu có biến đổi đi chăng nữa, thì cũng phải dựa trên những hằng số cơ bản đó là sự yêu thương chân thành. Tách tiền đề tình yêu khỏi hôn nhân sẽ rất khó kiếm tìm hạnh phúc. Thủ hỏi cả xã hội ai cũng chạy theo thời, a dua theo thời, tình yêu “mì ăn liền” thì sẽ có hay không những tế bào xã hội lành mạnh đó là hạnh phúc gia đình bền vững?. Tuy nhiên, cũng cần công bằng nhận thấy rằng nhiều bạn trẻ bây giờ vẫn có bản lĩnh sống và yêu rất đẹp. Hõi các bạn trẻ thời @ thông minh, năng động. Tình yêu là một giá trị của hạnh phúc, do đó các bạn cần có ý thức về giá trị bản thân mình và định hướng giá trị hạnh phúc để sống và yêu một cách có ý nghĩa nhất, đừng học đòi, a dua, chạy theo thời thế đánh mất giá trị đẹp tuổi thanh xuân./.

Dân chủ và kỷ luật giảng đường trong xã hội chúng ta _

Saturday, November 19, 2011, 7:46:33 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Giảng đường đại học Việt Nam ngày càng đổi mới về cả nội dung chương trình học tập lẫn phương pháp sư phạm. Chương trình hiện đại hơn, được cập nhật những nội dung tiên tiến của thời đại. Phong cách sinh hoạt học thuật, cũng cởi mở dân chủ hơn. Đó là tín hiệu đáng mừng, song cũng vì thế đang đặt ra những điều cần bàn. Ngày nay sinh viên đến lớp rất đa dạng trong cách ăn mặc, từ quần áo, cặp sách, dày dép, đầu tóc. Giảng viên cũng không phải ai cũng chú ý đến những điểm đó như trước đây. Ngày nay sinh viên tự do yêu đương trong lớp học thậm chí ngồi cạnh nhau và tự do bày tỏ tình cảm công khai trước tập thê mà không mấy ngại ngùng. Ngày nay, sinh viên có thể ngồi và nói lên ý kiến của mình với giáo viên.
Ngày nay, sinh viên mạnh dạn vấn hỏi thầy giáo những vấn đề họ còn băn khoăn ngay trong lớp học, có sinh viên thậm chí cãi tay đôi với thầy. Sinh viên có tố giác những hành vi của thầy cô giáo một cách gay gắt và ngay tức thời… Những hiện tượng đó, một mặt nói lên không khí dân chủ cởi mở, nhưng qua đó cũng có những biểu hiện dân chủ một cách quá trớn, như hiện tượng sinh viên vô lễ không chào thầy giáo, ăn nói cộc lốc, ăn mặc lố lăng trong lớp học, yêu đương thiếu khiếm nhã, thậm chí đánh nhau trên giảng đưòng, tình trạng đi muộn, nghỉ học, xin ra ngoài một cách tuỳ tiện, nói chuyện hay làm việc riêng thiếu tôn trọng không khí chung. Nhiều thầy cô xem đó như là một sự đổi mới của lớp trẻ, dễ dàng chấp nhận không cho qua chuyện, cũng có thầy khắt khe thì nhắc nhở hay lên lớp cho một bài nếu thấy quá chướng tai gai mắt. Song theo quan điểm của nhiều thầy cô, cần phải cũng cố lại kỉ luật giảng đường. Cần phải nêu cao và thực hành tốt khẩu hiệu: Kỉ cương – tình thương – trách nhiệm. Khẩu hiện đó vẫn đặt yếu tố kỉ cương lên làm đầu. Dù thế nào thì kỉ cương, pháp chế vẫn phải được coi trọng. Có kỉ cương thì mới thực hiện ngiêm túc các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, mới phân vai một cách đúng mực: thầy ra thầy, trò ra trò được. Chúng tôi đồng ý với quan điểm đó và thấy rằng: Trong xã hội ta, đúng là dân chủ ngày càng mỏ rộng nhưng dân chủ không có nghĩa là tự do quá trớn, tự do vô chính phủ, làm việc sinh hoạt một cách tuỳ tiện, thiếu sư tôn trọng người khác. Dân chủ là để tăng cường sức mạnh của tập thể, là phải coi trọng tập thể. Chứ dân chủ không phải là đề cao cá nhân, và đặt ý muốn sở thích cá nhân lên trên những quy tắc tập thể. Giảng đường đại học lại là nơi đào luyện con người, nhưng công dân cho xã hội, nếu không làm tốt kỉ luật thì sẽ rất khó có được những công dân có ý thức trách nhiệm công dân cao, sống làm việc tuân thủ pháp luật được. Đơn cử, nếu trên giảng đường ta chấp nhận chuyện giờ giấc cao su, ra vào tuỳ tiện thì giảng đường cũng giống như một cái chợ, sinh viên buông lỏng ý thức tổ chức kỉ luật và tự giác. Sau này ra trường những công dân này rất khó bắt nhịp với tác phong công nghiệp đòi hỏi khoa học và chính xác cao. Trong học thuật được tự do trao đổi, có ý kiến nhưng phải có sự định hướng của thầy cô và phải thể hiện thiện sự vô tư lành mạnh chứ không theo kiểu lí sự cùn, cực đoan, võ đoán. Để làm được điều đó, chúng tôi cho rằng, mỗi thầy cô phải là một tấm gương về đạo đức nhân cách và lối sống. Trong thực tế, không ít thầy cô nhất là những thầy cô giáo trẻ có biểu hiện quá gần gũi với học sinh sinh viên, thiếu đi vẻ nghiêm túc trong uqan hệ thấy trofg, nói năng thiếu khiếm nhã , thậm chí có thầy đánh bài cùng sinh viên, uống rượu say cùng sinh viên… đó là những biểu hiện không đáng có, một sự tự do cởi mở không cần thiết thiếu đi sự tôn trọng của học sinh sinh viên với người thầy. Nếu giáo viên có những biêu hịệu như vậy, nhà quản lí cần phải có sự nhắc nhở, tập thể phải có ý kiến, có những hình thức kiểm điểm hoặc cao hơn là kỉ luật. Có như thế mới tạo ra một đội ngũ giáo viên có nhân cách trong sáng và lành mạnh. Ngày nay xã hội không thể chấp nhận hình ảnh một người giáo viên thụ động, áp đặt gia trưởng với sinh viên, hoặc có biểu hiện trù dập sinh viên. Ngược lại xã hội không chấp nhận hình ảnh một người thầy không nghiêm túc đứng đắn trong quan hệ với sinh viên. Hồ Chí Minh từng nói, đối với dân tộc Á Đông, mỗi tấm gương sống có giá trị gấp trăm lần bài diễn văn tuyên truyền. Thiết nghĩ câu đó phải trở thành định hướng phương châm hành động cho mỗi thầy cô, nhà giáo dục của chúng ta. Ở đây, những giáo viên lí luận chính trị, khoa học Mác – Lênin cần thể hiện và phát huy vai trò của mình. Giáo viên Mác Leenin muốn lôi kéo thu hút được sinh viên sống và làm theo những giá trị thì họ phải là người có tâm và có chuyên môn, nghệ thuật sư phạm. Giáo viên khoa học chính trị phải quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên, bồi dưỡng nhân sinh quan lành mạnh. bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện ý thức công dân, tác phong kỷ luật, tính tự giác, tự chủ trong học tập và hành động của sinh viên. Đó là sứ mệnh của giáo viên khoa học Mác – Lênin nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung. Powered by Vnweblogs.comy 27 tháng 06, 2007 Dân chủ và kỷ luật giảng đường trong xã hội chúng ta_ đã đăng trên [link] Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm Dân chủ và kỷ luật giảng đường trong xã hội chúng ta P.T.H Người TQ gần đây có câu: học thuật thì tự do nhưng giảng đường phải kỷ luật. Điều đó nói lên tính nghiêm minh coi trọng kỉ luật ở giảng đường trên đất nước trung quốc dẫu cho không khí học thuật ngày càng cởi mở hơn trước đây rất nhiều. Câu đó làm ta liên tưởng đến Việt Nam ta. Giảng đường đại học Việt Nam ngày càng đổi mới về cả nội dung chương trình học tập lẫn phương pháp sư phạm. Chương trình hiện đại hơn, được cập nhật những nội dung tiên tiến của thời đại. Phong cách sinh hoạt học thuật, cũng cởi mở dân chủ hơn. Đó là tín hiệu đáng mừng, song cũng vì thế đang đặt ra những điều cần bàn. Ngày nay sinh viên đến lớp rất đa dạng trong cách ăn mặc, từ quần áo, cặp sách, dày dép, đầu tóc. Giảng viên cũng không phải ai cũng chú ý đến những điểm đó như trước đây. Ngày nay sinh viên tự do yêu đương trong lớp học thậm chí ngồi cạnh nhau và tự do bày tỏ tình cảm công khai trước tập thê mà không mấy ngại ngùng. Ngày nay, sinh viên có thể ngồi và nói lên ý kiến của mình với giáo viên. Ngày nay, sinh viên mạnh dạn vấn hỏi thầy giáo những vấn đề họ còn băn khoăn ngay trong lớp học, có sinh viên thậm chí cãi tay đôi với thầy. Sinh viên có tố giác những hành vi của thầy cô giáo một cách gay gắt và ngay tức thời… Những hiện tượng đó, một mặt nói lên không khí dân chủ cởi mở, nhưng qua đó cũng có những biểu hiện dân chủ một cách quá trớn, như hiện tượng sinh viên vô lễ không chào thầy giáo, ăn nói cộc lốc, ăn mặc lố lăng trong lớp học, yêu đương thiếu khiếm nhã, thậm chí đánh nhau trên giảng đưòng, tình trạng đi muộn, nghỉ học, xin ra ngoài một cách tuỳ tiện, nói chuyện hay làm việc riêng thiếu tôn trọng không khí chung. Nhiều thầy cô xem đó như là một sự đổi mới của lớp trẻ, dễ dàng chấp nhận không cho qua chuyện, cũng có thầy khắt khe thì nhắc nhở hay lên lớp cho một bài nếu thấy quá chướng tai gai mắt. Song theo quan điểm của nhiều thầy cô, cần phải cũng cố lại kỉ luật giảng đường. Cần phải nêu cao và thực hành tốt khẩu hiệu: Kỉ cương – tình thương – trách nhiệm. Khẩu hiện đó vẫn đặt yếu tố kỉ cương lên làm đầu. Dù thế nào thì kỉ cương, pháp chế vẫn phải được coi trọng. Có kỉ cương thì mới thực hiện ngiêm túc các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, mới phân vai một cách đúng mực: thầy ra thầy, trò ra trò được. Chúng tôi đồng ý với quan điểm đó và thấy rằng: Trong xã hội ta, đúng là dân chủ ngày càng mỏ rộng nhưng dân chủ không có nghĩa là tự do quá trớn, tự do vô chính phủ, làm việc sinh hoạt một cách tuỳ tiện, thiếu sư tôn trọng người khác. Dân chủ là để tăng cường sức mạnh của tập thể, là phải coi trọng tập thể. Chứ dân chủ không phải là đề cao cá nhân, và đặt ý muốn sở thích cá nhân lên trên những quy tắc tập thể. Giảng đường đại học lại là nơi đào luyện con người, nhưng công dân cho xã hội, nếu không làm tốt kỉ luật thì sẽ rất khó có được những công dân có ý thức trách nhiệm công dân cao, sống làm việc tuân thủ pháp luật được. Đơn cử, nếu trên giảng đường ta chấp nhận chuyện giờ giấc cao su, ra vào tuỳ tiện thì giảng đường cũng giống như một cái chợ, sinh viên buông lỏng ý thức tổ chức kỉ luật và tự giác. Sau này ra trường những công dân này rất khó bắt nhịp với tác phong công nghiệp đòi hỏi khoa học và chính xác cao. Trong học thuật được tự do trao đổi, có ý kiến nhưng phải có sự định hướng của thầy cô và phải thể hiện thiện sự vô tư lành mạnh chứ không theo kiểu lí sự cùn, cực đoan, võ đoán. Để làm được điều đó, chúng tôi cho rằng, mỗi thầy cô phải là một tấm gương về đạo đức nhân cách và lối sống. Trong thực tế, không ít thầy cô nhất là những thầy cô giáo trẻ có biểu hiện quá gần gũi với học sinh sinh viên, thiếu đi vẻ nghiêm túc trong uqan hệ thấy trofg, nói năng thiếu khiếm nhã , thậm chí có thầy đánh bài cùng sinh viên, uống rượu say cùng sinh viên… đó là những biểu hiện không đáng có, một sự tự do cởi mở không cần thiết thiếu đi sự tôn trọng của học sinh sinh viên với người thầy. Nếu giáo viên có những biêu hịệu như vậy, nhà quản lí cần phải có sự nhắc nhở, tập thể phải có ý kiến, có những hình thức kiểm điểm hoặc cao hơn là kỉ luật. Có như thế mới tạo ra một đội ngũ giáo viên có nhân cách trong sáng và lành mạnh. Ngày nay xã hội không thể chấp nhận hình ảnh một người giáo viên thụ động, áp đặt gia trưởng với sinh viên, hoặc có biểu hiện trù dập sinh viên. Ngược lại xã hội không chấp nhận hình ảnh một người thầy không nghiêm túc đứng đắn trong quan hệ với sinh viên. Hồ Chí Minh từng nói, đối với dân tộc Á Đông, mỗi tấm gương sống có giá trị gấp trăm lần bài diễn văn tuyên truyền. Thiết nghĩ câu đó phải trở thành định hướng phương châm hành động cho mỗi thầy cô, nhà giáo dục của chúng ta. Ở đây, những giáo viên lí luận chính trị, khoa học Mác – Lênin cần thể hiện và phát huy vai trò của mình. Giáo viên Mác Leenin muốn lôi kéo thu hút được sinh viên sống và làm theo những giá trị thì họ phải là người có tâm và có chuyên môn, nghệ thuật sư phạm. Giáo viên khoa học chính trị phải quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên, bồi dưỡng nhân sinh quan lành mạnh. bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện ý thức công dân, tác phong kỷ luật, tính tự giác, tự chủ trong học tập và hành động của sinh viên. Đó là sứ mệnh của giáo viên khoa học Mác – Lênin nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung

Nghề giáo: lương tâm và trách nhiệm_ ĐÃ ĐĂNG TRÊN ĐT ĐẢNG CỘNG SẢN, 11,2006

Saturday, November 19, 2011, 7:45:09 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
Nghề giáo: lương tâm và trách nhiệm Nghề nghiệp nào cũng tạo ra giá trị riêng của nó và cũng cần đến những tiêu chuẩn riêng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Song có lẽ nghề thầy lắm đòi hỏi và để thành đạt cần không ít những công phu. Thầy là để dạy người, giúp đời. Dạy thế nào, sống thế nào, để xứng đáng tư cách mô phạm một người thầy quả là không dễ, nhưng chắc hẳn không phải là việc quá khó không làm được.
Mỗi năm cứ đến ngày 20 tháng 11, là ngày hội của các thầy cô. Những học sinh, những bậc phụ huynh đến chúc mừng các nhà giáo. Trước những bông hoa tươi thắm, những món quà giàu ý nghĩa, những lời chúc mừng cao đẹp, ta mới thấy người thầy được tôn vinh, thấy được cái cao cả vẻ vang sau nhọc nhằn nghề nghiệp. Các thầy cô giáo đã làm gì và cần làm gì xứng với sự tôn vinh ấy! Có bao nhiêu người đã suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp, có bao người đã tri ân những tấm lòng của chính học sinh của mình. Bởi sự vẻ vang của mình chỉ có được khi những người học thành danh, thành tài, trở thành những công dân tốt của xã hội. Giáo dục đào tạo là chuyện muôn thuở, nó cần như cơm ăn, nước uống, như những nhu cầu thiết yếu khác của đời sống thường nhật. Nhưng giáo dục, đào tạo không thể là việc tầm thường, là việc thực hiện theo nghĩa vụ xong chuyện mà cần đến lương tâm, trách nhiệm, cần đến chuyên môn sâu. Bởi giáo dục đào tạo là phương thức đào luyện hiền tài mà, đúng như người xưa đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nó liên quan đến sự thịnh suy của một dân tộc, không thể xem thường. Song thực tế xã hội đang lên án giáo dục, đang mổ xẻ giáo dục để tìm những con sâu, tìm những vết đen cần tẩy rửa, tìm ra vi trùng làm băng hoại cơ thể giáo dục và cần đến những phương thuốc đặc trị vi trùng. Thầy cô giáo có phần trách nhiệm, xã hội có phần trách nhiệm. Căn bệnh thành tích, giáo dục ảo, chưa coi trọng thực chất; kinh tế thị trường đã làm nhiều thầy cô đánh mất lương tâm đạo đức, những chất xám trí tuệ của đất nước bị lãng quên hoặc chưa có cơ chế chính sách để phát huy đúng đắn. Gần đây báo chí đưa tin chuyện gian dối trong thi cử, chuyện chạy trường chạy điểm liên qua tới một số thầy cô giáo, làm xã hội hoang mang và bức xúc. Bắt đầu từ chuyện thi cử tốt nghiệp ở Hà Tây, cho đến chuyện thầy giáo ở trường CĐ Phát thanh – Truyền hình Hà Nam ép tình học sinh đổi điểm, chuyện trường chuyên Lê Quý Đôn của một thành phố lớn nhất của cả nước – TP. Hồ Chí Minh, ở đó giáo viên tốt thì bị trù dập, và lãnh đạo làm những việc trái với pháp luật…nhiều và nhiều những câu chuyện tiêu cực khác làm xã hội đang nóng lòng chờ đợi một sự đổi thay, một làn gió mới. Bộ trưỏng Bộ giáo dục mới Nguyễn Thiện Nhân được xem là một anh tài, vừa mới đảm nhận chức Bộ trưỏng đã được các bậc phụ huynh gửi gắm nhiều nổi niềm, chờ đợi một quyết sách sáng suốt, chờ đợi một con người có thể bằng cả đức lẫn tài thay đổi những căn bệnh trầm kha của giáo dục, giải quyết những vấn nạn đang đe doạ sự nghiệp trồng người. Cho đến thời điểm này, Bộ trưởng mới đã làm được nhiều điều, nhưng dẫu sao tất cả mới bắt đầu, nhân dân có sự tin tưởng nhưng cũng không ít hoài nghi, một sự nghiệp lớn như vậy, liên quan đến cả hệ thống, liệu bộ trưởng dám quyết và dám đi đến tận cùng của mọi vấn đề? Một tín hiệu mừng, Quốc hội đang quan tâm bàn bạc đến vấn đề tăng lương cho ngành giáo dục, theo đề nghị của nhiều người đó là một trong những vấn đề cần giải quyết trước mắt để đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu giáo viên cả nước, như thế sẽ thay đổi được phần nào những tiêu cực trong giáo dục. Song đó chưa hẳn là tất cả của vấn đề, vấn đề vẫn là ở khâu đào tạo con người nhà giáo, nhà quản lí giáo dục sao cho thấm nhuần tinh thần giáo dục trong sạch, một nền giáo dục lấy chất lượng thực làm trọng chứ không phải là một nghề để trục lợi. Và nếu họ vi phạm cần có một chế tài xử lí thanh lọc thật hiệu quả. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nói: người giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Điều này đáng để các thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục đào tạo của chúng ta suy nghĩ lắm chứ. Mọi hành động điều có luật nhân quả chi phối, nghĩa là gieo nhân sẽ phải gặt quả, nhân nào quả ấy hoặc là kết quả tốt đẹp hoặc là hậu quả. Chúng ta phải công tâm và sáng suốt nhìn nhận những yếu kém và đừng thổi phồng hoặc hạ thấp những nguyên cơ. Chúng ta phải có văn hoá chịu trách nhiệm. Trong thực tế, chúng ta thấy hễ có chuyện gì là ông này ông kia dù ở cấp nào cũng bao biện, cũng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, ít người có được sự dũng cảm trong nhìn nhận và giải quyết những vấn đề. Đó cũng là điều đáng buồn và đáng phê phán. Đã đến lúc giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến ý thức trách nhiệm của công dân. Dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam năm nay đúng vào dịp mà cả nước đang bắt đầu dấy lên sự nghiệp chấn hưng giáo dục. “Nói không với tiêu cực” mong rằng không dừng lại ở khẩu hiệu mà là hành động, hành động với lương tâm và trách nhiệm cao nhất! Các thầy cô giáo, đã làm thầy cho hãy xứng danh thầy. Nêu cao hơn nữa lương tâm và trách nhiệm của mình, đừng a dua và đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế thị trường. Lương tâm và phẩm cách của mỗi người phải tự mình rèn dũa và giữ lấy. Lương tâm của thầy giáo cô giáo, và những nhà giáo dục trước hết là ở chỗ, chấp hành pháp luật và ứng xử theo những quy phạm đạo đức nghề nghiệp, làm được cao hơn nữa là yêu nghề, yêu trò, sống không vụ lợi và luôn tâm nguyện trở thành một người thầy chân chính theo đúng nghĩa./. XM mùa thu 2006