Paxuho

Có một miền minh triết nhưng rất xa...!

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Bài viết cũ, PXH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT NGƯỜI CÁN BỘ NHÂN DÂN

Saturday, November 19, 2011, 7:43:44 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
(Bài viết đã được đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước, tháng 10.2009)
Trong Di chúc của Người, ta thấy toát lên một khía cạnh tư tưởng hết sức sâu sắc: tư tưởng về người cán bộ nhân dân. Có thể nói, đó là sự kết lại cả một chiều dài suy ngẫm biết bao năm làm chính trị, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện cán bộ dưới chế độ mới. Thực ra, trong tư tưởng của mình, Người đã nhiều lần đề cập đến cán bộ, công tác cán bộ, song với Di chúc những quan điểm tư tưởng đó lại mang một bình diện ý nghĩa khác. Di chúc là lời căn dặn của một người đang gánh trên vai mình phận sự lớn lao, ý thức được cái trách nhiệm nặng nề thiêng liêng trước dân tộc, trước quốc dân, đồng bào khi đã vào cái tuổi xưa nay hiếm, cái buổi gần đất xa trời; là tiếp tục khẳng định những phương hướng tương lai cho dân tộc Việt Nam.
Người viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.


Những dòng ngắn gọn trên đây đã trực tiếp nêu lên yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu về trách nhiệm của người cán bộ trước nhân. Đây dường như không còn là một lời căn dặn thông thường mà là một mệnh lệnh, có sức hiệu triệu xúc cảm và trí tuệ con người, của mỗi cán bộ đảng viên, biểu hiện đạo đức nhân văn cộng sản cao đẹp.
Với hai câu trên, Người đã dùng đến ba động từ “phải”: “Phải thực sự thấm nhuần…”; “Phải giữ gìn…(…)…phải xứng đáng…”. Phải là một động từ có ý nghĩa cầu khiến, bắt buộc, một quy ước thuận chiều, không có chiều ngược trở lại, chỉ có hành động và hành động. Người cán bộ nhân dân theo yêu cầu của Hồ Chí Minh là những người thuấm nhuần đạo đức cách mạng. Mà “đạo đức cách mạng” như Người đã nhiều lần đề cập đó là đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đạo đức cách mạng là một kiểu loại đạo đức dựa trên nền tảng khoa học, đổi mới, sáng tạo và nhân văn, đạo đức cách mạng đó chính là đạo đức của nhân dân. Đạo đức cách mạng của người cán bộ nhân dân là thứ đạo đức khác xa với đạo đức phong kiến bảo thủ, một chiều, áp đặt. Trong truyền thống phong kiến, tầng lớp thống trị nêu lên tư tưởng: quan phụ mẫu chi dân (Quan là cha mẹ của dân). Mới nghe qua, cứ ngỡ là thú vị, nhưng trong đạo đức phong kiến, thì các bậc phụ mẫu ấy (tức quan lại) không phải vì dân (con) mà là vì chính giai cấp thống trị, vì chính các ông quan ấy. Còn người cán bộ trong Di chúc của Hồ Chí Minh là hai thực thể trong mỗi một con người: (vừa là) người lãnh đạo, (vừa là) đầy tớ của nhân dân. Thoạt nghe, tưởng chừng là một mâu thuẫn nhưng suy xét mới thấy đó là một biện chứng của đời sống chính trị dưới xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, xét ở khía cạnh chức danh, vai trò thì cán bộ là người lãnh đạo, xét ở chức phận, nghĩa vụ thì cán bộ là người “đầy tớ” của nhân dân. Chúng tôi nghĩ rằng, “đầy tớ” đây chỉ là cách nói của Người, nhằm nhấn mạnh cái chức phận và nghĩa vụ ấy, chứ không có hàm nghĩa gì khác hơn.
Để trở thành người cán bộ nhân dân, mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự có được những phẩm chất rất cụ thể nhưng cũng rất khái quát: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Đó là những phạm trù đạo đức ít nhiều có nguồn gốc từ Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng và thực hành trong đời sống sinh hoạt chính trị của mình. Theo các nhà nghiên cứu, đây là những phạm trù được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất trong các bài viết bài nói của Người. Người cho rằng, các phẩm chất đó cũng là một lẽ tự nhiên của con người, và nếu thiếu một trong chúng, thì không thể thành người, (Trời có bốn mùa, đất có bốn phương, người có bốn đức)2
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư là đạo đức của con người, với người cán bộ nhân dân lẽ dĩ nhiên phải thực hành đức ấy.
Cần tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và quyết tâm vượt qua khó khăn để làm được việc. Cần phải đi đôi với chuyên. Cần là để nâng cao năng suất lao động.
Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với Kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần kiệm hỗ trợ cho nhau, tăng năng suất lao động, tăng tích lũy.
Liêm là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 3
Liêm phải đi đối với Kiệm, bởi có Kiệm mới Liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Cần, kiệm, Liêm còn là phẩm hạnh của một dân tộc: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”4.
Chính “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”. Mà gốc rễ của Chính lại là Cần, kiệm, liêm. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành.
Về “Chí công vô tư”, Người yêu cầu cán bộ: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư không phải chỉ rao giảng mà quan trọng phải thực hiện trong mỗi hành động, mỗi việc làm. Có như thế mới được thành công, mới được nhân dân hưởng ứng và làm theo. Thực hành tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người nói chung, người cán bộ nói riêng có được bản lĩnh, “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
Hồ Chí Minh đã thấy được và chỉ ra mối quan hệ có tính nhân quả giữa cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư và lẽ tất nhiên muốn có quả tốt phải gieo nhân lành, trái lại phải diệt nhân ác. Người cho rằng: cần, kiệm, liêm chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người cán bộ chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào”. Chí công vô tư là điều căn bản tạo nên chủ nghĩa tập thể, trái ngược với chủ nghĩa cá nhân. Do đó, thực hành chí công vô tư là phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, lãng phí, hủ hóa, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh…vì vậy, để phòng căn bệnh nguy hiểm đó, thì người cán bộ phải cần, kiêm liêm, chính, chí công vô tư. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là phương thuốc hữu hiệu nhất có thể kháng lại chủ nghĩa cá nhân.
Từ những quan điểm Hồ Chí Minh ta thấy, để trở thành người cán bộ nhân dân, mỗi cán bộ phải học và hành được các đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư và thực sự, người cán bộ chỉ có thể trở thành người cán bộ nhân dân khi hội tụ được những đức ấy. Các phẩm chất đạo đức ấy có liên quan quy định lẫn nhau, tạo thành nhân cách, bản lĩnh người cán bộ, có như vậy cán bộ mới được dân tin, dân quý, dân ủng hộ, xứng đáng là “người lãnh đạo” và “đầy tớ” của “nhân dân”.
Người cán bộ để là cán bộ thực sự của nhân dân phải có đạo đức cách mạng, song theo Người, đễ có đạo đức cách mạng không dễ dàng gì, bởi: đạo đức cách mạng không tự trên trời rơi xuống mà là do có một quá trình rèn luyện bền bĩ hàng ngày mới có được. Người cũng dạy thấm thía rằng để là công bộc của dân là một bài học suốt đời cần phải khắc ghi, phải học suốt cả đời: “Làm cán bộ là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được”5
Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương lãnh tụ sáng ngời về Cần, về Kiệm, về Liêm, về Chính, về đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân, trọn một đời tận tụy cống hiến vì nhân quần xã hội. Và chính vì lối sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư đã nhân lên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh. Vĩ đại của sự giản dị, ngay cả khi đứng ở vị trí cao nhất của một đảng, một đất nước. Điều này đã được khẳng định trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969: “Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị”.
Tại sao, đề cập đến cán bộ, công tác cán bộ, Hồ Chí Minh luôn gắn liền với Đảng? Theo Người, vì Đảng ta là đảng cầm quyền, tổ chức rèn luyện và lãnh đạo cán bộ “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”6 và “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”7. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, không có cán bộ chung chung mà cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc phát hiện đào tạo, sử dụng cán bộ là công việc căn bản của Đảng. Cán bộ hoạt động là để phục vụ và góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu lợi ích của Đảng và đó chính là mục tiêu, lợi ích của toàn thể nhân dân và dân tộc.
40 năm từ ngày Người rời xa chúng ta cũng là 40 năm toàn dân thực hiện Di chúc thiêng liêng của người. Nhiều Hội thảo khoa học đã tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Di chúc, đã khẳng định những kết quả chúng ta làm được và cũng đã chỉ ra những thiếu sót về nhiều mặt của chúng ta trong đó có công tác cán bộ. Gần đây, Kết luận của Hội nghị Trung ương chín khóa X về việc tiếp tục thực hiện8 “Chiến lược công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, đã đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” trong hơn mười năm qua. Báo cáo của Hội nghị đã có nhận định, đánh giá về phẩm chất cán bộ. Hội nghị cho rằng, số đông cán bộ vẫn kiên định, giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gần gũi với nhân dân. Tuy nhiên, còn tồn tại tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ vẫn diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập; cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý.
Ban Chấp hành Trung ương Khóa X tiếp tục đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng của các thế hệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn là: Quán triệt sâu sắc các quan điểm và mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có kết quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ; tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng bộ máy và con người làm công tác tổ chức, cán bộ.
Những chương trình đã làm và những mục tiêu đề cập trên đây đó chính là sự tiếp tục hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về người cán bộ nhân dân trong điều kiện mới.
1. 35 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.280.
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5; tr.631.
3. Sđd, t.5, tr.252.
4. Sđd, t.5, tr.642.
5. Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, t.12. tr.555.
6. sđd, tập 5, tr.269.
7. Sđd, tập 5, tr.273
8. Ban Tuyên giáo TƯ: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết và các văn bản kết luận của Hội nghị TƯ 9 khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2009.

Thăng Long - Hà Nội, ngàn năm thương nhớ

Saturday, November 19, 2011, 7:37:58 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article
13/07/2010 | 12:42:47
(Chinhphu.vn) - Ai đó ngoái lại nhìn trang sử, ngay giữa Hà Nội mà lòng đã "nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long".
Xa Hà Nội lâu ngày, lòng lại nôn nao nhớ như thuở đang yêu xa bạn gái của mình
Đọc những câu thơ: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long", mới thấy cảm xúc và tâm thế của những người đã gắn bó cùng Hà Nội mà phải rời xa chốn này tha thiết đến độ nào.
Nhớ khi xưa nữ sĩ bà huyện Thanh Quan hoài niệm về một thủa Hà Nội:
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
nền cũ lâu đài bóng tịch dương
đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
nước còn cau mặt với tang thương"
Với một Hà Nội trong lòng người giã từ đi kháng chiến
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
(Nguyễn Đình Thi).

Và Quang Dũng chàng trai đi chiến trận chốn biên thuỳ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"; Với Thái Thăng Long giữa một chiều bên  Hồ Tây lộng gió:
"Sương dăng đỉnh núi mờ xa
Phủ Tây Hồ bâng khuâng huyền thoại
Xa xa hạc trắng bay về
Hồn ta tĩnh lặng bên chùa nắng
Gió Tây Hồ thổi mãi mái rêu phong"
(Chiều Phủ Tây Hồ- Thái Thăng Long)
Và đây một Hà Nội mùa đông trong mắt thi sĩ:
"Co ro đường sấu nhớ mùa
Sông Hồng đắp áo nằm mơ dáng Kiều
Hương đưa gió ngọt xiêu xiêu
Cánh đồng Hà Nội trắng điều nhớ nhung"
(Mùa đông Hà Nội- Ngô Minh)
Còn có biết bao nhà văn đã viết những bài ký, bài tản văn lắng sâu, hào hoa về Hà Nội, các nhạc sĩ chắt lọc mình viết nên ca tư thấm đẫm tình yêu với đất Thăng Long. Các trí thức trăn trở bao công trình khoa học về thủ đô cho một tương lai bền vững. Nếu làm một cuộc tổng kết, tôi đồ rằng, Hà Nội đã dành trọn phần đông cảm thức hồn người nước Việt dồn tụ về.
Kể từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư-Ninh Bình (1010) cho đến thời điểm ta đang sống, Hà Nội đã đi vào lịch sử một nghìn năm tuổi thiếu ít ngày. Một nghìn năm cả dặm dài đất nước. Đông Đô, Thăng Long Đông Đô Hà Nội, cứ kéo dài hun hút sâu, kéo dài hun hút nhớ. Từ một Hà Nội (vùng đất trong sông) nhỏ bé, cho đến Hà Nội hôm nay với một không gian văn hóa được mở ra, Hà nội lại ôm trọn bao chứa trong lòng nó nhiều hơn những tinh hoa dân tộc.
Hà Nội có thêm một xứ Đoài mây trắng
Hà Nội có thêm một xứ Đoài mây trắng hào hoa, có thêm một thắng cảnh chùa Hương tịch mịch, tràn đầy khí sắc Phật Pháp, một Hòa Lạc đầy sức sống của văn minh và khoa học, có biết bao di tích lịch sử của nền văn minh sông Hồng, Văn Minh Đại Việt. Hà Nội được ấp iu bao bọc trong núi Tản (Ba Vì), sông Đà, trong sông Hồng, sông Đáy, bao khí thiêng sông núi lại tụ về hun đúc một Hà Nội mới, Hà Nội của thế kỷ XXI. Hà Nội đang mang trong mình một trầm tích văn hóa, trầm tích ấy đang được bồi đắp thêm dày hơn, lắng sâu hơn.
Ai đã một lần sống ở Hà Nội, có những buổi lững thững dạo chơi Hồ Gươm những đêm hội, ven Hồ Tây những chiều thu lộng gió, mới thấy không yêu sao được Hà Nội của chúng ta. Ai đã một lần dành thời gian để khám phá Hà Nội phố phường xưa, những Khuê văn các, cầu Long biên lộng gió sông Hồng, mà nghĩ về non nước... Tôi đã nhiều lần đưa những người thân ở quê ra đi thăm thú Hà Nội, mỗi lần đi lòng lại lâng cảm xúc và tự phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ thú vị. Hà Nội nay mà lòng vẫn lắng hồn xưa, cái lắng sâu của Hà Nội ấy là cái lắng sâu của tâm hồn người Việt, ai đếm cho nổi, ai đo cho cùng. Mà có đếm đo, thì cũng là như cách nói của thi sĩ Bùi Giáng "Đếm là diệu tưởng/Đo là suy tâm". Nghĩa là diệu vợi, khó tả cho được cái thần thái.
Mảnh hồn ấy lắng sâu trong bún ốc Hồ Tây, trong bánh cuốn Thanh Trì, trong cốm làng Vòng, trong lời chào câu nói, trong hồ, góc phố, trong cánh hoa đào ngày  tết, trong đêm trừ tịch... trong mỗi con người đang sống hôm nay mà vẫn kế thừa trân trọng Hà Nội của hôm qua.
Hà Nội ở vị thế của mình tự nó không ích kỷ mà mở rộng đón lấy gió lành bốn phương, và rồi nó lại lan tỏa tinh hoa cùng đất nước. Ngày còn đi học đại học, thầy tôi một nhà Đông Phương học, có giảng cho chúng tôi rằng, những bậc vĩ nhân của đất nước mình phần lớn đều tắm mình trong văn hóa Thăng Long, và có thể nói văn hóa Thăng Long là nơi góp phần lớn quyết định sản sinh ra những nhà văn hóa tầm cỡ. Lời thầy học lâu cũng đã quên, nhưng ý tứ thì còn nhớ. Thầy tôi cũng đã đưa ra một dẫn chứng tiêu biếu, ấy là về Nguyễn Du. Là một người xứ Nghệ, ông đã có hàng chục năm tắm mình trong văn hóa Thăng Long, và văn hóa Kinh Bắc quê mẹ.
Tuy nhiên, không hẳn là tất cả các trường hợp đều đúng. Song công bằng mà nói, văn hóa Thăng Long là một mạch nguồn trong lành hun đúc nhân văn, tạo nên những cốt cách văn hóa tầm vóc lớn lao. Chúng tôi những kẻ hậu học hôm nay, sống và làm việc trên mảnh đất Hà Nội, nhìn về về phía trước, ngó lại quanh mình, quả thực, mảnh đất này đang dưỡng hàng triệu trí thức của đất nước, số lượng trí thức tài hoa lớn nhất, trong đó có nhiều nhà trí thức chân chính, nổi tiếng thế giới.
Thế hệ chúng tôi lớn lên đi học, nhiều nguời vì tình yêu với Thủ đô, duyên nợ với Thủ đô mà trở nên gắn bó, nhiều người không trở về quê hương mà ở lại tìm cho mình một góc Thủ đô, làm một "người Tràng An" hào hoa thanh lịch, sống buồn vui cùng Hà Nội.
Tôi nhận thấy rằng, khám phá tận cùng Hà Nội thì đấy chính là hồn Việt, người Việt, tính cách Việt. Hà Nội một nghìn năm qua lại nay, đã đủ tư cách văn hóa đại diện cho nước Việt. Và trong một buổi sáng mai thức dậy trong một chuyến công tác xa, đọc chuyên mục trong mấy tờ báo mang theo: Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội, tôi lại thấy lòng lâng lâng. Hà Nội sẽ đúng và luôn luôn tìm thấy cái đúng trong lộ trình phát triển, bởi Hà Nội không phát triển cho riêng mình và quan trọng cả nước đang soi vào Hà Nội, góp sức cùng Hà Nội.
Mỗi chuyến công tác xa Hà Nội lâu ngày, lòng lại nôn nao nhớ, giống như cái thuở đang yêu xa bạn gái của mình.
Chiếc đồng hồ điện tử ven bờ hồ Gươm đang trừ dần những ngày cũ để Hà Nội nhích dần hơn về một nghìn năm tuổi, cả nước ai cũng háo hức mong chờ ngày lễ trọng đại ấy. Xin hãy tự nhiên yêu thương thổn thức mong chờ trong gần 100 ngày nữa để đón đợi Một nghìn năm tuổi chuyển giao Hà Nội sang trang mới. Tôi tin chắc rằng, ai đó ngoái lại nhìn trang sử, ngay giữa Hà Nội mà lòng đã "nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long".
Phạm Xuân Hoàng

Hội nhập thế giới, thanh niên ta phải tự biết mình.

Saturday, November 19, 2011, 7:32:35 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

Ngày nay, thế giới đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá, thời điểm mà các học giả phương Tây đưa ra cái gọi là làng toàn cầu (a global village), thực tế có đến mức như vậy không, đó còn là điều cần phải bàn, tuy nhiên chúng ta cần nhận thấy một điều là toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế mạnh mẽ mà không ai trong số chúng ta có thể đứng ngoài quá trình đó. Muốn hay không muốn thì toàn cầu hoá, tự thân nó đủ mạnh để lôi kéo chúng ta. Là lực lượng chủ nhân tương lai của nước nhà, trong thế kỉ 21, thanh niên Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng tốt nhất những cơ hội do toàn cầu hoá mạng mại, hạn chế thấy nhất những rủi ro khi tham gia vào quá trình đó.

Đảng và Nhà nước ta, trong nhiều văn bản chính thức của mình, đều cho rằng toàn cầu hoá là một “xu thế khách quan” và đề ra phương châm “chủ động hội nhập”, “sẵn sàng là bạn”, là “đối tác tin cậy”. Thanh niên vốn là lực lượng nhạy cảm với những biến động của tình hình chính trị-xã hội, luôn có mong muốn được hoà nhập vào bầu trời rộng lớn của thế giới. Song không phải ai cũng đã có đủ ý thức và vốn hiểu biết để có thể dễ dàng tham gia quá trình hôị nhập. Trong thực tế, có một bộ phận thanh niên còn có quan niệm ấu trĩ về về hội nhập, họ cho rằng hội nhập là đi ra nước ngoài, hoà vào sân chơi của thế giới, nói tiếng nói của thế giới, sống lối sống của giói trẻ bên ngoài. Đó chỉ là những cách hiểu đơn giản về hội nhập.
Trước hết, thanh nhiên chúng ta cần phải tự biết mình. Biết mình là như thế nào. Thanh niên ta cần biết được chổ đứng của mình, vốn tri thức của mình(học vấn, ngoại ngữ, internet…), biết được những khát vọng của mình là gì, đã đúng đắn hay chưa. Nhiều thanh niên chúng ta, trong thời đại mới, muốn sao cho học thật giỏi ngoại ngữ để kiếm học bổng ra nước ngoài học tập, đẻ mong có bằng cấp cao, có tiền. Đó là mong muốn chính đáng song nếu đi ra chỉ vì sướng bản thân, chạy theo lối ống thực dụng mà quên mất lí tưởng, không có ý thức làm giàu vốn văn hoá, tích luỹ tinh hoa của bè bạn để làm giàu cho quê hương đất nước, đưa sở học về phục vụ thì e rằng việc học như thế quả là hạn hẹp.
Ngày nay, khi mà mạng Internet trở thành công cụ phương tiện kết nối đa năng, hữu dụng , nếu ai không có cơ hội đi ra bên ngoài, ta cũng có thể thực hiện việc hội nhập, chỉ có là ta có đủ tầm để làm công việc đó hay không thôi. Bây giờ có một thực trạng là nhiều thanh niên ra mạng để chat(tán gẫu) mất thời gian, vô bổ. Tại sao họ không dùng thời gian vào việc truy cập các trang Web để tìm kiếm thông tin, các trang báo điện tử để cập nhật tin tức, từ đó nẩy ra trong đầu mình những suy nghĩ, những ý tưởng mới.
Các bạn trẻ hãy hiểu rằng hội nhập không phải là cứ đi ra nước này, nước nọ, đó chỉ là một phương cách. Có thể hội nhập ngay trên sân nhà. Hội nhập không đơn giản là trực tiếp mà còn thông qua các kênh gián tiếp.
Với lớp trẻ thanh niên hôm nay, hội nhập không phải là điều gì đó xa lạ, hay quá mới mẻ. Vấn đề là phải tự biết mình, phải nuôi trong bản thân mình những khát vọng cao đẹp, tự biết năng lực sở trường, sở đoản của mình, tự bồi dưỡng, tự học văn hoá, ngoại ngữ, …nãi tãm l¹i, lµ tù n©ng m×nh lªn ngang tÇm thanh niªn c¸c n­íc. Điều đó rất cần đến lòng nhiệt huyết, quan niệm sống đúng đắn, sự cần tiến học hỏi, và cả sự mạnh dạn./.
Phạm Thạch Hoàng
Bv đã đăng trên TC Thanh niên năm?
Friday, November 18, 2011, 9:11:52 PM | noreply@blogger.com (PXH [PTH])Go to full article

THANH NIÊN VÀ SỰ LỰA CHỌN NGHỀ GIÁO

ThS. Phạm Thạch Hoàng(*)

          Trước đây, có một dạo nghề làm thầy không được xã hội tôn vinh cho lắm, ấy là khi đất nước ta đang khó khăn, lương thầy cô giáo không đủ sống. Nhiều người đã bỏ giảng đường đi làm việc khác nhau, những ai trụ lại cũng phải bươn chải bằng nhiều nghề kiếm sống.
          Ngày nay, sư phạm được xem là một nghề có vị trí xã hội sáng giá, người thầy được xã hội tôn vinh hơn, và cuộc sống tốt hơn, do mặt bằng thu nhập được nâng lên. Vì thế nhiều học sinh đã chọn sư phạm như một con đường để vào đời, để gắn bó. Sinh viên sư phạm có nhiều người giỏi giang hơn. Thi vào sư phạm thành ra trở thành một niềm mong muốn của nhiều người và cánh cổng trường sư phạm cũng không phải lúc nào cũng rộng mở với những cô tú, cậu tú.

          Thanh niên đứng trước những lối rẽ vào đời, nhiều cơ hội đặt ra, nghề giáo cũng là một điểm lựa chọn hấp dẫn đầy hứa hẹn. Các bạn đặt bút nộp hồ sơ thi vào trường sư phạm là phải có sự suy nghĩ cân nhắc và không phải riêng gì sư phạm mà bất kì ngành nào có lẽ cũng thế. Thanh niên thường phải chú mấy điểm sau khi lựa chọn nghề làm thầy: Ngoại hình có ưa nhìn không; Có yêu nghề giáo không; Có khả năng giảng dạy không (nói năng lưu loát, diễn đạt trôi chảy, súc tích); Có tham làm giàu không?
          Đó là những điều rất cần thiết. Có ngoại hình ưa nhìn thì không gây ra sự phản cảm với học sinh, sinh viên. Những người khuyết tật thì không phù hợp với nghề giáo. Có nói năng lưu loát diễn đạt trôi chảy thì mới có khả năng truyền đạt cho người học những tri thức từ sách vở. Có yêu nghề thì mới gắn bó với nghề và tìm cách vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt công việc giảng dạy. Có mong muốn làm giàu là điều chính đáng nhưng nếu tham lam làm giàu thì sẽ rất khó có thể giữ vững đạo đức phẩm chất trong sạch của người thầy giáo. Nghề giáo không phải là trục lợi. Người tham giàu sẽ làm giàu bằng mọi cách vì như thế thầy cố sẽ không có thời gian yên tâm với nghề nghiệp, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. Do vậy, các bạn trẻ nên tư vấn mọi người và suy nghĩ về những điều đó trước khi đặt bút chọn nghề giáo hoặc thi vào làm nhà giáo. 
          Trong thực tế, những tú tài, sinh viên tốt nghiệp đại học sự phạm hoặc các ngành khoa học thường chọn nghề giáo do:
- Bố mẹ là nhà giáo sẽ thuận tiện trong công việc và cũng là để nối nghiệp bố mẹ.
- Do yêu thích nghề đi dạy và thấy có khả năng làm nghề đó.
- Do tính ổn định của công việc và đồng lương.
- Do ngẫu nhiên lựa chọn, do thời cơ mang đến mà không có chủ định trước (ví dụ: tốt nghiệp đại học, cao đẳng vào dịp có trường tuyển giáo viên, giảng viên).
- Do ảnh hưởng của người khác (thầy cô, bè bạn…)
          Nghề thầy là một nghề không giản đơn, đòi hỏi phải biết đổ mồ hôi trên trang giáo án để có được những bài giảng hay, có được sự tin trọng của nhà trường, học sinh, sinh viên. Đòi hỏi người thầy phải khuôn mình vào những quy tắc mô phạm đôi khi cảm thấy không được tự do như những lĩnh vực nghề nghiệp khác, đó cũng là đặc thù.
          Vì lẽ đó, thành niên trước khi có thiên hướng chọn nghề thầy hãy suy nghĩ cân nhắc. Làm thầy là để tạo ra những con người về mặt trí tụê, kĩ năng cho xã hội, chứ làm thầy không phải để có việc, để có danh. Một người thầy không giỏi chuyên môn, không có đạo đức nghề nghiệp, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai, nhất là trong một môi trường coi trọng học vấn như xã hội Á Đông. Ngày trước, cuộc sống có đói khổ nhưng người làm thầy sống thanh bạch, ít vụ lợi, thương yêu và tận tuỵ với học trò. Ngày nay, khi xã hội khấm khá thì không ít thầy cô lại biến chất, mang hơi hướng thị trường và thậm chí một số thầy đã làm những chuyện phi đạo đức, đồi bại, làm cho xã hội bức xúc và đòi hỏi phải bị xử lí nghiêm. Nhiều vụ việc trong thời gian qua về các thầy cô giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật là những ví dụ.
          Hoạt động giáo dục - đào tạo là làm việc trong một môi trường đặc thù, mang tính văn hoá và mô phạm cao. Ở môi trường đó, mỗi người thầy đòi hỏi phải là một tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, do đó không thể dễ dãi, thiếu nghiêm túc với chính mình và mọi người.
          Hiện tại số lượng giảng viên, giáo viên trẻ bổ sung hàng năm là rất đông. Họ được tuyển dụng đi làm trong môi trường sư phạm có không ít những khó khăn: lương thưởng còn khiêm tốn, nhà ở không bao cấp, đời sống đắt đỏ, họ phải tự bươn chải rất nhiều để có thể yên tâm với nghề. Cũng có không ít người đã bỏ ngành đi làm kinh tế, có người sau thời gian không thấy phù hợp với nghề đã chuyển sang làm công việc khác. Nhiều người vẫn đam mê với nghề dạy học. Đối với những ai đã làm nhà giáo, chỉ có sự yêu nghề thì mới thành đạt với nghề, nhất là những năm tháng còn trẻ tuổi phải không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đạo đức, tác phong để khẳng định được mình, sớm tạo dựng niềm tin cho xã hội vào những thầy cô giáo trẻ./.
P.T.H


(*) Cựu Giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.