ĐỪNG ĐỐT, BÊN TRONG ĐÃ CÓ LỬA (Bản tin ĐHLN)
20h tối 12.5.2010, sân đa năng trường ĐHLN hàng trăm sinh viên đổ về đứng ngồi bên nhau trong tâm thế háo hức chờ đợi xem những thước phim về cuốn nhật ký của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm do Đoàn trường thanh niên ĐHLN phối hợp với Ban trường học thành đoàn Hà Nội tổ chức. Dưới tựa đề: “Đừng đốt”, do đạo diễn tài ba Đặng Nhật Minh (con trai của cố GS, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ- cũng từng là thầy nghề y của Bs ĐTT) dàn dựng, bộ phim có tiếng vang trong dư luận trong thời gian gần đây, đã giành được giải Cánh Diều Vàng tại liên hoan phimViệt năm 2009 và hiện đang tiếp tục được trình chiếu trên các màn ảnh quốc tế.
Tâm lý háo hức đó là dễ hiểu bởi bộ phim đang “đụng” đến những điều mà tuổi trẻ hôm nay cần được biết, được khám phá, được hiểu hơn về quá khứ, cần có cho chất sống hôm nay. Và tôi, có mặt trong buổi hôm ấy như một sự thôi thúc từ trái tim, đó là lần đầu tiên tôi có tâm thế nghiêm túc đi xem phim nơi mà thường là đoàn trường chiếu cho đoàn viên, thanh niên xem và giao lưu.
Quả thực, “Đừng đốt” là một bộ phim xúc động lòng người, có nhiều sinh viên phát biểu cảm tưởng với tôi về điều đó. Điều này cũng cảm nhận được khi xem phim trong không khí nghiêm túc, trật tự của đông đảo khán giả sinh viên.
Bộ phim xoay xung quanh cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, được một người lính Việt Nam cộng hoà, tên Huân, nhặt được trong một trận càn và trao lại cho trung úy chỉ huy Mỹ, fred. Với cầu khiến như một mệnh lệnh: đừng đốt, bởi bên trong đã có lửa! Và Fred đã giữ nó bên mình như một kỷ vật chiến tranh và không nguôi tò mò về số phận đằng sau của người con gái Việt Nam trong chiến tranh. Ra khỏi cuộc chiến Anh đã bị ám ảnh và Anh muốn làm một điều gì đó…việc đầu tiên là phải trao trả lại cuốn nhật ký cho gia đình người con gái. Nhưng đó là việc không dễ. Mãi đến 2005, nghĩa là 30 năm sau chiến tranh, mới có một sự gắn nối giữa quá khứ buồn với hiện tại, như một sự trao trả và sự giải thoát khỏi miền ký ức vấn víu Fred.
Trong phim, có sự song lồng hình tượng của bà mẹ Việt Nam và bà mẹ Mỹ. Bà mẹ của Fred qua lời kể của Anh, đã đọc cuốn nhật ký với sự xúc động chân thành, còn bà mẹ Việt Nam, thân mẫu của bác sĩ Trâm thì không nguôi nhớ thương đứa con mình. Những bà mẹ đều có chung tình yêu, tấm lòng nhân ái. Dù cách xa về địa lý, dù hai nền văn hoá khác nhau. Cả hai cùng có chung nỗi buồn chiến tranh. Cả hai cùng nỗi yêu thương con người.
Fred người lính Mỹ ấy trong chiến tranh đã ít nhiều ám ảnh, đi qua chiến tranh lại ám ảnh hơn. Trong giấc ngủ anh vẫn chập chờn về ngưòi con gái Việt Nam trong tấm ảnh của cuốn nhật ký, về số phận đặc biệt của cuốn nhật ký. Anh đã không đốt, bởi vì điều đặc biệt ấy: có lửa.
Ngọn lửa ấy là ngọn lửa của tình yêu thương, khát vọng sống hoà bình hạnh phúc, một khát vọng rất con người, rất tuổi trẻ, của cá nhân bác sĩ Thuỳ nhưng lại là khát vọng của một dân tộc và suy rộng ra là của mọi dân tộc. Không thể thứ bom đạn chiến tranh nào khuất phục. Ngọn lửa đó làm cho người ta quên đi chiến tuyến, xoá đi thù hận để đến gần nhau…
Không ai muốn chiến tranh và qua chiến tranh không ai dễ lấy lại thăng bằng sau đau thương mất mát, nhưng thời gian đi qua, ta đã quên đi nỗi đau để nhìn cuộc chiến một cách độ lượng hơn. Và khi đó, ta cám ơn người lính Mỹ, cám ơn anh lính Việt Nam cộng hoà, như lời của bà Doãn Ngọc Trâm. Việc gìn giữ cuốn nhật ký đó đã là một hành động không phải của một người lính bình thường mà của những người lính đặc biệt, vì thế họ rất gần với ta, trong cái khoảng lặng của chiến tranh, họ như là những người bạn tri âm. Đó cũng là những điều kỳ lạ của chiến tranh.
Trân trọng cám ơn đạo diễn Đặng Nhật Minh, đã gửi lại với thế giới thông điệp “đừng đốt”, thông điệp của quá khứ, thông điệp từ cuộc chiến và đó là sứ mạng của hôm nay. Đừng đốt yêu thương bằng ngọn lửa bạo tàn, đừng phá huỷ những kỷ vật thiêng liêng vô giá, đừng đốt đi trái tim nhân bản của con người, đấy cũng là làm bùng cháy lên ngọn lửa của tình yêu con người, cháy lên khát vọng hoà bình, tiến bộ. Thủ pháp quá khứ hiện tại đồng hiện, đạo diễn đã thực sự thành công về đề tài chiến tranh tưởng như đã ngủ yên.
“Bên trong đã có lửa”, đó là ngọn lửa hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam . Hôm nay đây, trong không khí thời đại mới, ngọn lửa ấy vẫn được gìn giữ trao truyền qua bao thế hệ, băng qua tháng năm để cháy lên tình yêu, cháy lên xúc cảm, đấy là di sản của quá khứ lại là hàng trang vốn sống cần có của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.
Mỗi người có một cảm tưởng. Tôi đọc được trong ánh mắt của các em sinh viên tôi những niềm xúc động thiêng liêng và tôi đọc được trong chính tôi niềm tin về ngọn lửa ấy của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Ngọn lửa ấy sẽ không nguôi bừng cháy và luôn luôn khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó.
HN, 6h sáng, 14/5/2010
* Bản dịch tiếng Anh của Nhật ký ĐTT “Last night I dreamed of Peace”, NXb Random House, Mỹ.
Tâm lý háo hức đó là dễ hiểu bởi bộ phim đang “đụng” đến những điều mà tuổi trẻ hôm nay cần được biết, được khám phá, được hiểu hơn về quá khứ, cần có cho chất sống hôm nay. Và tôi, có mặt trong buổi hôm ấy như một sự thôi thúc từ trái tim, đó là lần đầu tiên tôi có tâm thế nghiêm túc đi xem phim nơi mà thường là đoàn trường chiếu cho đoàn viên, thanh niên xem và giao lưu.
Quả thực, “Đừng đốt” là một bộ phim xúc động lòng người, có nhiều sinh viên phát biểu cảm tưởng với tôi về điều đó. Điều này cũng cảm nhận được khi xem phim trong không khí nghiêm túc, trật tự của đông đảo khán giả sinh viên.
Bộ phim xoay xung quanh cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, được một người lính Việt Nam cộng hoà, tên Huân, nhặt được trong một trận càn và trao lại cho trung úy chỉ huy Mỹ, fred. Với cầu khiến như một mệnh lệnh: đừng đốt, bởi bên trong đã có lửa! Và Fred đã giữ nó bên mình như một kỷ vật chiến tranh và không nguôi tò mò về số phận đằng sau của người con gái Việt Nam trong chiến tranh. Ra khỏi cuộc chiến Anh đã bị ám ảnh và Anh muốn làm một điều gì đó…việc đầu tiên là phải trao trả lại cuốn nhật ký cho gia đình người con gái. Nhưng đó là việc không dễ. Mãi đến 2005, nghĩa là 30 năm sau chiến tranh, mới có một sự gắn nối giữa quá khứ buồn với hiện tại, như một sự trao trả và sự giải thoát khỏi miền ký ức vấn víu Fred.
Trong phim, có sự song lồng hình tượng của bà mẹ Việt Nam và bà mẹ Mỹ. Bà mẹ của Fred qua lời kể của Anh, đã đọc cuốn nhật ký với sự xúc động chân thành, còn bà mẹ Việt Nam, thân mẫu của bác sĩ Trâm thì không nguôi nhớ thương đứa con mình. Những bà mẹ đều có chung tình yêu, tấm lòng nhân ái. Dù cách xa về địa lý, dù hai nền văn hoá khác nhau. Cả hai cùng có chung nỗi buồn chiến tranh. Cả hai cùng nỗi yêu thương con người.
Fred người lính Mỹ ấy trong chiến tranh đã ít nhiều ám ảnh, đi qua chiến tranh lại ám ảnh hơn. Trong giấc ngủ anh vẫn chập chờn về ngưòi con gái Việt Nam trong tấm ảnh của cuốn nhật ký, về số phận đặc biệt của cuốn nhật ký. Anh đã không đốt, bởi vì điều đặc biệt ấy: có lửa.
Ngọn lửa ấy là ngọn lửa của tình yêu thương, khát vọng sống hoà bình hạnh phúc, một khát vọng rất con người, rất tuổi trẻ, của cá nhân bác sĩ Thuỳ nhưng lại là khát vọng của một dân tộc và suy rộng ra là của mọi dân tộc. Không thể thứ bom đạn chiến tranh nào khuất phục. Ngọn lửa đó làm cho người ta quên đi chiến tuyến, xoá đi thù hận để đến gần nhau…
Không ai muốn chiến tranh và qua chiến tranh không ai dễ lấy lại thăng bằng sau đau thương mất mát, nhưng thời gian đi qua, ta đã quên đi nỗi đau để nhìn cuộc chiến một cách độ lượng hơn. Và khi đó, ta cám ơn người lính Mỹ, cám ơn anh lính Việt Nam cộng hoà, như lời của bà Doãn Ngọc Trâm. Việc gìn giữ cuốn nhật ký đó đã là một hành động không phải của một người lính bình thường mà của những người lính đặc biệt, vì thế họ rất gần với ta, trong cái khoảng lặng của chiến tranh, họ như là những người bạn tri âm. Đó cũng là những điều kỳ lạ của chiến tranh.
Trân trọng cám ơn đạo diễn Đặng Nhật Minh, đã gửi lại với thế giới thông điệp “đừng đốt”, thông điệp của quá khứ, thông điệp từ cuộc chiến và đó là sứ mạng của hôm nay. Đừng đốt yêu thương bằng ngọn lửa bạo tàn, đừng phá huỷ những kỷ vật thiêng liêng vô giá, đừng đốt đi trái tim nhân bản của con người, đấy cũng là làm bùng cháy lên ngọn lửa của tình yêu con người, cháy lên khát vọng hoà bình, tiến bộ. Thủ pháp quá khứ hiện tại đồng hiện, đạo diễn đã thực sự thành công về đề tài chiến tranh tưởng như đã ngủ yên.
“Bên trong đã có lửa”, đó là ngọn lửa hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam . Hôm nay đây, trong không khí thời đại mới, ngọn lửa ấy vẫn được gìn giữ trao truyền qua bao thế hệ, băng qua tháng năm để cháy lên tình yêu, cháy lên xúc cảm, đấy là di sản của quá khứ lại là hàng trang vốn sống cần có của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau.
Mỗi người có một cảm tưởng. Tôi đọc được trong ánh mắt của các em sinh viên tôi những niềm xúc động thiêng liêng và tôi đọc được trong chính tôi niềm tin về ngọn lửa ấy của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Ngọn lửa ấy sẽ không nguôi bừng cháy và luôn luôn khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó.
HN, 6h sáng, 14/5/2010
* Bản dịch tiếng Anh của Nhật ký ĐTT “Last night I dreamed of Peace”, NXb Random House, Mỹ.
Đôi điều suy nghĩ về học đại học
1. Đại học là gì?Đại học, xuất phát từ chữ Universal nghĩa là vũ trụ, sự hiểu biết toàn thể…, từ đó mà ta thường viết University, nó có nghĩa là Đại học. Vậy Đại học là cấp học cung cấp những tri thức: căn bản, toàn diện, có chiều sâu khoa học trên cở sở những phương pháp học tập mới mẻ khác xa với bậc trung học phổ thông.
Vì thế, đến với môi trường đại học là đến với một không gian học vấn rộng mở, một khung trời tri thức căn bản, toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, tùy theo các chuyên nghành khác nhau mà hình thành nên khung chương trình không giống nhau, đi chuyên sâu vào những mảng, những góc nhất định của thế giới và con người, chứ nó không có tham vọng tìm hiểu hết mọi điều.
2. Học đại học như thế nào?
Đây là một câu hỏi thuộc về phương pháp học tập. Phải xác định rằng học đại học khác với các phương thức tiếp nhận tri thức ở các cấp học phổ thông, đòi hỏi người học phải có năng lực tiếp nhận tri thức theo chiều sâu, một cách chủ động và sáng tạo. Nhiều học giả cho rằng: Học đại học = tự học. Tôi nghĩ rằng, nếu tự học thì không cần phải đến đại học mới tự học và cũng không cần phải đến giảng đường mới tự học vì thao tác này ta đã tiến hành từ rất sớm và ngay cả khi ngồi học ở nhà. Vấn đề tự học ở đây là đề cao sự tự chủ, tính tự giác, độc lập và có sự hướng dẫn khoa học của các chuyên gia ngành, nên quá trình tự học sẽ diễn ra nhanh hơn và hàm lượng tri thức có được trở nên chắc chắn và đáng tin cậy hơn. Theo tôi, để học tốt đại học, cần tuân thủ mấy thao tác thông thường:
- Tự học (đọc sách, tra cứu, chủ động suy nghĩ…)
- Trao đổi/thảo luận (với người khác, với nhóm, với thầy cô)
- Liên hệ, vận dụng vào thực tế cuộc sống để hình thành nên các kỹ năng cần thiết;
- Tự lấp đầy và đáp ứng những kiến thức cũng như các kỹ năng mình cần có trong những chuyên nghành sâu, hẹp…
Tri thức sẽ luôn tăng lên, luôn biến đổi, được sản sinh, trao truyền và cập nhật thường xuyên. Trong khi, đời sống mỗi người có hạn, do đó, không ai có thể học hết mọi điều. Ngày nay người ta thống nhất với nhau là các trường đại học cung cấp cách thức tiếp cận tri thức và hình thành kỹ năng, cung cấp phương pháp luận chứ không phải đong đầy tri thức đơn thuần, không phải là nhồi sọ thụ động, một chiều, càng không phải là vẽ ra mọi thứ. Vì vậy, học đại học là học cách tiếp cận và lý giải vấn đề trong một môi trường học tập hàn lâm, đáng tin cậy.
3. Mục tiêu vươn tới?
Có thể có nhiều mục tiêu vươn tới với một người thi đỗ và ngồi trên giảng đường đại học (cos thể có những mục tiêu cá nhân tế nhị), song theo chúng tôi, phải nhìn nhận rằng, về tổng thể, mục tiêu học đại học không đơn nhất mà là một cây mục tiêu lớn kết hợp nhiều mục tiêu nhỏ:
- Hiệu quả học tập (con điểm, độ vững chắc của tri thức thu nhận được..);
- Việc làm phù hợp với chuyên môn;
- Kỷ năng làm việc/hiệu quả công việc;
- Quan hệ, có khả năng gặt hái thành công và hạnh phúc!
Theo tôi, để làm chuyên môn của người thợ không cần đến học đại học, ví dụ như công nhân đứng máy, ví dụ kế toán viên, …còn học đại học, bao giờ người học cũng mong đợi có được một kết quả cao hơn, vị thế xứng đáng hơn và tương lai tươi sáng hơn, khả năng biến đổi và thích ứng tốt hơn.
Sự học (rộng hơn nữa là quá trình nhận thức ) là để phục vụ cuộc sống, vậy mục đích của học đại học cũng là đáp ứng cuộc sống nhưng nhằm thõa mãn cầu cao hơn, đạt tới những thang bậc giá trị xã hội vẻ vang hơn. Vì thế, đích của việc học đại học không tầm thường mà cao xa rộng mở. Nói tóm lại, học đại học là để có được một vị thế học vấn, khoa học, vị thế chính trị xã hội, ở tầm cao và vững chắc hơn. Theo tôi, đó là ý nghĩa đích thực căn bản của học đại học.
Để đạt tới đích này, đòi hỏi người học (=sinh viên) phải có nỗ lực, cố gắng để có tri thức chuyên sâu, am hiểu và khả năng cập nhật không ngừng, và có kỷ năng để làm việc trong chuyên môn đó, có khả năng giải quyết các bài toán chuyên môn một cách tổng hợp, khoa học.
Có thể, nhiều chuyên gia khác sẽ có thêm những câu trả lời, nhìn nhận khác nữa về học đại học, song với kinh nghiệm của một người thầy trên giảng đường, tôi được nêu lên mấy suy nghĩ như thế. Mong rằng, nó phản ánh được cái cốt của đại học, một bậc học gian lao, nhưng ngời sáng, vinh quang./.
Hà Nội, 02/04/2010
Mạn đàm về giải phóng phụ nữ
(Cám ơn N.H.Quỳnh đã cho tôi một ý tưởng để viết bài này)Chủ nhật, nhắn tin hỏi thăm người bạn cũ học cấp III, lâu ngày mới có dịp liên lạc, cuối tuần có rãnh rỗi và có gì vui không. Bạn nói: ngày nghỉ cánh con gái bọn tớ có nhiều việc phải làm lắm chứ vui vẻ nỗi gì. Nhìn từ vợ tôi, chủ nhật cũng bận bịu công việc. Đôi khi cũng sốt ruột vì không có nhiều thời gian cho con cái và gia đình. Tôi bảo, em làm vừa thôi, vợ lại nói: không làm lấy gì mà nuôi con. Bạn vợ tôi cũng thế, chồng mãi mê cho sự nghiệp khoa học, vợ năng động tháo vát, có những khi làm sổ sách tới 2h sáng, người gầy rạc đi. Quả thực, phụ nữ không giản đơn như đàn ông. Công việc bù đầu. Gia đình và con cái. Đàn ông làm viên chức như cánh tôi, chỉ biết thương vợ mà chẳng giúp được nhiều. Bởi thời tuổi trẻ, ai ai cũng có công việc riêng của mình, lo được thân mình là tốt rồi, thu nhập chẳng bao lăm, chẳng phải ai cũng đủ tài giỏi để có thể thuê ôsin để đỡ đần vợ, mà ôsin thì cũng chẳng làm thay vợ mình được những việc gần như đã thuộc về thiên chức phụ nữ chăm con,
Thế mới biết, sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp chẳng dễ dàng gì. Thế mới hay nhân loại lâu nay, tôn vinh và ngợi ca phụ nữ là hoàn toàn xứng đáng.
Lâu nay, đàn ông có thói quen tâm lý, cứ nghĩ mình là phái mạnh, mình làm toàn những việc to tát, còn phụ nữ là phái yếu, thì phải bếp núc, nữ công gia chánh. Nên sau công việc chính là đàn ông có thể đàn đúm, giao du, bù khú, thể thao. Còn phụ nữ thì chăm chắm về, lo toan bếp núc, gia đình. Để có được sự tự do ấy, đàn ông phải có bàn tay hữu hình lo toan gia đình mình là những người phụ nữ. Chẳng ngoa, đằng sau một người đàn ông thành đạt, có một bóng hồng đảm đang, tháo vát!
Lâu nay đàn ông nghĩ mình đang đứng trên ở những đỉnh cao về mọi phương diện, thì xin thưa, phụ nữ là bệ đỡ và là người bạn đồng hành.
Đàn ông luôn giành thế thượng phong, phụ nữ thường khiêm nhường đứng sau lưng họ, vì thế mà đàn ông luôn tự hào và tự tôn về giá trị của họ. Còn điều tự hào của phụ nữ tự hào và hạnh phúc là giúp chồng vẻ vang, thành đạt, nuôi con khôn lớn, thành tài.
Đàn ông đôi khi biết rằng, phụ nữ là đối tác nhưng đàn ông quen thói chinh phục và ngự trị nên khi phụ nữ hơn họ về những phương diện nào đó thì họ tỏ ra mất tự tin và đôi khi chính mất tự tin ấy mà họ tổn thương. Ví như trong thời đại mới, người phụ nữ rất tự chủ về tài chính và có khả năng làm ra nhiều tiền, nhiều người đàn ông tỏ ra ghen tị, thậm chí ấm ức sinh ra thói ích kỷ và gia trưởng. Đó là một trạng thái tâm lý mới rất thực. Cần phải rũ bỏ. Hoặc, một người phụ nữ quảng giao thành đạt về mặt xã hội, nhiều đàn ông ích kỷ, sinh ra nghĩ ngợi.v.v.
Lâu nay, người ta nói về bất bình đẳng giới và đòi hỏi xã hội phải giải phóng phụ nữ. Bởi từ lâu, phụ nữ đã chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh hơn nam giới. Nhưng phụ nữ chịu đựng hơn, nhận nhịn hơn và phụ nữ thành ra cũng tự ti mặc cảm hơn. Nên sức ỳ của sự giải phóng vẫn còn đó.
Trong thời đại ngày nay, nhận thức về vai trò của vị trí con người đã trở nên khác xưa. Đàn ông và phụ nữ đều là con người, đều là những nhân cách đáng trọng. Với tư cách là một công dân, họ đều bình đẳng trước pháp luật. Với tư cách là một động vật – người, họ đều có nhân quyền, một trong những quyền đó là quyền tự do hành động. Và với tư cách là một cá thể của xã hội công dân, họ có nhu cầu được tôn trọng, được làm chủ.
Thời đại học, thầy tôi, tiến sĩ Mỹ Phạm Thế Hùng, khi dạy chúng tôi có dẫn một câu ngạn ngữ của Pháp “Vợ chồng trọng nhau như khách” và tôi cũng đọc được câu này trong cái triết lý ứng xử của người Trung Quốc hiện đại “phu phụ tương kính như tân”. Hai câu nói ở hai nền văn hóa về ứng xử gia đình, quan hệ vợ chồng, đều đề cao sự tôn trọng. Suy rộng ra, về phương diện quan hệ giữa hai giới nam nữ, có lẽ cũng không nằm ngoài hai chữ tôn trọng. Có tôn trọng, trân trọng nhau, mới biết hành động chừng mực và có văn hóa. Nếu không có sự trân trọng sẽ đứng xô lệch và nhìn thiên kiến, khó có thể có sự cảm thông và chia sẻ hạnh phúc.
Viết đến đây, tôi lại nghĩ hạnh phúc về một phương diện nào đó là sự sẻ chia, vì không có sẻ chia sẻ không có vun đắp, chẳng có lâu đài hạnh phúc nào xây nên từ sự ích kỷ. Chỉ lo đến bản thân mình mà không sẻ chia, hạnh phúc chỉ là hạnh phúc không trọn vẹn.
Không còn nghi ngờ gì nữa, từ khi phụ nữ Chicagô đứng lên đòi bình quyền, thì giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp của nhân loại, đã làm, đang làm và còn phải làm. Tôi đồng tình với một quan điểm triết học từ Tây phương: sự nghiệp giải phóng phụ nữ là thước đo nền văn minh của một quốc gia.
Trong một chuyên đề giảng trước sinh viên về hôn nhân và gia đình, tôi thường hỏi các em rằng, vì sao chúng ta lại đặt vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sao không phải là nam giới. Và tôi đã nêu lên mấy khía cạnh về giải phóng phụ nữ:
- Giải phóng phụ nữ khỏi những thành kiến định kiến lâu nay về bất bình đẳng nam nữ; khỏi những nạn với phụ nữ như bạo hành…
- Giải phóng phụ nữ khỏi những công việc nội trợ, gia đình…choán hết thời gian công sức của phụ nữ;
- Giải phóng phụ nữ là để họ tự chủ gánh lấy những trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, tùy theo khả năng và sức lực của mình.
- Giải phóng phụ nữ cần có một cơ chế bình đẳng về cơ hội trong mọi phương diện.
Và tôi cũng cho rằng, để giải phóng hiện trạng phải bắt đầu từ sự giải phóng trong nhận thức về hiện trạng, đó kỳ thực là quan điểm của chủ nghĩa Mác chứ không của cá nhân tôi. Vì vậy, với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, trước hết, phải xóa bỏ những thành kiến, định kiến về phụ nữ, nhìn nhận mối quan hệ nam nữ một cách bình đẳng. Để giải phóng, phụ nữ về phương diện hành động, trước hết, theo tôi, cần phải giải phóng khỏi sự đè lấp bởi công việc. Sự rảnh rang về thời gian là cơ hội để họ tự giải phóng mình.
Đã lâu, tôi có đọc được trên báo, một nhà báo nước ngoài phỏng vấn một người có trọng trách ở hội phụ nữ Việt Nam mà tôi không nhớ chính xác tên, rằng trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, các chị đặt các ông năm giới ở đâu. Bà thưa rằng, cùng một chiến tuyến.
Vâng, có lẽ là vậy, giải phóng phụ nữ không phải là đối lập phụ nữ với nam giới mà là thuyết phục và kêu gọi nam giới chung tay gắng sức cùng phụ nữ. Trong mọi trận tuyến họ đều có nhau và sống chết vì nhau.
Kết thúc bài viết này, cho phép tôi nên lên một nhận thức rằng, e đã cũ nhưng tôi tin là nó vấn còn tính thời sự đối với nhiều người, rằng: Phụ nữ là một nửa thế giới, phụ nữ vừa là hậu phương và cũng là người ra trận, một người cùng ở chiến tuyến xây nên vinh quang và hạnh phúc của mọi xã hội, trong mọi thời đại./.
Hà Nội, 29/3/2010
HOÀI NIỆM BẠN CŨ
Sáng qua, đang chuẩn bị đồ đạc đi công tác thì bất ngờ nhận được điện thoại của Kim Oanh, lớp trưởng lớp cấp III. Đã hơn chục năm rồi mới có một sự kết nối bè bạn. Cuộc điện thoại với Oanh làm mình gợi nhớ về bạn bè cùng lớp học ngày đó, mình quyết định phải có thêm những cuộc kết nối. Qua KO, mình có thêm số điện thoại của Quỳnh, cũng một người bạn gái thân quý trong lớp cũ. Quả thực nghe giọng O va Q, bình thường mình không thể nhận ra các bạn qua giọng nói. Ngày ấy, các bạn là thiếu nữ xuân thì, còn bây giờ tất cả đã có gia đình, đã một vài đứa con. Chất giọng Nghệ trầm lắng hơn, già dặn lên theo năm tháng. Rất vui khi nghe các bạn, nghe rồi từ từ nhận ra chất giọng ngày xưa và vụt hiện lên trong tâm trí mình những tri giác về các bạn mình.
O và Q đều dong dỏng cao. O thì mảnh mai, còn Q thì chắc chắn hơn. Cả O và Q đều sôi nổi với bạn bè, mỗi người một vẻ nhưng đều sống có nội tâm sâu sắc. O từng là lớp trưởng, từng ngồi cùng bàn. Hoạt động các phong trào, còn Q thì chăm học và trầm hơn, khi cười để lộ ra chiếc răng khểnh, mà khỏi phải nói răng khểnh thì thường có duyên. Một thứ duyên vừa lộ vừa ngầm. Cả hai đều là dân thị xã ngày ấy. Mình là học sinh ở huyện lên. Có chút tự ti nhất định, nên cũng ít có điều kiện gặp gỡ gắn bó. Với O, nhớ nhất là một lần sinh nhật Oanh năm lớp 10, mình và các bạn có chúc mừng vào một buổi tối. Đó là lần đầu tiên mình tham dự một sinh nhật và hiểu thế nào là sinh nhật. Quỳnh nhà gần trường, có nhiều lần giúp mình trực nhật lớp và quan tâm đến mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhớ lúc mình đang học ĐH năm thứ 2, Bố mình mất, Quỳnh và một nhóm bạn thị xã có đến đưa tang chia buồn. Và thời đi học Đại học, mình và Thắng thi thoảng có ghé thăm Q. Và lần gặp cuối cùng là hè năm thứ II, đại học. Lần đó, Quỳnh và hình như có một người bạn nữ nữa tới thăm mình. Mình nhớ câu thơ Q ghi tặng mình trong một cuốn sổ tay, nét chữ rắn rõi, chân phương như con người của Q. Thế rồi từ đó bặt tin nhau.
Năm 2006, mình có viết một bài đăng trong cuốn: 60 năm trường Phan Đình Phùng, một chặng đường, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2006, nhân dịp kỷ niệm thành lập trường cấp III, mình có nhắc đến tên nhiều bạn cũ thân quý trong lớp. Sau lần đó, nhiều lần mình rất muốn kết nối với các bạn, nhưng bạn bè mỗi người một ngả không phải ai cũng nắm được thông tin về nhau, không phải ai cũng thân quý với người này như người kia… và mãi với công việc, học tập mình chưa liên lạc với các bạn. Mấy lần bảo Thắng, tra số nhưng Thắng cũng không làm được.
Lại nói về Thắng, Thắng là người bạn thân quý nhất của mình trong lớp học thời cấp III. Hai đứa có những khó khăn về hoàn cảnh sống, thân quý nhau, có những chia sẽ trong học tập và cuộc sống. Mãi mãi mình nhớ và ghi ơn gia đình Thắng. Bố mẹ cậu là những người tốt, giàu lòng nhân ái. Chỉ buồn khi Thắng đi học thì Mẹ cậu mất, cũng như mình, có lẽ đó là nỗi buồn đau đầu đời mà Thắng phải gánh chịu. Thắng là người có ý chí, sống nhiệt tình với bạn bè. Quyết tâm ôn thi lại, đỗ và lập nghiệp ở tận xứ sương mù Đà Lạt. Chỉ tiếc lần đi ĐL hè năm 2007, không có cách nào để liên lạc với Thắng gặp nhau trên xứ sở Cao Nguyên. Tết 2009 trước lúc lên xe, mình và Thắng có hẹn gặp nhau ở quán Cafe Hồ Bưu điện, nói dăm ba câu chuyện, chụp với nhau một tấm hình. Chân tình và quyến luyến. Thắng phát tướng trông thấy và mình thường nói đùa là trông ông giống như một giáo sư Nhật Bản. Từ đó, hai thằng mới liên lạc với nhau nhiều hơn. Tết 2010 vì lý do mất danh bạ, sự liên lạc có gián đoạn. Sau buổi tối nói chuyện với O và Q qua điện thoại, mình quyết định tìm lại cuốn sổ ghi chép cũ và liên lạc với ông bạn để chia sẽ khi trời đã chuyển sang đêm.
Thế đấy, bạn bè xưa cũ thân quý nhau xa nhau thường có nhu cầu liên lạc hoặc mạnh hoặc yếu, thế nào cũng có lúc. Mai cũng thế. Với Mai, mấy lần xin số định liên lạc thì Mai lại điện cho mình. Nói chuyện với nhau có đến hàng chục phút. Mai ngày xưa xinh đẹp nhưng trầm tĩnh, ít nói, vì thế bạn không nổi bật. Mình với Mai học với nhau thì ngày cấp I, II, đến cấp III học cùng lớp. Mai thường ngồi cuối lớp và mình thường ở trọ lại gần trường nên tụi mình ít nói chuyện với nhau. Rời cấp III, Mai học sư phạm Vinh, mình học tận Hà Nội. Hè và tết có đôi lần gặp nhau. Ra trường mình ở lại Bắc, Mai lấy chồng vào Nam, bẵng đi mười năm mới có một sự kết nối.
Nãy giờ, mình đang nói về những sự gắn kết lại những người bạn lớp cấp III, còn những bạn bè khác, những quan hệ học tập khác, cũng có liên lạc, ít nhiều tùy từng trường hợp.
Khi đi làm người ta có xu hướng gắn kết nhiều với đồng nghiệp, với những quan hệ có lợi cho mình, nhưng chắc ít ai quên cái thuở, cái thời xưa cũ ấy và cũng không nên quên vì đó là một phần hồn của mình. Có lúc, kỷ niệm chực sống dậy làm mát ngọt hồn ta. Việc liên lạc với O, Q làm mình nhớ đến một bài thơ mình đã sáng tác, nói về cái quan niệm nhân sinh ấy.
TRONG NHỊP THỜI GIAN
“Hoa quỳnh vẫn nở về đêm
Hương quỳnh vẫn ngát bên thềm nhân gian
Đất trời vũ trụ tuần hoàn
Ta đi trong nhịp miên man con người
Trải cùng dài rộng nước non
Ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn còn mê say
Tháng năm tươi mới hôm nay
Vẫn nguyên ký ức về ngày hôm qua
Xa rồi chưa hẳn đã xa
Lẩn lút kỷ niệm trong ta bà khói sương
Hạnh phúc trong cõi vô thường
Một trời thương mến vấn vương tâm hồn
Quê hương gốc rễ cội nguồn
Bạn bè cái thuở lưu khuôn mặt mình
Mãi mê trong cõi nhân sinh
Lòng xin tâm niệm ân tình sâu xa
Để khi ta với mình ta
Vẫn không đơn lẻ lạ xa con người”
(Hà Nội, Xuân 2010)
Những dòng trên đây là chút hoài niệm quá khứ trong một sáng đi công tác xa, sẽ là chưa thể đủ đầy để ”ôn cố”. Nhưng quả thực, trong ồn ã của cuộc sống hôm nay, mình vẫn đang sống với ngày hôm qua, với kỷ niệm. Đó là một trạng thái tâm lý rất thực, rất đời của con người. Với mình, những bạn bè đã gọi là thân quý, dù ở góc bể chân trời nào, mình vẫn nhớ. Hẳn là như thế!
Đoan Hùng, 6 sáng, 19/03/2010
O và Q đều dong dỏng cao. O thì mảnh mai, còn Q thì chắc chắn hơn. Cả O và Q đều sôi nổi với bạn bè, mỗi người một vẻ nhưng đều sống có nội tâm sâu sắc. O từng là lớp trưởng, từng ngồi cùng bàn. Hoạt động các phong trào, còn Q thì chăm học và trầm hơn, khi cười để lộ ra chiếc răng khểnh, mà khỏi phải nói răng khểnh thì thường có duyên. Một thứ duyên vừa lộ vừa ngầm. Cả hai đều là dân thị xã ngày ấy. Mình là học sinh ở huyện lên. Có chút tự ti nhất định, nên cũng ít có điều kiện gặp gỡ gắn bó. Với O, nhớ nhất là một lần sinh nhật Oanh năm lớp 10, mình và các bạn có chúc mừng vào một buổi tối. Đó là lần đầu tiên mình tham dự một sinh nhật và hiểu thế nào là sinh nhật. Quỳnh nhà gần trường, có nhiều lần giúp mình trực nhật lớp và quan tâm đến mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhớ lúc mình đang học ĐH năm thứ 2, Bố mình mất, Quỳnh và một nhóm bạn thị xã có đến đưa tang chia buồn. Và thời đi học Đại học, mình và Thắng thi thoảng có ghé thăm Q. Và lần gặp cuối cùng là hè năm thứ II, đại học. Lần đó, Quỳnh và hình như có một người bạn nữ nữa tới thăm mình. Mình nhớ câu thơ Q ghi tặng mình trong một cuốn sổ tay, nét chữ rắn rõi, chân phương như con người của Q. Thế rồi từ đó bặt tin nhau.
Năm 2006, mình có viết một bài đăng trong cuốn: 60 năm trường Phan Đình Phùng, một chặng đường, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2006, nhân dịp kỷ niệm thành lập trường cấp III, mình có nhắc đến tên nhiều bạn cũ thân quý trong lớp. Sau lần đó, nhiều lần mình rất muốn kết nối với các bạn, nhưng bạn bè mỗi người một ngả không phải ai cũng nắm được thông tin về nhau, không phải ai cũng thân quý với người này như người kia… và mãi với công việc, học tập mình chưa liên lạc với các bạn. Mấy lần bảo Thắng, tra số nhưng Thắng cũng không làm được.
Lại nói về Thắng, Thắng là người bạn thân quý nhất của mình trong lớp học thời cấp III. Hai đứa có những khó khăn về hoàn cảnh sống, thân quý nhau, có những chia sẽ trong học tập và cuộc sống. Mãi mãi mình nhớ và ghi ơn gia đình Thắng. Bố mẹ cậu là những người tốt, giàu lòng nhân ái. Chỉ buồn khi Thắng đi học thì Mẹ cậu mất, cũng như mình, có lẽ đó là nỗi buồn đau đầu đời mà Thắng phải gánh chịu. Thắng là người có ý chí, sống nhiệt tình với bạn bè. Quyết tâm ôn thi lại, đỗ và lập nghiệp ở tận xứ sương mù Đà Lạt. Chỉ tiếc lần đi ĐL hè năm 2007, không có cách nào để liên lạc với Thắng gặp nhau trên xứ sở Cao Nguyên. Tết 2009 trước lúc lên xe, mình và Thắng có hẹn gặp nhau ở quán Cafe Hồ Bưu điện, nói dăm ba câu chuyện, chụp với nhau một tấm hình. Chân tình và quyến luyến. Thắng phát tướng trông thấy và mình thường nói đùa là trông ông giống như một giáo sư Nhật Bản. Từ đó, hai thằng mới liên lạc với nhau nhiều hơn. Tết 2010 vì lý do mất danh bạ, sự liên lạc có gián đoạn. Sau buổi tối nói chuyện với O và Q qua điện thoại, mình quyết định tìm lại cuốn sổ ghi chép cũ và liên lạc với ông bạn để chia sẽ khi trời đã chuyển sang đêm.
Thế đấy, bạn bè xưa cũ thân quý nhau xa nhau thường có nhu cầu liên lạc hoặc mạnh hoặc yếu, thế nào cũng có lúc. Mai cũng thế. Với Mai, mấy lần xin số định liên lạc thì Mai lại điện cho mình. Nói chuyện với nhau có đến hàng chục phút. Mai ngày xưa xinh đẹp nhưng trầm tĩnh, ít nói, vì thế bạn không nổi bật. Mình với Mai học với nhau thì ngày cấp I, II, đến cấp III học cùng lớp. Mai thường ngồi cuối lớp và mình thường ở trọ lại gần trường nên tụi mình ít nói chuyện với nhau. Rời cấp III, Mai học sư phạm Vinh, mình học tận Hà Nội. Hè và tết có đôi lần gặp nhau. Ra trường mình ở lại Bắc, Mai lấy chồng vào Nam, bẵng đi mười năm mới có một sự kết nối.
Nãy giờ, mình đang nói về những sự gắn kết lại những người bạn lớp cấp III, còn những bạn bè khác, những quan hệ học tập khác, cũng có liên lạc, ít nhiều tùy từng trường hợp.
Khi đi làm người ta có xu hướng gắn kết nhiều với đồng nghiệp, với những quan hệ có lợi cho mình, nhưng chắc ít ai quên cái thuở, cái thời xưa cũ ấy và cũng không nên quên vì đó là một phần hồn của mình. Có lúc, kỷ niệm chực sống dậy làm mát ngọt hồn ta. Việc liên lạc với O, Q làm mình nhớ đến một bài thơ mình đã sáng tác, nói về cái quan niệm nhân sinh ấy.
TRONG NHỊP THỜI GIAN
“Hoa quỳnh vẫn nở về đêm
Hương quỳnh vẫn ngát bên thềm nhân gian
Đất trời vũ trụ tuần hoàn
Ta đi trong nhịp miên man con người
Trải cùng dài rộng nước non
Ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn còn mê say
Tháng năm tươi mới hôm nay
Vẫn nguyên ký ức về ngày hôm qua
Xa rồi chưa hẳn đã xa
Lẩn lút kỷ niệm trong ta bà khói sương
Hạnh phúc trong cõi vô thường
Một trời thương mến vấn vương tâm hồn
Quê hương gốc rễ cội nguồn
Bạn bè cái thuở lưu khuôn mặt mình
Mãi mê trong cõi nhân sinh
Lòng xin tâm niệm ân tình sâu xa
Để khi ta với mình ta
Vẫn không đơn lẻ lạ xa con người”
(Hà Nội, Xuân 2010)
Những dòng trên đây là chút hoài niệm quá khứ trong một sáng đi công tác xa, sẽ là chưa thể đủ đầy để ”ôn cố”. Nhưng quả thực, trong ồn ã của cuộc sống hôm nay, mình vẫn đang sống với ngày hôm qua, với kỷ niệm. Đó là một trạng thái tâm lý rất thực, rất đời của con người. Với mình, những bạn bè đã gọi là thân quý, dù ở góc bể chân trời nào, mình vẫn nhớ. Hẳn là như thế!
Đoan Hùng, 6 sáng, 19/03/2010
Sinh viên cần trang bị cho mình một phông văn hoá vững chắc- BV ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN TAP CHÍ THANH NIÊN
Sinh viên cần trang bị cho mình một phông văn hoá vững chắc Phạm Thạch Hoàng Sinh viên được xem là tinh hoa của xã hội, thuộc tầng lớp trí thức mà đặc điểm của trí thức là lao động trí tuệ cá nhân, làm việc độc lập và không ngừng sáng tạo, gắn với tư liệu sản xuất đặc thù nhất là tri thức. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, thế giới là vô tận vì thế nhận thức của con người là một quá trình không có điểm dừng. Mấy ai trong chúng ta đã hiểu đầy đủ, toàn vẹn và đúng đắn về thế giới rộng lớn?
Ấy thế mà nhiều sinh viên của chúng ta vẫn vỗ ngực tự hào là hiểu biết, là giỏi dang hoặc chỉ học chuyên môn trong giáo trình là đủ vì thế mà thiếu đi một văn hoá đọc, học hỏi hiểu biết thêm, hệ quả là sự hiểu biết rất hạn hẹp, nông cạn nói cách khác là chưa có được một phông văn hoá cần thiết. Văn hoá là một phạm trù rộng, cho đến nay mọi người về cơ bản tán thành với nhau định nghĩa về văn hoá của UNESCO rằng: văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, do con người và loài người sáng tạo ra trong lịch sử. Theo đó, văn hoá chỉ là một khái niệm có tính chất định tính nhưng có ngoại diên rộng bao trùm những giá trị thuộc về vật thể (tangible) và phi vật thể (intangible). Học tập là thâu nhận văn hoá, là tiếp thụ các giá trị và biến những giá trị đó toả sáng trong cuộc sống. Giá trị là nói đến khía cạnh tích cực, khía cạnh chính diện của sự vật mà chúng ta vẫn thường thâu tóm lại bằng cụm từ “chân- thiện – mỹ”. Chân là giá trị của khoa học, thiện là giá trị đạo đức, mỹ là giá trị của nghệ thuật. Đối với sinh viên, lao động trí tuệ là chính lẽ đương nhiên sẽ quan tâm nhiều đến giá trị chân, tức là tri thức đúng đắn, song không thể vì thế mà thờ ơ với các giá trị khác, trong khi sự phát triển và tiến bộ của bản thân và xã hội chỉ có được trên cơ sở sự hoà hợp của ba yếu tố đó. Học tập cũng là một dạng hoạt động vật chất có tính mục đích, lịch sử xã hội, khó có thể đạt tới giá trị của riêng mình nếu thiếu đi phông văn hoá. Phông văn hoá (có thể hiểu là những tri thức văn hoá cơ bản và cốt lõi) là cơ sở để con người tiếp nhận và sáng tạo văn hoá. Nếu bạn không có một phông văn hoá khoa học thường thức thì bạn không thể tiến lên những khám phá khoa học có giá trị hơn. Nếu bạn không có quan niệm đúng đắn về giá trị đạo đức cơ bản của con người khó có thể nói đến ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, bạn sẽ dễ lệch hướng trong hoạt động xã hội những hành vi của bạn sẽ không có lợi cho xã hội, trái lại, có khi mang đến tai hoạ cho người khác. Nếu bạn thiếu đi phông văn hoá thẫm mỹ bạn sẽ là con người quá ư đơn giản, khó cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống của nghệ thuật để làm cuộc sống của mình giàu có, phong phú hơn lên. Học vấn chỉ là một lát cắt văn hoá, học vấn là cái cốt lõi của văn hoá. Song, xung học vấn còn là văn hoá ứng xử, văn hoá con người. Nếu bạn chỉ chú trọng vào học tập trang bị tri thức khoa học mà không có phông văn hoá giao tiếp ứng xử, vốn sống, sự hiểu biết cần thiết ở những lĩnh vực khác, bạn sẽ rất khó hoà nhập với xã hội, trở thành người thành đạt được xã hội trân trọng. Do vậy, trong học tập, mỗi người sinh, thanh niên hãy cố gắng trở thành những chuyên gia, tức có tri thức sâu sắc, am hiểu và có khả năng giải quyết những công việc chuyên môn của mình, nhưng cũng cần có văn hoá rộng để cư xử với mọi người, mọi việc. Trong thực tế, có chuyện nhiều bạn sinh viên mù tịt về những kiến thức lịch sử, địa lý – nhận văn, văn hoá vùng – miền, tâm lý dân tộc, những vấn đề xã hội. Vì sao vậy? cũng không phải do các bạn dốt mà do không quan tâm, không chú tâm, không thấy được tầm quan trọng của những tri thứ đó, làm cho nhiều bạn trở thành những người ngờ nghệch, gây nên những câu chuyện buồn cười, phản cảm. Điều này có thể thấy khi chúng ta xem các chương trình vui chơi giải trí trên ti vi. Nhiều người nguỵ biện, giải trí miễn vui là được cần gì phải chuẩn. Nên biết rằng, vui chơi giải trí nào thì cũng phải có hàm lượng trí tụê, như thế mới là vui chơi giải trí của con người, mang tính người. Ngạn ngữ có câu rằng, càng học càng thấy dốt, câu đó tưởng chừng như phi lí, ở chổ tại sao càng học càng dốt, học càng dốt thì học để làm gì? nhưng không nó hoàn toàn có lý. Học là quá trình khám phá thế giới, sự hiểu biết của con người càng được mở ra thì thấy thế giới càng vô tận và ngay bản thân những điều chúng ta tưởng chừng như đã biết thì càng đi sâu vào vấn đề đó, chúng ta càng thấy hiểu biết ta là nông cạn. Bởi vậy, chừng nào các bạn thấy mình còn non kém thì chừng đó bạn sẽ có cơ hội tiến bộ, còn chừng nào thấy mình đã đủ thì tức làn bạn đã khép lại cánh cổng tri thức tuôn chảy về phía bạn. Một người muốn trở thành một học giả không phải đơn giản, không phải chỉ có trí thông minh thôi đâu mà đó là một quá trình công phu tích luỹ tri thức, không học hỏi, ngừng mài sắc trí tuệ và thúc đẩy sáng tạo. Những người thành đạt và hiểu biết đều thừa nhận điều đó. Câu chuyện về Đácuyn. Khi con trai nhà khoa học thấy cha vẫn miệt mài làm việc, liền hỏi: cha đã là bác học sao vẫn còn học. Đácuyn đáp: bác học không có nghĩa là ngừng học. Đácuyn nổi tiếng bởi thuyết tiến hoá, nhưng ông cũng đã nổi tiếng với tinh thần học tập và làm việc hăng say. Đó là một quan hệ nhân quả tốt đẹp. Còn bạn bạn tự thấy mình biết được bao nhiêu, phải chăng như thế là đã đủ? Ngồi trên ghế giảng đường có thiếu thốn về vật chất thật đấy, dòng chảy cuộc sống cứ tuôn đi với nhiều cám dỗ hối thúc bạn thì bạn cũng phải luôn ý thức tĩnh tâm để thâu nhận văn hoá, tạo lập cho mình một phông văn hoá rộng và chuyên môn sâu để thành đạt và trở thành trí thức chân chính theo đúng nghĩa của nó. Sinh viên Việt Nam chúng ta hãy tự nhận thấy mình chưa là gì so với xã hội, với thế giới rộng lớn để mà khiêm tốn học hỏi, để cố gắng nhiều hơn nữa, thành danh và thành tài đích thực
Ấy thế mà nhiều sinh viên của chúng ta vẫn vỗ ngực tự hào là hiểu biết, là giỏi dang hoặc chỉ học chuyên môn trong giáo trình là đủ vì thế mà thiếu đi một văn hoá đọc, học hỏi hiểu biết thêm, hệ quả là sự hiểu biết rất hạn hẹp, nông cạn nói cách khác là chưa có được một phông văn hoá cần thiết. Văn hoá là một phạm trù rộng, cho đến nay mọi người về cơ bản tán thành với nhau định nghĩa về văn hoá của UNESCO rằng: văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, do con người và loài người sáng tạo ra trong lịch sử. Theo đó, văn hoá chỉ là một khái niệm có tính chất định tính nhưng có ngoại diên rộng bao trùm những giá trị thuộc về vật thể (tangible) và phi vật thể (intangible). Học tập là thâu nhận văn hoá, là tiếp thụ các giá trị và biến những giá trị đó toả sáng trong cuộc sống. Giá trị là nói đến khía cạnh tích cực, khía cạnh chính diện của sự vật mà chúng ta vẫn thường thâu tóm lại bằng cụm từ “chân- thiện – mỹ”. Chân là giá trị của khoa học, thiện là giá trị đạo đức, mỹ là giá trị của nghệ thuật. Đối với sinh viên, lao động trí tuệ là chính lẽ đương nhiên sẽ quan tâm nhiều đến giá trị chân, tức là tri thức đúng đắn, song không thể vì thế mà thờ ơ với các giá trị khác, trong khi sự phát triển và tiến bộ của bản thân và xã hội chỉ có được trên cơ sở sự hoà hợp của ba yếu tố đó. Học tập cũng là một dạng hoạt động vật chất có tính mục đích, lịch sử xã hội, khó có thể đạt tới giá trị của riêng mình nếu thiếu đi phông văn hoá. Phông văn hoá (có thể hiểu là những tri thức văn hoá cơ bản và cốt lõi) là cơ sở để con người tiếp nhận và sáng tạo văn hoá. Nếu bạn không có một phông văn hoá khoa học thường thức thì bạn không thể tiến lên những khám phá khoa học có giá trị hơn. Nếu bạn không có quan niệm đúng đắn về giá trị đạo đức cơ bản của con người khó có thể nói đến ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, bạn sẽ dễ lệch hướng trong hoạt động xã hội những hành vi của bạn sẽ không có lợi cho xã hội, trái lại, có khi mang đến tai hoạ cho người khác. Nếu bạn thiếu đi phông văn hoá thẫm mỹ bạn sẽ là con người quá ư đơn giản, khó cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống của nghệ thuật để làm cuộc sống của mình giàu có, phong phú hơn lên. Học vấn chỉ là một lát cắt văn hoá, học vấn là cái cốt lõi của văn hoá. Song, xung học vấn còn là văn hoá ứng xử, văn hoá con người. Nếu bạn chỉ chú trọng vào học tập trang bị tri thức khoa học mà không có phông văn hoá giao tiếp ứng xử, vốn sống, sự hiểu biết cần thiết ở những lĩnh vực khác, bạn sẽ rất khó hoà nhập với xã hội, trở thành người thành đạt được xã hội trân trọng. Do vậy, trong học tập, mỗi người sinh, thanh niên hãy cố gắng trở thành những chuyên gia, tức có tri thức sâu sắc, am hiểu và có khả năng giải quyết những công việc chuyên môn của mình, nhưng cũng cần có văn hoá rộng để cư xử với mọi người, mọi việc. Trong thực tế, có chuyện nhiều bạn sinh viên mù tịt về những kiến thức lịch sử, địa lý – nhận văn, văn hoá vùng – miền, tâm lý dân tộc, những vấn đề xã hội. Vì sao vậy? cũng không phải do các bạn dốt mà do không quan tâm, không chú tâm, không thấy được tầm quan trọng của những tri thứ đó, làm cho nhiều bạn trở thành những người ngờ nghệch, gây nên những câu chuyện buồn cười, phản cảm. Điều này có thể thấy khi chúng ta xem các chương trình vui chơi giải trí trên ti vi. Nhiều người nguỵ biện, giải trí miễn vui là được cần gì phải chuẩn. Nên biết rằng, vui chơi giải trí nào thì cũng phải có hàm lượng trí tụê, như thế mới là vui chơi giải trí của con người, mang tính người. Ngạn ngữ có câu rằng, càng học càng thấy dốt, câu đó tưởng chừng như phi lí, ở chổ tại sao càng học càng dốt, học càng dốt thì học để làm gì? nhưng không nó hoàn toàn có lý. Học là quá trình khám phá thế giới, sự hiểu biết của con người càng được mở ra thì thấy thế giới càng vô tận và ngay bản thân những điều chúng ta tưởng chừng như đã biết thì càng đi sâu vào vấn đề đó, chúng ta càng thấy hiểu biết ta là nông cạn. Bởi vậy, chừng nào các bạn thấy mình còn non kém thì chừng đó bạn sẽ có cơ hội tiến bộ, còn chừng nào thấy mình đã đủ thì tức làn bạn đã khép lại cánh cổng tri thức tuôn chảy về phía bạn. Một người muốn trở thành một học giả không phải đơn giản, không phải chỉ có trí thông minh thôi đâu mà đó là một quá trình công phu tích luỹ tri thức, không học hỏi, ngừng mài sắc trí tuệ và thúc đẩy sáng tạo. Những người thành đạt và hiểu biết đều thừa nhận điều đó. Câu chuyện về Đácuyn. Khi con trai nhà khoa học thấy cha vẫn miệt mài làm việc, liền hỏi: cha đã là bác học sao vẫn còn học. Đácuyn đáp: bác học không có nghĩa là ngừng học. Đácuyn nổi tiếng bởi thuyết tiến hoá, nhưng ông cũng đã nổi tiếng với tinh thần học tập và làm việc hăng say. Đó là một quan hệ nhân quả tốt đẹp. Còn bạn bạn tự thấy mình biết được bao nhiêu, phải chăng như thế là đã đủ? Ngồi trên ghế giảng đường có thiếu thốn về vật chất thật đấy, dòng chảy cuộc sống cứ tuôn đi với nhiều cám dỗ hối thúc bạn thì bạn cũng phải luôn ý thức tĩnh tâm để thâu nhận văn hoá, tạo lập cho mình một phông văn hoá rộng và chuyên môn sâu để thành đạt và trở thành trí thức chân chính theo đúng nghĩa của nó. Sinh viên Việt Nam chúng ta hãy tự nhận thấy mình chưa là gì so với xã hội, với thế giới rộng lớn để mà khiêm tốn học hỏi, để cố gắng nhiều hơn nữa, thành danh và thành tài đích thực