Paxuho
Có một miền minh triết nhưng rất xa...!
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
HẰNG SỐ TÍNH CÁCH NGƯỜI XỨ NGHỆ TRONG BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC HỘI NHẬP
Bài đăng chuyên san KHXHNV Nghệ An số 8, tháng 11/2012.
Xem tại đây: http://www.mekongnet.ru; or at:
http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/hang-so-tinh-cach-nguoi-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap; http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1622_Hang_so_
tinh_cach_nguoi_xu_Nghe_trong_boi_canh_dat_nuoc_hoi_nhap.aspx
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/12/hang-so-tinh-cach-nguoi-xu-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap/
Xem tại đây: http://www.mekongnet.ru; or at:
http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/hang-so-tinh-cach-nguoi-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap; http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar1622_Hang_so_
tinh_cach_nguoi_xu_Nghe_trong_boi_canh_dat_nuoc_hoi_nhap.aspx
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/12/hang-so-tinh-cach-nguoi-xu-nghe-trong-boi-canh-dat-nuoc-hoi-nhap/
Hằng số tính cách người xứ Nghệ trong bối cảnh đất nước hội nhập
|
Ngày đăng tin : 1/10/2013. |
Xứ Nghệ là tiểu vùng văn hóa bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Con người xứ Nghệ có những nét tính cách nổi trội khó pha lẫn với bất kỳ một vùng miền nào của đất nước, điều này đã được không ít nhà nghiên cứu, nhà chính trị nhận định. Trong bài viết này, tác giả nêu lên một khía cạnh có thể coi là hằng số tích cách của người Nghệ, lý giải cơ sở nẩy sinh của những tính cách này và nhìn nhận khả năng biến đổi của tính cách Nghệ trong giai đoạn đất nước hội nhập quốc tế; đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị về phát huy phẩm chất tốt đẹp của người Nghệ trong bối cảnh ấy. |
Xứ Nghệ bao gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh, từ huyện Quỳnh Lưu ở phía Bắc cho tới Kỳ Anh ở phía Nam với chiều dài khoảng 200 km, tuy hai vùng hành chính khác nhau nhưng “xét về mặt văn hóa thì gộp lại làm một lại hợp lí hơn”; “... Nghệ An và Hà Tĩnh lại tuy hai mà một”(Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận, 1995, tr.129), một tiểu vùng văn hóa thống nhất. Kỳ thực, người Nghệ An và Hà Tĩnh trong nếp nghĩ và lối sinh hoạt hằng ngày ít khi có sự phân chia rạch ròi đâu là Nghệ An, đâu là Hà Tĩnh. Cũng có thể nói, đó là một ranh giới mờ. Trong bài viết này, chúng tôi cũng không có ý định tách bạch xứ Nghệ vì làm điều này là rất khó mà cố gắng nhìn nhận điểm chung thống nhất trong tính cách Nghệ đã được hình thành từ bao đời nay.
I. Một số nét tính cách ưu trội của người xứ Nghệ và cơ sở tự nhiên - xã hội tạo dựng nên những nét tính cách ấy
Dưới góc nhìn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa thì xứ Nghệ có nhiều điểm mạnh trong tính cách, nói rộng ra là nhân cách khó pha lẫn với một vùng miền nào khác của đất nước. Có ý kiến cho rằng, “nói đến xứ Nghệ, điều trước tiên không thể không nói tới là con người, một biểu hiện độc đáo và gây ấn tượng nhất” (Ngô Đức Thịnh, 2009, tr.194).
Cố học giả Đặng Thai Mai khi nói về con người Nghệ, nhận xét, người Nghệ “can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, và tằn tiện đến... cá gỗ!”(Đặng Thai Mai, 1960, tr.37). GS. Vũ Ngọc Khánh, một người con của chính đất Nghệ đã nghiên cứu người Nghệ và đưa ra những nhận định, đó là trong mỗi con người Nghệ có(1) “4 đặc điểm: (1) Có lý tưởng trong tâm hồn; (2) Sự trung kiên trong bản chất; (3) Sự khắc khổ trong sinh hoạt; (4) Sự cứng cỏi trong giao lưu”.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhìn nhận: “Có lẽ những người thông minh nhất và sâu sắc nhất thì Nghệ Tĩnh này là một nơi trung tâm”(7; tr.185). Còn cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu: “Con người Nghệ Tĩnh là vốn quý nhất của địa phương và của cả nước”(7; tr.18).
Trên đây là những cái nhìn khá căn bản của các nhà nghiên cứu, nhà chính trị về tính cách của người Nghệ. Đi vào chi tiết, chúng tôi nhận thấy người Nghệ có mấy điểm ưu trội như là hằng số văn hóa của người xứ Nghệ:
|
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012
Hạnh phúc
“...Hạnh phúc như ngọc ở trong đá.
Không đến với ai chỉ hời hợt đi qua
Hạnh phúc như mật trong hoa
Không có với ai không cần cù tìm lấy
Hạnh phúc nơi đây, hôm nay tôi thấy
Là ngọc trong đá, là mật trong hoa
Mà bạn tôi đã tìm ra
Bằng trái tim, bằng cuộc đời dâng tặng...”
(sưu tầm)
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012
Những cuộc gặp gỡ tại Hội thảo Việt Nam học lần IV
Mấy ngày Hội thảo, hai anh em đi với nhau, mình và anh Thaongsone đã chụp khá nhiều ảnh. Có những tấm hình kỉ niệm cho riêng mình và chụp được những tấm hình của mọi người được chia sẽ cùng mọi người.
Dự Hội thảo Việt Nam học năm 2012, mình có nhiều niềm vui: được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, được gặp lại thầy cô giáo cũ mình quý trọng thời đại học như Pgs.Ts. Nguyễn Quang Hưng, Pgs.Ts. Vũ Thị Phụng, Pgs. Vũ Quang Hiển..., có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu hết sức mới mẻ, thú vị.
Tại cuộc Hội thảo này mình đã gặp và chụp hình cùng nhà phân tích chiến lược nổi tiếng thế giới, Gs.Carl Thayer (Úc), chú Nguyễn Huy Hoàng- Ts văn học, nhà thơ; nói chuyện với các nhà khoa học như: Pgs, nhà văn Thành Duy, Pgs, nhà Nghệ học Ninh Viết Giao, Pgs. Ngôn ngữ học-Thư viện học Vương Toàn và nhiều học giả trẻ tham dự tiểu ban 15- tư liệu học, học thêm nhiều điều từ Gs.Ts. Hồ Sĩ Quý (Trưởng Tiểu ban 15).
chụp cùng Gs. Carl Thayer |
Trong dịp này mình được nhận 5 cuốn sách tặng từ các học giả. Pgs. Thành Duy tặng cuốn: "Danh ngôn Hồ Chí Minh", Nxb Văn học, 2011; Ts. Nguyễn Huy Hoàng với tuyển thơ "Một thời từng có", Nxb Văn học, 2012; 2 cuốn sách của anh Nguyễn Thế Phúc, ncs Triết học, bạn đồng môn tại Viện KHXH viết về tư tưởng Hồ Chí Minh và một cuốn sách của nhà xuất bản khoa học xã hội do BTC Hội thảo tặng.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Thông tin & sự phát triển của lý luận
Bài đăng tạp chí Lý luận Chính trị và truyền thông, số tháng 9/2012,
http://triethocvakhxhnv.blogspot.com
http://triethocvakhxhnv.blogspot.com
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012
Cùng Thaong Sone dự Hội thảo tại VOV
Bối cảnh thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Source: http://vnu.edu.vn |
Là chủ đề của Hội thảo Khoa học do Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lí luận chính trị, ĐHQGHN phối hợp với Hội đồng lí luận Trung ương, Chương trình KH&CN KX 04/11-15, Đề tài KX 04-20/11-15 tổ chức ngày 25/10/2012, tại Đài Tiếng nói Việt Nam. |
Hội
thảo nhằm góp phần làm rõ hơn những biến đổi, các đặc điểm và xu hướng
phát triển mới của thế giới hiện nay để từ đó nêu bật những vấn đề đặt
ra đối với tiến trình phát triển của Việt Nam. Hội thảo đã thu hút đông
đảo các nhà khoa học, giảng viên tham dự và tập hợp được gần 90 tham
luận tập trung vào các chủ đề như: phát bền vững trong bối cảnh mới của
thế giới, phát triển kinh tế, nguồn nhân lực, văn hóa, giáo dục trong
điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế...
Phát
biểu khai mạc, GS.TS Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lí luận Trung
ương, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lí luận Chính
trị, Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước KX 04-20/11-15 nhấn mạnh, thế giới mà
chúng ta đang sống là thế giới của những sự thay đổi lớn. Với những
thành tựu phi thường của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với
sự xuất hiện của kinh tế tri thức, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra
ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển
không ngừng. Mặt khác, với sự ra đời của Internet, các phương tiện
truyền thông,...thế giới dường như thu nhỏ lại, các đường biên giới quốc
gia mờ đi, sự di chuyển các nguồn lực, ý tưởng từ nước này sang nước
khác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thế giới trở nên bất định hơn,
trong khi mỗi quốc gia càng trở nên gắn kết hơn với bộ phận còn lại của
thế giới do đó càng bị chi phối nhiều hơn vào những sự kiện xảy ra bên
ngoài. Chính vì vậy, những đóng góp quý báu của các nhà khoa học hôm nay
sẽ có ý nghĩa lớn đối với những người nghiên cứu hoạch định chính sách,
các giảng viên trong và ngoài ĐHQGHN sẽ có được những bài giảng phong
phú hơn.
Tại
Hội thảo các đại biểu đã trao đổi, thảo luận dự báo về tình hình của
thế giới đương đại và trong tương lai sẽ tác động đến Việt Nam về các
lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục và
những thách thức đối với Việt Nam trong tương lai. Từ đó các nhà khoa
học đưa ra những giải pháp, chiến lược để vượt qua thách thức.
|
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
Nhớ quên!
Nhớ nhớ quên quên hết quên là nhớ
Hay hay dở dở, bỏ dở chọn hay
Nửa tỉnh nửa say hết say là tỉnh
Cả đời say tỉnh, cả đời nhớ quên
Có em cạnh bên anh say thành tỉnh
Điều hay anh nhớ, điều dở anh quên
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012
XA QUÊ
XA QUÊ
Paxu Hoàng
Làng quê và những hàng tre
Dòng sông và những trưa hè
Triền đê và những chiều về
Ru tôi sâu lắng hồn quê
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012
CÓ MỘT NHÀ TÙ NHƯ THẾ Ở SƠN LA
Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012
Ảnh đẹp trên quê hương Hà Tĩnh
Anh dep Que huong Ha Tinh
Posted on 27.04.2012. Filed under: ảnh |
0
0
Rate This
Chảy mãi tháng năm dòng sông bến bãi/
Ngân mãi tuổi thơ trong kí ức cuộc đời/
Ngân mãi tuổi thơ trong kí ức cuộc đời/
Cẩu nhục [paxuho]
Posted on 14.04.2012. Filed under: Tản mạn quanh đời |
0
0
Rate This
Mình thích thịt chó, nhất là thịt nấu theo phong cách quê hương xứ Nghệ. Thịt chó được thái miếng, nấu cùng riềng thái mỏng, có chè xanh, mật ong, mắm tôm, một vài gia vị nữa quyện vào nhau, đậy kín bắc lên bếp đá đun củi khô ngoài vườn. Mùi thịt chó ngầy ngậy, thơm thơm, đánh thức giác quan tận chân tơ kẻ tóc. Miệng nảy sinh phản ứng có điều kiện, chân cứ đi đi lại lại, đứng ngồi không yên, cảm giác chờ đợi thòm thèm!
Thích thịt chó nhưng không hiểu sao mình cứ ăn thịt chó vào là có “chuyện không may”, dù đầu tháng hay cuối tháng. Nhưng như một nhu cầu bản năng khó cưỡng, thèm thì vẫn ăn và sau những giây phút ẩm thực ngon lành ấy là cứ phân vân không yên tâm vì sợ xúi quẩy.
Bè bạn bảo: buôn không buôn, bán không bán việc gì phải kiêng!…Thế mà phải kiêng, nhất quyết nói không với thịt chó từ ngày 1- 15 âm lịch.
Thế rồi cứ đến cuối tháng lại làm dăm ba lạng thịt chó về nhà tự sướng. Được cái vợ cũng khoái thịt chó, và gần đây, chăm tìm hiểu nhiều thành ra nấu thịt chó ngon hơn, càng cổ vũ bữa ăn thịt chó trong mâm cơm gia đình.
Có một chị bạn cũng khoái ăn thịt chó, mỗi tội bao tử của chị thi thoảng không dễ chịu lắm để tiếp nhận món cẩu nhục mà chị thích. Mình đùa, có khi phải lập câu lạc bộ hỗ trợ những người thích thịt chó thôi! Chị bảo, em lập đứng lên thành lập đi, chị tham gia.
Dù sao, ai đã thích thì sẽ tìm cách vượt khó khăn để thưởng thức, dẫu thịt chó hay là gì đi chăng nữa. Thành ra mỗi năm, với người thích thịt chó ít nhất cũng 12 phiên cuối tháng. Lúc thì ở nhà, lúc thì ở quán, lúc vui gia đình, lúc tụ bè bạn. Mỗi nơi, mỗi lúc có thú vị riêng. Ai đó tự xếp mình vào những người thích thịt chó, cũng không phải là không ít tự hào, hội hè tí cũng vui, đôi khi vào quán thịt chó hội tụ nhấp chén rượu cay mà tỉ tê cùng nhau lại thấy ấm cúng, nhất là ngày đông giá rét. Thịt chó gặp trời rét cứ như cô gái đi buôn trúng chuyến. Thật là duyên may! Thật là tuyệt làm sao!
Thử hỏi cuộc đời sẽ ra như thế nào nếu phải mất đi cái cơ hội thưởng thức món ngon ở đời nhất là khi mà sống hiện đại, con người lại thích ăn truyền thống, có xu hướng quay về những dân giã, tự nhiên coi đó như là đặc sản và kiếm tìm. Thì thịt chó là một món truyền thống trong truyền thống ẩm thực hàng ngàn năm của người dân Việt. Thịt chó hiện diện khắp mọi miền quê Việt Nam, đa dạng, phong phú về cách chế biến. Người bình dân cho tới hạng sang đều đụng đũa.
Mấy câu thơ này, tặng chị bạn, tặng mình và những người thích thịt chó như một lời vịnh món khoái khẩu này, mong rằng thịt chó sẽ luôn là món ăn bổ dưỡng và mang lại niềm vui trần thế cho những người đã phải lòng với “cẩu nhục”: “Nếu một mai ta không ăn thịt chó
Tiếng lòng sôi réo rắt giục liên hồi
Không buồn được sao khi món thú vị trên đời
Lại chẳng được mảy may nếm, nhai hưởng thụ
Đời đã sống với muôn vàn vướng bận
Chút lòng, dồi cho đời nức vị hương
Ăn một miếng, rượu ngon một chén
Đời thêm vui, người khoan khoái thơm phần
Sao bỗng thấy: cuộc đời đáng sống!
Sống vì ngon và sống cũng vì vui
Thích thịt chó nhưng không hiểu sao mình cứ ăn thịt chó vào là có “chuyện không may”, dù đầu tháng hay cuối tháng. Nhưng như một nhu cầu bản năng khó cưỡng, thèm thì vẫn ăn và sau những giây phút ẩm thực ngon lành ấy là cứ phân vân không yên tâm vì sợ xúi quẩy.
Bè bạn bảo: buôn không buôn, bán không bán việc gì phải kiêng!…Thế mà phải kiêng, nhất quyết nói không với thịt chó từ ngày 1- 15 âm lịch.
Thế rồi cứ đến cuối tháng lại làm dăm ba lạng thịt chó về nhà tự sướng. Được cái vợ cũng khoái thịt chó, và gần đây, chăm tìm hiểu nhiều thành ra nấu thịt chó ngon hơn, càng cổ vũ bữa ăn thịt chó trong mâm cơm gia đình.
Có một chị bạn cũng khoái ăn thịt chó, mỗi tội bao tử của chị thi thoảng không dễ chịu lắm để tiếp nhận món cẩu nhục mà chị thích. Mình đùa, có khi phải lập câu lạc bộ hỗ trợ những người thích thịt chó thôi! Chị bảo, em lập đứng lên thành lập đi, chị tham gia.
Dù sao, ai đã thích thì sẽ tìm cách vượt khó khăn để thưởng thức, dẫu thịt chó hay là gì đi chăng nữa. Thành ra mỗi năm, với người thích thịt chó ít nhất cũng 12 phiên cuối tháng. Lúc thì ở nhà, lúc thì ở quán, lúc vui gia đình, lúc tụ bè bạn. Mỗi nơi, mỗi lúc có thú vị riêng. Ai đó tự xếp mình vào những người thích thịt chó, cũng không phải là không ít tự hào, hội hè tí cũng vui, đôi khi vào quán thịt chó hội tụ nhấp chén rượu cay mà tỉ tê cùng nhau lại thấy ấm cúng, nhất là ngày đông giá rét. Thịt chó gặp trời rét cứ như cô gái đi buôn trúng chuyến. Thật là duyên may! Thật là tuyệt làm sao!
Thử hỏi cuộc đời sẽ ra như thế nào nếu phải mất đi cái cơ hội thưởng thức món ngon ở đời nhất là khi mà sống hiện đại, con người lại thích ăn truyền thống, có xu hướng quay về những dân giã, tự nhiên coi đó như là đặc sản và kiếm tìm. Thì thịt chó là một món truyền thống trong truyền thống ẩm thực hàng ngàn năm của người dân Việt. Thịt chó hiện diện khắp mọi miền quê Việt Nam, đa dạng, phong phú về cách chế biến. Người bình dân cho tới hạng sang đều đụng đũa.
Mấy câu thơ này, tặng chị bạn, tặng mình và những người thích thịt chó như một lời vịnh món khoái khẩu này, mong rằng thịt chó sẽ luôn là món ăn bổ dưỡng và mang lại niềm vui trần thế cho những người đã phải lòng với “cẩu nhục”: “Nếu một mai ta không ăn thịt chó
Tiếng lòng sôi réo rắt giục liên hồi
Không buồn được sao khi món thú vị trên đời
Lại chẳng được mảy may nếm, nhai hưởng thụ
Đời đã sống với muôn vàn vướng bận
Chút lòng, dồi cho đời nức vị hương
Ăn một miếng, rượu ngon một chén
Đời thêm vui, người khoan khoái thơm phần
Sao bỗng thấy: cuộc đời đáng sống!
Sống vì ngon và sống cũng vì vui
Đừng quên nhé, hỡi người yêu thịt chó
Miếng thơm ngon đã dọn sẵn ra rồi
Nhậm từng ngụm trong tâm giao ứng đối
Nụ cười vui sẽ nở thắm môi tươi.
(TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI THÍCH THỊT CHÓ)
Miếng thơm ngon đã dọn sẵn ra rồi
Nhậm từng ngụm trong tâm giao ứng đối
Nụ cười vui sẽ nở thắm môi tươi.
(TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI THÍCH THỊT CHÓ)
Tản mạn ngày nghỉ Lễ
Tản mạn ngày nghỉ Lễ
Posted on 02.04.2012. Filed under: Tản mạn quanh đời |
0
0
Rate This
Tôi đi xa quê đã 15 năm trời. Bạn bè cùng lớp học thời phổ thông trung học ở Hà Nội chỉ có một đứa con gái nhưng không thân. Thi thoảng có đứa ra Hà Nội công tác, đứa gọi đứa không không phải lúc nào cũng gặp được. Vừa rồi bạn V.A. Tuấn ra học, mấy lần để chuẩn bị đi thăm bạn nhưng rồi lại bận bịu hoặc cũng chưa thăm được, cũng thấy thiếu sót. Định bụng tuần này chắc sẽ gặp bạn và cùng ngồi với thầy giáo cũ trò chuyện cùng nhau.
Thi thoảng bạn bè ở quê dăm ba đứa tụ tập cà fe cà pháo ở Hà Tĩnh cũng gọi điện hỏi thăm và có chút “trách” mình sao về quê không thăm nhau hoặc không gọi điện. Biết giải thích sao về sự thiết sót của mình. Cám ơn các bạn vẫn luôn nhớ đến mình. Mong có những dịp tái ngộ trong tinh thần và thời gian thoải mái được ngồi cùng nhau nhắc lại chút kĩ niệm xưa và câu chuyện cuộc sống hôm nay.
Thời gian trôi, và trôi nhanh đến nỗi nhìn lại ta đã thấy mình “già dặn” quá. Bạn bè cùng lớp cấp III có nhiều đứa vẫn chưa lấy vợ. Không biết thực tế cảm xúc như thế nào nhưng thấy đứa nào cũng lạc quan, điện thoại cười phớ lớ. Còn mình, nhà nghèo vượt khó, nhưng đã vợ 5 năm và song sinh 2 cách cách bốn tuổi rồi. Thế mà sống ở phố phường vẫn chưa có điều kiện an nhàn hay sự tiến bộ vượt bậc nào cao xa hơn ngoài ba chuyện đời thường cơm áo, gạo tiền, chuyên môn công việc và gia đình.
Năm con Rồng, dự báo là tốt cho người tuổi ngựa. Hi vọng và hi vọng. Tuổi ngựa gánh nặng đường xa đòi hỏi kiên nhẫn và quả cảm. Thành đạt như thế nào là một câu chuyện dài và những nấc thang không có bậc cuối. Nhưng mong rằng, mình sẽ thực hiện được những khát vọng ấp ủ nuôi dưỡng từ thời đi học. Những ước mơ, chẳng đỗi cao xa, nhưng với mình là cả một sự nỗ lực, viễn vượt lên chính mình.
Hà Nội. 2/4/2012.
Thi thoảng bạn bè ở quê dăm ba đứa tụ tập cà fe cà pháo ở Hà Tĩnh cũng gọi điện hỏi thăm và có chút “trách” mình sao về quê không thăm nhau hoặc không gọi điện. Biết giải thích sao về sự thiết sót của mình. Cám ơn các bạn vẫn luôn nhớ đến mình. Mong có những dịp tái ngộ trong tinh thần và thời gian thoải mái được ngồi cùng nhau nhắc lại chút kĩ niệm xưa và câu chuyện cuộc sống hôm nay.
Thời gian trôi, và trôi nhanh đến nỗi nhìn lại ta đã thấy mình “già dặn” quá. Bạn bè cùng lớp cấp III có nhiều đứa vẫn chưa lấy vợ. Không biết thực tế cảm xúc như thế nào nhưng thấy đứa nào cũng lạc quan, điện thoại cười phớ lớ. Còn mình, nhà nghèo vượt khó, nhưng đã vợ 5 năm và song sinh 2 cách cách bốn tuổi rồi. Thế mà sống ở phố phường vẫn chưa có điều kiện an nhàn hay sự tiến bộ vượt bậc nào cao xa hơn ngoài ba chuyện đời thường cơm áo, gạo tiền, chuyên môn công việc và gia đình.
Năm con Rồng, dự báo là tốt cho người tuổi ngựa. Hi vọng và hi vọng. Tuổi ngựa gánh nặng đường xa đòi hỏi kiên nhẫn và quả cảm. Thành đạt như thế nào là một câu chuyện dài và những nấc thang không có bậc cuối. Nhưng mong rằng, mình sẽ thực hiện được những khát vọng ấp ủ nuôi dưỡng từ thời đi học. Những ước mơ, chẳng đỗi cao xa, nhưng với mình là cả một sự nỗ lực, viễn vượt lên chính mình.
Hà Nội. 2/4/2012.
CÓ MỘT NHÀ TÙ NHƯ THẾ Ở SƠN LA
[ TRANG THƠ /poem page ] 04 October, 2009 11:32:: Lần xem (39)
Đoàn chúng tôi thăm nhà tù Sơn la
Mang những bó hương viếng hồn người chiến sĩ
Nơi bêu đầu anh Đàm Văn Lý
Nơi Tô Hiệu hy sinh đào mãi ngát hương
Nhà tù cao dày như lô cốt
Bên song sắt đặc bốt gác đêm ngày
Chính tại nơi đây
Đã hun đúc bao ngọn lửa
Sáng mãi non cao
Hào khí vút trời xanh
Chí của các Anh
Dời non lấp biển
Hầm cọp kia không khuôn nỗi trái tim người
Những muỗi rừng dày đặc mười mươi
Không thiêu đốt được chí khí người cách mạng
Sống, đấu tranh vì non sông xán lạn
Có huy hoàng nào mà không nếm trải khổ đau
Chúng tôi bỗng thấy mình bé nhỏ
Không phải vì tường xám xịt đọa đày
Mà vì nơi đây đã vun chí cao dày
Gương sáng trung kiên muôn đời còn soi tỏ
Vết tích còn đó
Mãi với nhân gian
Đời cách mạng gian nan
Mà lòng luôn cứ ngập tràn niềm tin
Tôi lặng lẽ cúi đầu
Phút suy tưởng về Đài Độc Lập
Có viên gạch nhà tù sơn La rớm máu
Có trái tim anh Lò Văn Giá hy sinh
Rời Sơn La lòng ai cũng đinh ninh
Có một nơi như thế trên quê mình Việt Nam.
Mang những bó hương viếng hồn người chiến sĩ
Nơi bêu đầu anh Đàm Văn Lý
Nơi Tô Hiệu hy sinh đào mãi ngát hương
Nhà tù cao dày như lô cốt
Bên song sắt đặc bốt gác đêm ngày
Chính tại nơi đây
Đã hun đúc bao ngọn lửa
Sáng mãi non cao
Hào khí vút trời xanh
Chí của các Anh
Dời non lấp biển
Hầm cọp kia không khuôn nỗi trái tim người
Những muỗi rừng dày đặc mười mươi
Không thiêu đốt được chí khí người cách mạng
Sống, đấu tranh vì non sông xán lạn
Có huy hoàng nào mà không nếm trải khổ đau
Chúng tôi bỗng thấy mình bé nhỏ
Không phải vì tường xám xịt đọa đày
Mà vì nơi đây đã vun chí cao dày
Gương sáng trung kiên muôn đời còn soi tỏ
Vết tích còn đó
Mãi với nhân gian
Đời cách mạng gian nan
Mà lòng luôn cứ ngập tràn niềm tin
Tôi lặng lẽ cúi đầu
Phút suy tưởng về Đài Độc Lập
Có viên gạch nhà tù sơn La rớm máu
Có trái tim anh Lò Văn Giá hy sinh
Rời Sơn La lòng ai cũng đinh ninh
Có một nơi như thế trên quê mình Việt Nam.
Sơn La- Hà Nội 7.2009
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012
Nhớ- quên!
XHH: Cái sự quên và nhớ, là sự thật hiển nhiên không ai lảng tránh được. Cũng có cái quên có thể là do tuổi tác nhưng cũng có thể vì do tính hay quên. Đôi khi, có ai đó tự trách mình: già rồi thành ra chóng quên! có khi đấy là một cách nói đáng yêu về những điều thoáng chốc quên vì thực ra với việc đó/sự kiện đó, với họ chẳng có gì quan trọng lớn lao để buộc phải nhớ. Trong cuộc đời, ai cũng có những lần quên và nhiều lần đã nhớ!. Cái nhớ cái quên cứ theo mỗi chúng ta suốt hành trình cho đến khi ta chìm sâu vào giấc ngủ ngàn năm (lúc ấy còn nhớ hay quên, có Chúa mới biết!). Quan trọng trong khi sống là ý thức được điều gì cần nhớ, điều gì nên quên. Có những cái quên trong ý nghĩ nhưng chắc sẽ mãi nhớ trong tiềm thức, có lúc nào đó bỗng vụt hiện hoặc là day dứt hoặc là dịu đẹp ngọt ngào trong nỗi lòng mình. Và thường thì nỗi nhớ xúc cảm vẫn thường lâu quên hơn là điều cố để nhớ. Nhớ là sống mà quên cũng là sống, âu cũng là biện chứng của cuộc sống này.
Nhớ nhớ quên quên hết quên là nhớ
Hay hay dở dở, bỏ dở chọn hay
Nửa tỉnh nửa say hết say là tỉnh
Một đời say tỉnh, cả đời nhớ quên
Có em cạnh bên anh say thành tỉnh
Điều hay anh nhớ, điều dở thành quên
Nhớ nhớ quên quên
Nỗi nhớ không tên, bỏ quên chọn nhớ
Bỏ quên gửi gió, giữ nhớ cho mình
Đất trời mênh mông, muôn vàn quên nhớ
Sự đời hay dở, muôn người nhớ quên!
Hà Nội, 10/2012
Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012
Lắng nghe những ý kiến của trí thức Việt Nam ở nước ngoài [Bút danh Phạm Huân Hoàng, Tạp chí Khoa học va Tổ quốc, 4.2012]
Lắng nghe những ý kiến của trí thức Việt Nam ở nước ngoài [Bút danh Phạm Huân Hoàng, Tạp chí Khoa học va Tổ quốc, 4.2012]
Posted on 05.06.2012. Filed under: Khác |
Ý tưởng để tôi bắt đầu bài viết này là gần đây tôi được đọc nhiều bài viết của các trí thức Việt Nam ở nước ngoài đăng trên các báo và tạp chí như Tia sáng, Diễn đàn Doanh nghiệp, Việt Namnet, Lao động…tiêu biểu như Ngô Vĩnh Long, Vũ Quang Việt, Vũ Thanh Khương, Cao Huy Thuần, Trần Quang Thọ,…họ là những tác giả, những trí thức nhà khoa học có tên tuổi trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…đã có nhiều năm sống và làm việc ở các môi trường học thuật khoa học ở các nước tiên tiến trên thế giới. Họ có một tâm nguyện đáng quý là đều muốn đất nước có cơ hội phát triển đi lên, điều đó được thể hiện qua các bài viết hết sức tâm huyết và chứa đầy chất trí tuệ, nhân văn của chính họ trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống trong nước. Ý tưởng thứ hai là gần đây, tôi được đọc một bài viết về giáo dục của GS. Phan Đình Diệu, được đăng tải trên trang www.chungta.com ngày 26.2.2008, gần cuối bài GS có viết “tôi chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của các nước, nhưng tôi nghĩ rằng trong vài ba năm qua với nhiệt tình đóng góp vào công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, nhiều anh chị em khoa học, giáo dục đang làm việc trong nước cũng như nước ngoài đã và đang tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tâm huyết, nếu được tiếp thu và xem xét một cách trân trọng thì chắc cũng cho ta nhiều gợi ý quý giá cho công cuộc cải cách giáo dục cho chúng ta”. Đây là một bài viết về giáo dục, gs Diệu đề cập nhiều đến vấn đề giáo dục song tôi cho rằng không chỉ dừng lại ở giáo dục mà rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói của giới trí thức trong nước cũng như nước ngoài. Đó cũng là một cách tốt để cầu thị vì một sự phát triển tiến bộ. Hiện nay trí thức việt Nam làm việc ở nước ngoài chiếm một tỉ lệ khá lớn. Họ nổi danh trên nhiều lĩnh vực, được bạn bè quốc tế đánh giá cao và vị nể. Nhiều người được bước vào viện hàn lâm, các tổ chức khoa học, giáo dục của các nước với những danh vị và công trình tầm cỡ. Tuy nhiên đó không phải là chủ đề tôi muốn nói. Vấn đề ở đây nên nhìn nhận như thế nào về những ý kiến đóng góp của người Việt từ bên ngoài và làm thế nào để tận dụng được những ý kiến này vào phát triển chấn hứng đất nước. Cần phải thấy rằng, những trí thức Việt Nam thành danh ở nước ngoài hầu hết đều có một tấm lòng ái quốc, muốn đem kiến thức và suy nghĩ của mình để phục vụ quê hương đất nước. Nhưng vì sống xa quê, điều kiện trong nước không cho phép đáp ứng các nhu cầu công việc của họ nên họ chỉ có thể mong ngóng trải lòng về quê hương qua trang giấy, bài viết gửi gắm những nỗi niềm suy tư, những ý kiến đóng góp trên phương diện chuyên môn và cả những lĩnh vực mà họ quan tâm. Vì thế, tôi nghĩ họ rất mong được lắng nghe và quan tâm. Thực ra đó là cách bày tỏ tấm lòng với quê hương, với tổ nguồn, với nơi chon rau cắt rốn, với nhân dân. Họ nói và viết với cái tâm, cái tình của người con xa quê hướng về đất mẹ và cái trí, cái khí của kẻ sĩ trước tình hình đất nước nhân dân. Thứ hai, những nhà khoa học, những trí thức Việt Nam phần lớn được đào tạo ở các nước có nền giáo dục, khoa học tiên tiến. Bản thân họ đã có những năm hoạt động với nhiều kinh nghiệm quý báu từ bên ngoài, họ rất muốn được chia sẽ với trong nước, được lắng nghe để họ có thể góp phần xây dựng quê hương đất nước, nhất là đối với những người đã hơn nửa đời người nay ngồi ngẫm lại, lòng hướng về cố quốc mà rưng rưng những ân tình báo đáp. Điều này rất là đáng quý, cái tâm thì đã rõ, nhưng quan trọng là cái trí, với kinh nghiệm và tri thức sâu rộng phong phú, với tầm nhìn quốc tế những ý kiến trí thức Việt Nam từ nước ngoài có cả bề rộng và chiều sâu học thuật có khả năng tin cậy và sử dụng. Những ý kiến của trí thức được lắng nghe… sẽ càng ngày nhân lên tinh thần đoàn kết và tạo ra nhiều cơ hội cho người Việt ở nước ngoài đem tài lực, vật lực trở về xây dựng quê hương đất nước. … Từ thực tế trên đây, tôi đề nghị: 1. Đảng, Chính phủ nên có một trang trên website của mình để thu hút và đăng tải những bài viết của những trí thức Việt Nam chân chính từ bên ngoài để mọi người có dịp công bố những ý kiến tâm huyết góp phần xây dựng đất nước. Trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin hóa thì gửi những ý kiến tài liệu qua mạng là cách cập nhật nhanh nhất, tiết kiệm nhất. 2. Trước những vấn đề lớn của đất nước nên có cuộc trưng cầu ý kiến của trí thức từ bên ngoài, vì đây là một bộ phận đặc biệt, có trí tuệ và sẵn sàng có những ý kiến xác đáng. 3. Nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc giao lưu trao đổi học thuật, để các trí thức Việt Nam thành đạt về nói chuyện, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp với chính phủ về các vấn đề quốc kế, dân sinh. Thi thoảng vào những dịp quốc lễ, đại lễ nên thiết lập cầu truyền hình mời các trí thức có tên tuổi giao lưu, trao đổi để người Việt Nam trong ngoài nước có dịp hiểu nhau và đoàn kết gắn bó gần gũi với nhau hơn. Làm được như thế chính sách chiêu hiền đãi sĩ của chúng ta sẽ phát huy tác dụng. Không chi kêu gọi được người tài trong nước mà còn kêu gọi được nhân sĩ ở nước ngoài về nước công tác phục vụ, tránh được tình trạng chảy máu chất xám ở lớp người trẻ. 4. Những phát biểu trên báo chí, website mặc dù là các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không phải ai cũng biết, ai cũng đọc, nên có một bộ phận thu thập theo dõi và có những nghiên cứu tổng hợp tới các cấp cao hơn như TU Đảng, Chính Phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Ủy ban người Việt Nam ở nước ngòai chịu trách nhiệm thu thập, tuyên truyền, cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần kẻ sĩ nói thẳng, nói thật, nói tâm huyết với quê hương đất nước… Sinh thời, Hồ chủ tịch rất coi trọng trí thức, người cũng rất coi trọng việc chiêu hiền đãi sĩ mà ngày nay chúng ta gọi là chính sách thu hút nhân tài. Dưới tấm lòng đức hạnh và trí tuệ sáng suốt đầy hấp dẫn của Hồ chủ tịch, nhiều nhân sĩ trí thức đã từ bỏ vinh hoa phú quý trời tây trở về theo cách mạng, giúp tổ quốc giúp đồng bào có những công lao to lớn, nhân dân ta mãi mãi khắc ghi như Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ…
Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012
Nghỉ lễ Quốc khánh 2012
03-09-2012
Mấy ngày nghỉ, tính về quê thăm bố vợ vài ngày thì vợ lại có một chương trình sớm hơn: cả nhà đi resort cùng công ty vợ tại chính quê vợ. Mình lưỡng lự rồi Ok. Đi khu du lịch Vân Long (Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Nình), cụ thể là Resort Lamerandal. Lần đầu tiên về resort ngay tại vùng đồng quê chiêm trũng, không gian yên tĩnh lạ thường. Toàn thấy màu xanh, cỏ và hoa. Cứ được chốn này mà sinh hoạt làm việc thì thành phố có là cái gì!
Hai cách cách thì có cảm giác không biết chán, thích bơi lội. Chỉ mỗi tội lên xe sợ say xe nên khóc, khiến bố mẹ kém vui.
Sáng 1/9 chuẩn bị xuống đò đi Long vân, thì gặp hai anh chị làm truyền hình Ninh Bình, họ đề nghị phỏng vấn về du lịch, sau một khoảng khắc lưỡng lự mình nhận lời. Cũng đã không ít lần đứng trước máy quay mà mình vẫn có cảm giác hồi hộp. Trả lời không chuẩn bị trước, e là không chuẩn nhưng mà cứ mạnh dạn nói những điều mình biết, mình cảm nhận và mình nghĩ.
Sau chuyến đi này, mình nghĩ, cố gắng để hằng năm được đi du lịch sinh thái, đến và khám phá những nơi như thế, cuộc sống thực sự trở nên nhẹ nhàng và cân bằng hơn.
HN 3/9/2012
Bế giảng lớp hội nhập quốc tế
Bế giảng lớp Hội nhập quốc tế năm 2012, được xướng tên là một trong 5 học viên xuất sắc được khen thường, mình hơi bất ngờ và có chút xốn xang. Đã lâu lắm mới có cảm giác được nhận phần thưởng học tập như ngày còn là học sinh, sinh viên đi học. Có lẽ, dù là ai, ở thời khắc nào, mỗi trong ta luôn có một cậu học trò.
HN, 22/7/2012
HN, 22/7/2012
Lòng yêu nước
PHẠM THẠCH HOÀNG *
Gần đây, trước những xuống cấp của giá trị văn hóa truyền thống trong nước, trước những mưu toan của bên ngoài về chủ quyền lãnh thổ, trước những thách thức của quá trình hội nhập, người Việt lại bàn nhiều về lòng yêu nước. Chỉ cần lướt qua những bài viết trên mạng, qua các comments trao đổi và nhiều bài viết của trí thức có thể nói lên điều này.
Những cuộc xuống đường trước biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang bị anh bạn láng giềng dòm ngó nhiều năm qua và đặc biệt là những hành động gần đây, khiến người ta có những ý kiến trái chiều nhau về lòng yêu nước. Hành động đó là yêu nước, hay lòng yêu nước đang bị lợi dụng, bị kích động!. Dù nhìn nhận thế nào, chủ quan thiên kiến, hay khách quan trung thực, thì bản chất lõi của giá trị yêu nước chỉ có một và chỉ có dân tộc đã bao phen đi qua nguy biến như dân tộc này mới thấm được, vì vậy, chính nhân dân của dân tộc sẽ là người cảm và hiểu rõ hơn ai hết.
Lòng yêu nước là một khái niệm đa nghĩa và phong phú. Đa nghĩa bởi đụng đến một phạm trù khá rộng lớn: Đất nước. Nhưng tóm lại, có thể hiểu: Yêu nước là tình yêu mến với quê hương, đất nước. Mà quê hương đất nước thì nhiều thứ lắm. Ví dụ: những băn khoăn của dân chúng về an toàn giao thông, bức xúc về đề an toàn môi trường sống, những lo lắng về biển đảo Tổ quốc… đều là những biểu hiện yêu nước. Do vậy, khó kể sao cho hết, đếm sao cho xuể những sự kiện và sự việc thể hiện lòng yêu nước, nhất là khi nó diễn ra lặng lẽ âm thầm. Chỉ biết rằng, tình yêu nước là một lẽ tự nhiên, không có biên độ nào để khuôn lòng yêu nước lại và chiều kích của tình yêu quê hương đất nước sâu thẳm diệu vợi đi suốt cuộc đời mỗi con người khó ai đếm đo cho nổi.
Có thể lên lớp nhau về lòng yêu nước không? Người ta có thể khuyên bảo nhau như một sự trao đổi thân tình về tình yêu quê hương, xứ sở. Người ta có thể bộc bạch cùng nhau nỗi niềm day dứt về đất nước quê hương. Chỉ ngần ấy thôi cũng đã tạo nên những hiệu ứng lan tỏa xúc cảm trong cộng đồng, trong những con người đã được đất nước hoài thai và nuôi nấng lớn khôn. Các nhà tư tưởng, nhà quản lý có thể định hướng lòng yêu nước, nhưng yêu nước là một giá trị tự thân, đôi khi phải có được bằng trải nghiệm cá nhân và kinh nghiệm dân tộc chứ không phải là giáo huấn sách vở thông thường mà người ta dễ dàng hiểu và chấp nhận được.
Dù đi góc bể chân trời, là người Việt, ai ai cũng mang trong mình một nỗi niềm quê hương xứ sở. Nỗi niềm ấy không còn là nỗi niềm cá nhân người Việt mà nỗi niềm của cả một cộng đồng, của nhân loại này. Đúng như Lênin đã nói: “là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của Tổ quốc biệt lập”.
Và không phải đợi đến đi đâu xa, ngay trên chính mảnh đất của mình sinh ra lớn lên, quen thuộc hàng ngày, con người ta vẫn bày tỏ cái tâm tình của mình khi cơ thể đất nước đang bị xâm hại, khi bản sắc quốc gia dân tộc đang bị lu mờ, khi mà những mặt trái thị trường đang làm vẩn đục những giá trị dân tộc ngàn đời được kết tinh qua nhiều thế hệ.
Bởi đơn giản là lẽ tự nhiên, tình yêu chính đáng, thì con người ta có quyền nói, có quyền yêu, có quyền thể hiện, miễn là không vi phạm những khuôn phép đạo đức và pháp lý. Sẽ thật là phi lý khi cấm đoán những nhu cầu chân chính ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tinh thần yêu nước cũng như thứ của quý, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Vậy nên, chúng ta khi đã thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị số một, xuyên suốt của dân tộc Việt Nam thì hãy để giá trị ấy tự thân tỏa sáng; khi đã nhận thức rằng, tinh thần yêu nước là động lực giúp dân tộc này vượt qua bao thăng trầm, thì hãy tiếp tục để nó tạo thành sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đi lên văn minh hiện đại và trường tồn.
Những trải nghiệm thời gian qua, phải công nhận một sự thực, trong dân chúng, lòng yêu nước vẫn sục sôi và sẵn sàng góp sức mình vào kiến tạo đất nước, bảo vệ những giá trị độc lập, tự do của Tổ quốc. Lòng yêu nước trước những thách thức mới, đang một lần nữa dâng lên đòi hỏi vượt qua những hạn hẹp của những toan tính ích kỉ, những hiểu biết thiển cận, tầm thường để tạo ra một sức mạnh vượt trội cho dân tộc này đi qua những thử thách của thời cuộc.
Vấn đề là, các nhà quản lý dân chúng, có phát huy và tận dụng được sức mạnh to lớn của lòng yêu nước hay không?
_________________
Thơ PXH
TRONG TIM ANH
ở góc khuất người đời dễ gì thấy được
Dòng máu hồng nuôi em trong lồng ngực
Em sống vĩnh hằng trong hữu hạn của trái tim
Hà nội, 2007.
Cảm tác Hạ Long
Ta xuống Quảng Ninh tìm về biển
Lòng như trải rộng tới trùng khơi
Trái tim yêu biển thêm mấy độ
Biển đẹp mênh mang những gọi mời
Nơi đây ta gặp những con người
Bừng lên khí sắc tuổi đôi mươi
Ta thấy dáng dấp thành phố trẻ
Như dáng rồng xưa đẹp tuyệt vời
Những vỉa than đen tự ngàn đời
Cho người thành phố những cơ ngơi
Than đen lấp lánh người lại rạng
Trên bao môi xinh những nụ cười
Thành phố đêm rằm rực ánh trăng
Ta nghe lồng ngực tràn căng khí trời
Mặn mòi vị khoáng nơi đầu lưỡi
Trên bè rượu sóng sánh chơi vơi
Ta bỗng thấy yêu thành phố biển
Ra về vương vấn đất trời Quảng Ninh
Hạ Long - Quảng Ninh 9.9.2006
Mùa xuân trong em
Tao nhã quá mùa xuân không bão gió
Mây vẫn bay lơ lững điểm thêm mưa
Mai tứ quý sắc vàng thơ
Giò phong lan mơ màng bên ô cửa
Em đến trường trong sắc xuân phơi phới
Nụ cười duyên câu chuyện cũng thêm duyên
Cậu bạn trai thường ngày mạnh mẽ
Hôm nay sao bỗng đứng tần ngần
Trống đã điểm thầy giáo già vào lớp
Tóc hoa râm bao khoan nhặt thời gian
Thầy đeo kính nghiêm trang trước bảng
Bài học đã sang trang mà như mới bắt đầu
Mùa xuân đến lòng em rất nhẹ
Như hư không thanh vắng chốn đồng quê
Rồi bỗng nhớ những kỉ niệm xưa con trẻ
Năm tháng đi qua năm tháng ấy không về
Đêm tháng giêng sương mưa bay thật khẽ
Em ngồi đây lòng thấp thoáng dáng quê hương.
Xuân 2007.PTH
Một bài thơ nhỏ, vạn niềm mong
Tặng Cháu Thiện,
Chú viết tặng Cháu bài thơ
Một bài thơ nhỏ vô bờ niềm mong
Mong Cháu học giỏi chăm ngoan
Không ngừng tiến bộ giỏi giang từng ngày
Sao cho để một mai này
Cháu sẽ khôn lớn thành người vẻ vang
Con đường phía trước thênh thang
Bao nhiêu gian khó, vinh quang cuộc đời
Cháu sẽ luôn tự mỉm cười
Vượt lên tất cả rạng ngời tổ tiên
Đôi chân chạm đến trăm miền
Thỏa lòng mong đợi của bố Kiền, mẹ Dung
Làm trai như bách, như tùng
Luôn luôn rắn rõi ung dung giữa đời
* * *
Mùa xuân Chú ước thật nhiều
Mong sao Cháu có thật nhiều ước mơ
Sáng trong những nét ngây thơ
Hồn nhiên con trẻ những giờ học vui
Cháu đạt vô số điểm mười
Có những kỷ niệm đẹp tươi tuổi hồng
Trong Cháu tuôn chảy Dòng sông
Dòng sông Khát vọng mênh mông đôi bờ
Hà Nội, xuân 2007.
Nghĩ về thầy xưa
Phạm Thạch Hoàng. GV ĐHLN
Nghề nghiệp nào cũng quý như nhau
Song nghề thầy được tôn vinh nhất
Hai chữ ‘tôn sư’ xưa như quả đất
Đọc lại mỗi lần mỗi thấy thâm sâu
Nhân sinh, công nuôi dưỡng lên đầu
Dạy em chữ nghĩa ơn sâu nhờ thầy
Giờ đây thầy chuyễn tóc mây
Em lên bục giảng làm thầy trang nghiêm
Bao nhiêu xúc cảm rộn ràng
Bao nhiêu câu hỏi còn vang thưở nào
Khó nhất câu hỏi ‘vì sao’
Bản chất khoa học phải “đào” tư duy
Em đi qua mấy mùa thi
Bao nhiêu cấp học bầt nghì đam mê
Giữa mưu sinh quá bộn bề
Mong thời gian rỗi về quê thăm thầy
Kẻo qua năm tháng hao gầy
Em về tìm lại thì thầy đã xa.
Hà Tây, 10.2004
* Đã đăng trên tc Người Hà Nội cuối tuần, 27.4.2006, số 17, tr.20.
HÀ NỘI THẾ RỒNG BAY
Ngày công bố chính thức Hà Nội mới, 01/8/2008
HÀ NỘI NGHÌN NĂM TUỔI
RỒNG VẪN VƯƠN MÌNH LÊN MÂY XANH
KHI XƯA VUA LÝ DỜI ĐÔ
RỒNG LINH ỨNG HIỆN HÌNH
NGHÌN NĂM TRÔI
RỒNG HÓA THÂN VÀO LỊCH SỬ
HUYỀN THOẠI MUÔN ĐỜI SỐNG MÃI
VỚI THỦ ĐÔ NƯỚC NON NÀY
RỒNG ĐÃ BAY LÊN TỰ NGÀN ĐỜI
RỒNG THIÊNG LINH KHÍ TỰ ĐẤT TRỜI
SẼ CÒN BAY NỮA LÊN CAO MÃI
BÁT NGÁT CAO XANH THỎA LÒNG NGƯỜI.
(PHẠM THẠCH HOÀNG)
DUYÊN NỢ CÙNG HÀ NỘI
Ai đã duyên nợ một lần cùng Hà Nội
Dẫu đi xa mà chẳng thể rời xa
Dùng dằng nhớ, mấy độ thương lỡ cỡ
Chân bước đi, hồn mơ được trở về
Tôi cũng vậy, một người yêu Hà Nội
Mỗi khi xa Hà Nội lại rất gần
Hà Nội với tôi, như muôn câu chuyện cũ
Tươi lại hôm nay thắp sáng góc hồn
Tôi đã đến ngụ lòng nơi Hà Nội
Hà Nội trong tôi cùng sống những ngày qua
Và tôi biết tôi sẽ yêu Thành phố
Trong vô lượng sát na tôi có mặt trên đời.
Hà Nội, 01.7.2010
Tên Người, niềm hạnh phúc
Hiện tôi đã có 4 bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh, 01 bài đã đăng trên tạp chí Thanh niên, 01 bài đăng diễn đàn datnghe.com, 01 bài đăng Bản tin ĐHLN và một bài nữa là đây. Hôm nay sinh nhật của Người, tôi đăng lên đây bài thơ này với một ước nguyện: theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định chúng ta sẽ có “độc lập”, “tự do”, xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh”.
Bài thơ dưới đây được viết nhân đọc tập thơ Thế giới viết về Người, Nxb Thanh niên, H, 1972. Tên Người, niềm hạnh phúc
Con đọc tập thơ thế giới viết về Người: Hồ Chí Minh
Những ân tình lắng sâu
Những ngôn từ mỹ lệ
Ngợi ca tôn kính. Nuối tiếc một con người
Cuộc đời Người là Ánh sáng
Tụ tinh túy đất trời
Tinh thần Người là cốt thép
Được luyện giữa cuộc đời
Trí tuệ Người như ngọc
Lấp lánh khắp muôn nơi
Con muốn viết về Người Bút thơ con bất lực
Con học cách suy tưởng
Trước tượng Người mênh mang
Con đọc lại vần thơ
Ngày Hôm qua ngợi ca
Bao vần thơ con chưa đọc
Đang viết về Người bao la…
“…Niềm thơ” cảm xúc tên Người
Tinh hoa cao đẹp cuộc đời là đây
Yêu thương như biển dâng đầy
Mãi niềm hạnh phúc đất này Việt Nam .
(Hà Tây, 10.2007)
____________
BÂNG KHUÂNG QUÊ BÁC
Tháng Năm là dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, tôi xin đăng tải lại bv đã lâu hiện đang được đăng trên tải datnghe.com.
Tháng 5 con về thăm xứ Nghệ
Nam Đàn đông như trẩy hội mùa xuân
Cháu con nô nức xa gần
Đang lặng lẽ bâng khuâng nhớ Bác
Con đặt chân lên hiên nhà thưở trước
Tìm dáng xưa trong hư ảo không gian
Giọng cô thuyết minh sâu lắng cắt ngang
Dòng suy tưởng đang chảy trong lồng ngực
“Chính nơi này Người đã được sinh ra
Trong thiếu thốn nhưng bao la tình mẹ”
Trái tim con run lên khe khẽ
Lồng ngực con như muốn vỡ oà
Dòng lệ ấm nồng chực trào ra
Giọng cô thuyết minh vẫn thiết tha
Đoạn kể về mẹ Loan khó nhọc
Đường kim mũi chỉ dệt mành tơ
Đêm đêm thức những canh giờ
Mà tim con se sắt vô bờ niềm thương
Ở tuổi đôi mươi
Người con gái Việt Nam đã lo toan nhẫn nại
Một tâm hồn hiền từ nhân ái
Đã sản sinh cho dân tộc một anh hùng
Dòng Lam giang không ngừng tuôn chảy
Xứ nghệ đã bao lần đổi thay
Mà sao con đến nơi này
Vẫn man mác bóng hình thời cuộc
Buổi lầm than đất nước
Buổi khó nhọc gian nan
Bao chứng tích thời gian
Vẫn còn đây hiển hiện
Vẫn hàng cau, giếng nước, mái nhà
Trầm mặc qua thời gian hơn trăm năm có lẽ
Ngôi nhà tranh đơn sơ đã đi vào trang sử
Bao cái tên người cũng đã thành bất tử với quê hương
Ngôi nhà đơn sơ vẫn ấm nóng tình Người
Một nét Riêng đã trở thành Chung vạn nẻo
Một nét khiêm nhường đã trở thành vĩ đại
Đi vào thơ, vào nhạc thấm muôn nơi
Tháng Năm sắc nắng vàng tươi
Sen ngát hương thơm toả ngợp vùng trời
Đến đây con hiểu thêm Người
Đến đây để sống cuộc đời đẹp hơn.
(Hà Tây, 2007)
Bài thơ dưới đây được viết nhân đọc tập thơ Thế giới viết về Người, Nxb Thanh niên, H, 1972. Tên Người, niềm hạnh phúc
Con đọc tập thơ thế giới viết về Người: Hồ Chí Minh
Những ân tình lắng sâu
Những ngôn từ mỹ lệ
Ngợi ca tôn kính. Nuối tiếc một con người
Cuộc đời Người là Ánh sáng
Tụ tinh túy đất trời
Tinh thần Người là cốt thép
Được luyện giữa cuộc đời
Trí tuệ Người như ngọc
Lấp lánh khắp muôn nơi
Con muốn viết về Người Bút thơ con bất lực
Con học cách suy tưởng
Trước tượng Người mênh mang
Con đọc lại vần thơ
Ngày Hôm qua ngợi ca
Bao vần thơ con chưa đọc
Đang viết về Người bao la…
“…Niềm thơ” cảm xúc tên Người
Tinh hoa cao đẹp cuộc đời là đây
Yêu thương như biển dâng đầy
Mãi niềm hạnh phúc đất này Việt Nam .
(Hà Tây, 10.2007)
____________
BÂNG KHUÂNG QUÊ BÁC
Tháng Năm là dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, tôi xin đăng tải lại bv đã lâu hiện đang được đăng trên tải datnghe.com.
Tháng 5 con về thăm xứ Nghệ
Nam Đàn đông như trẩy hội mùa xuân
Cháu con nô nức xa gần
Đang lặng lẽ bâng khuâng nhớ Bác
Con đặt chân lên hiên nhà thưở trước
Tìm dáng xưa trong hư ảo không gian
Giọng cô thuyết minh sâu lắng cắt ngang
Dòng suy tưởng đang chảy trong lồng ngực
“Chính nơi này Người đã được sinh ra
Trong thiếu thốn nhưng bao la tình mẹ”
Trái tim con run lên khe khẽ
Lồng ngực con như muốn vỡ oà
Dòng lệ ấm nồng chực trào ra
Giọng cô thuyết minh vẫn thiết tha
Đoạn kể về mẹ Loan khó nhọc
Đường kim mũi chỉ dệt mành tơ
Đêm đêm thức những canh giờ
Mà tim con se sắt vô bờ niềm thương
Ở tuổi đôi mươi
Người con gái Việt Nam đã lo toan nhẫn nại
Một tâm hồn hiền từ nhân ái
Đã sản sinh cho dân tộc một anh hùng
Dòng Lam giang không ngừng tuôn chảy
Xứ nghệ đã bao lần đổi thay
Mà sao con đến nơi này
Vẫn man mác bóng hình thời cuộc
Buổi lầm than đất nước
Buổi khó nhọc gian nan
Bao chứng tích thời gian
Vẫn còn đây hiển hiện
Vẫn hàng cau, giếng nước, mái nhà
Trầm mặc qua thời gian hơn trăm năm có lẽ
Ngôi nhà tranh đơn sơ đã đi vào trang sử
Bao cái tên người cũng đã thành bất tử với quê hương
Ngôi nhà đơn sơ vẫn ấm nóng tình Người
Một nét Riêng đã trở thành Chung vạn nẻo
Một nét khiêm nhường đã trở thành vĩ đại
Đi vào thơ, vào nhạc thấm muôn nơi
Tháng Năm sắc nắng vàng tươi
Sen ngát hương thơm toả ngợp vùng trời
Đến đây con hiểu thêm Người
Đến đây để sống cuộc đời đẹp hơn.
(Hà Tây, 2007)
Thơ: MIỀN TRUNG ƠI
Người ta bảo miền Trung túi bão
Những mùa đông chạy lụt phía ven đồi
Người ta cũng bảo miền Trung chảo lửa
Nắng như rang thiêu cháy một vùng trời
Người miền Trung nghìn năm vẫn thế thôi
Đi qua bão gió nắng nôi, đi qua bao kí ức và những niềm hy vọng
Và lòng dâng trào ngọn sóng
Sống dư ba trong thiếu thốn đời người
Trên đôi môi tươi nụ cười mỗi sáng
Như chưa từng muối mặn với gừng cay
Như chưa từng đắp đổi tháng ngày khoai với sắn
Như hôm nay đã vui khác lắm rồi
Tôi đi xa miền Trung
Tôi đã gặp bao con người tôi sống
Lòng đồng vọng
Cảm thức với miền trung
Sẽ chia đói nghèo gian khó
Sẵn chung tay với chảo lửa bão bùng
Tôi lớn lên từ miền Trung
Bao bạn bè tôi đi ra từ miền Trung
Hễ gặp nhau là hàn huyên đất Mẹ
Hễ gặp nhau là trọ trà trọ trọe
Bên nhau tay xiết chặt những vòng tay
Đau đáu quê hương đau đáu kiếp người
Không phải Phật mới trở thành cao cả
Không phải Chúa mới dựng đầu thánh giá
Hai chữ quê hương sâu nặng nghĩa tình
Hôm nay nghe tin từ miền trung
Nắng độ 40 da người săn lại
Những tế bào trở nên thẫm đen mai mái
Những đầu trẻ thơ khô tém nắng vàng trưa
Điện lại cắt luôn phiên trong nắng nỏ từng giờ
Sông khô cạn chỉ còn mạch nước ngầm lan toả
Cây đứng im dưới trời nắng loá
Gió chẳng cựa mình đủ mát thịt da
Ôi quê choa, quê choa!
Sông cạn đá mòn người quê choa muôn đời vẫn thế
Vững chãi hiên ngang cùng dâu bể
Bao bọc quê hương thương lấy chính mình
Ôi quê choa mãi đó một khối tình
Trong gian khó vẫn sẵn sàng chia sẽ
Trong gian khó lại càng yêu đất Mẹ
Dẫu có đi xa khắp bốn phương trời
Miền trung của tôi ơi
Tình yêu của tôi ơi!
Chung thuỷ sáng ngời trong năm tháng
Tôi hằng mơ về một tương lai xán lạn
Cho miền Trung trên chữ S Rồng bay!
Hà Nội, 3h45’ 18.5.2010
Những mùa đông chạy lụt phía ven đồi
Người ta cũng bảo miền Trung chảo lửa
Nắng như rang thiêu cháy một vùng trời
Người miền Trung nghìn năm vẫn thế thôi
Đi qua bão gió nắng nôi, đi qua bao kí ức và những niềm hy vọng
Và lòng dâng trào ngọn sóng
Sống dư ba trong thiếu thốn đời người
Trên đôi môi tươi nụ cười mỗi sáng
Như chưa từng muối mặn với gừng cay
Như chưa từng đắp đổi tháng ngày khoai với sắn
Như hôm nay đã vui khác lắm rồi
Tôi đi xa miền Trung
Tôi đã gặp bao con người tôi sống
Lòng đồng vọng
Cảm thức với miền trung
Sẽ chia đói nghèo gian khó
Sẵn chung tay với chảo lửa bão bùng
Tôi lớn lên từ miền Trung
Bao bạn bè tôi đi ra từ miền Trung
Hễ gặp nhau là hàn huyên đất Mẹ
Hễ gặp nhau là trọ trà trọ trọe
Bên nhau tay xiết chặt những vòng tay
Đau đáu quê hương đau đáu kiếp người
Không phải Phật mới trở thành cao cả
Không phải Chúa mới dựng đầu thánh giá
Hai chữ quê hương sâu nặng nghĩa tình
Hôm nay nghe tin từ miền trung
Nắng độ 40 da người săn lại
Những tế bào trở nên thẫm đen mai mái
Những đầu trẻ thơ khô tém nắng vàng trưa
Điện lại cắt luôn phiên trong nắng nỏ từng giờ
Sông khô cạn chỉ còn mạch nước ngầm lan toả
Cây đứng im dưới trời nắng loá
Gió chẳng cựa mình đủ mát thịt da
Ôi quê choa, quê choa!
Sông cạn đá mòn người quê choa muôn đời vẫn thế
Vững chãi hiên ngang cùng dâu bể
Bao bọc quê hương thương lấy chính mình
Ôi quê choa mãi đó một khối tình
Trong gian khó vẫn sẵn sàng chia sẽ
Trong gian khó lại càng yêu đất Mẹ
Dẫu có đi xa khắp bốn phương trời
Miền trung của tôi ơi
Tình yêu của tôi ơi!
Chung thuỷ sáng ngời trong năm tháng
Tôi hằng mơ về một tương lai xán lạn
Cho miền Trung trên chữ S Rồng bay!
Hà Nội, 3h45’ 18.5.2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)